Tình hình tăng huyết áp ở thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tthực trạng tuân thủ điều trị và các yếu tố ảnh hưởng ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế quận hải châu thành phố đà nẵng năm 2016 (Trang 28)

huyết áp tại Trung tâm Y tế quận Hải Châu

Tỷ lệ người bệnh THA tại thành phố Đà Nẵng dao động khoảng 30% qua khám sàng lọc các năm 2011-2013. Phân tích số liệu khám sàng lọc bệnh THA qua các năm 2010-2014 tại thành phố Đà Nẵng, cho thấy số người mắc bệnh THA chiếm tỷ lệ cao ở những gia đình có người mắc bệnh THA; bệnh THA đang ngày càng trẻ hoá, số người được phát hiện mới chiếm số lượng lớn nằm trong độ tuổi lao động; những người thường xuyên dùng rượu bia và các đồ uống từ cồn, thuốc lá có tỷ lệ THA cao hơn rất nhiều lần so với người không sử dụng. Từ năm 2010 đến nay, qua khám sàng lọc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng đã phát hiện và tư Nhân khẩu học

Lịch sử bệnh THA

Kiến thức tuân thủ điều trị THA

Hành vi nguy cơ

Liên quan đến phác đồ điều trị

Yếu tố hỗ trợ gia đình, xã hội, nhân viên y tế

Tuân thủ điều trị THA

vấn cho nhiều người bệnh mới bị THA, ngoài ra tại Trung tâm Y tế dự phòng có triển khai xét nghiệm và tư vấn THA cho khoảng 3000 lượt người mỗi năm [21].

Trung tâm Y tế quận Hải Châu là một đơn vị sự nghiệp y tế, hiện có một bệnh viện hạng 2 với quy mô 400 giường bệnh. Trong những năm qua Trung tâm Y tế quận Hải Châu luôn đảm bảo tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn quận và các quận lân cận, hàng năm Trung tâm y tế Hải Châu đều triển khai các kỹ thuật mới về mặt lâm sàng, cận lâm sàng để nâng cao chất lượng khám điều trị người bệnh, nâng cao trình độ chuyên môn của Y, Bác sĩ; đảm bảo sự hài lòng của người bệnh và góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Về công tác khám chữa bệnh, theo số liệu báo cáo của Trung tâm Y tế quận Hải Châu, trong năm 2016 có tổng số 367953 người bệnh đến khám ngoại trú, trong đó số lượng người bệnh tăng huyết áp đến khám và điều trị ngoại trú là 52047 ca, chiếm tỷ lệ 14,15%; cũng trong năm 2016 bệnh viện của Trung tâm Y tế quận Hải Châu có 14196 người bệnh điều trị nội trú, trong đó có 1010 người bệnh THA điều trị nội trú, chiểm tỷ lệ 7,11% [33]. Như vậy chúng ta nhận thấy, người bệnh THA chiếm tỷ lệ khá cao trong số người bệnh điều trị ngoại trú và điều trị nội trú. Tuy vậy chưa có một nghiên cứu nào tại Trung tâm Y tế quận Hải Châu để đánh giá tình trạng tuân thủ điều trị ở người bệnh tăng huyết áp, vì vậy nghiên cứu tuân thủ điều trị ở người bệnh THA là cần thiết để đánh giá tình hình điều trị ở người bệnh THA.

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Người bệnh tăng huyết áp trên 25 tuổi điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế Quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng.

- Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:

 Người bệnh đã đăng ký điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh của Trung tâm Y tế Quận Hải Châu.

 Đã điều trị tăng huyết áp trên 1 tháng.

 Có khả năng trả lời phỏng vấn.

 Đồng ý tham gia nghiên cứu. - Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng:

 Người bệnh đang điều trị nội trú.

 Từ chối tham gia nghiên cứu. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian: Từ tháng 4/2016 - 10/2016

Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu bằng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích 2.4. Chọn mẫu

2.4.1. Cỡ mẫu:

Được tính theo công thức của Fisher và cộng sự (1991): n =

Với:

+ n: cỡ mẫu

+ z1-α/2 = 1,96 với mức độ tin cậy 95% (α = 1- β = 1- 0.95 = 0,05)

+ p = 19,1% (tỉ lệ NB THA tuân thủ điều trị trong nghiên cứu của Phạm Gia Khải năm 1999 [10]).

+ q = 1 – p

+ d= 0,05: sai số cho phép ở mức 5%

Thay thế các giá trị: n = = 236

Vậy cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 236 người bệnh đang điều trị THA. Xem xét khả năng không trả lời 5% thì cỡ mẫu sẽ được làm tròn thành 250 người được tham gia nghiên cứu để bù trừ những trường hợp không trả lời.

2.4.2. Cách chọn mẫu

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn bằng cách rút thăm không hoàn lại. Chúng tôi chuẩn bị 250 phiếu được đánh số thứ tự từ 1 đến 250, chia cho 2 phòng khám Nội tim mạch mỗi phòng 100 phiếu, phòng khám Nội yêu cầu 50 phiếu. Dựa trên danh sách người bệnh tới khám bệnh trong sổ khám bệnh có số thứ tự mang số chẵn mà được chẩn đoán là THA đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu, chúng tôi cho bốc thăm phiếu để đưa vào nghiên cứu. Quá trình thu thập số liệu sẽ được thực hiện mỗi ngày tại phòng khám cho đến khi hết số phiếu đã phát ra.

2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu

2.5.1. Công cụ thu thập số liệu

Số liệu được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp người bệnh bằng phiếu phỏng vấn. Bộ công cụ được thiết kế dựa trên khuyến cáo về tuân thủ điều THA của WHO năm 2003 [53] và bộ câu hỏi của tác giả Ninh Văn Đông nghiên cứu về tuân thủ điều trị THA năm 2010 [7]. Các câu hỏi trong nghiên cứu được xây dựng, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đối tượng và địa điểm nghiên cứu, gồm các phần chính sau:

+ Phần 1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: từ câu 1 đến câu 8. + Phần 2: Đặc điểm về tình hình bệnh tật của ĐTNC: từ câu 9 đến câu 13. + Phần 3: Thông tin về tuân thủ điều trị bao gồm kiến thức về tuân thủ điều trị: từ câu 14 đến câu 22 và thực hành tuân thủ điều trị: từ câu 23 đến câu 36

+ Phần 4: Một số lý do ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị: câu 37 và câu 38 + Phần 5: Nguồn hỗ trợ người bệnh tuân thủ điều trị: câu 39 và câu 40

2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu

Tổ chức thực hiện thu thập số liệu: Việc tổ chức thu thập số liệu được thực hiện qua các bước sau:

+ Bước 1: Thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu: sau khi bộ câu hỏi được xây dựng xong, điều tra thử với 20 phiếu để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh bộ câu hỏi một cách phù hợp.

+ Bước 2: Tập huấn công tác điều tra: Điều tra viên gồm người làm nghiên cứu và 5 cộng tác viên (2 điều dưỡng viên của Trung tâm Y tế quận Hải Châu và 3 sinh viên điều dưỡng năm thứ 4 của Khoa Y Dược). Người làm nghiên cứu tập huấn các điều tra viên về mục đích của cuộc điều tra, các nội dung trong bộ câu hỏi, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phỏng vấn.

+ Bước 3: Tiến hành điều tra: Những người bệnh THA được đưa vào nghiên cứu được giới thiệu mục đích, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu. Nếu đồng ý, người bệnh ký vào bản đồng thuận (phụ lục 2) và được hướng dẫn các thông tin trong bộ câu hỏi (phụ lục 3). Điều tra viên sử dụng bộ câu hỏi trực tiếp phỏng vấn người bệnh, ghi chép một cách cẩn thận, đầy đủ.

+ Bước 4: Giám sát điều tra: Người thực hiện nghiên cứu trực tiếp giám sát, hỗ trợ giải quyết các thắc mắc và kiểm tra các phiếu sau mỗi buổi phỏng vấn.

2.6. Biến số nghiên cứu

Nội dung chi tiết các biến số nghiên cứu ở Phụ lục 1, bao gồm các nhóm biến số nghiên cưú sau: - Các nhóm biến số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân

- Nhóm biến số thông tin tiền sử bệnh của ĐTNC: tiến sử gia đình, thời gian mắc bệnh THA, mức độ THA, biến chứng của THA, bệnh kèm theo

- Nhóm biến số về kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh THA

- Nhóm biến số về thực hành tuân thủ điều trị THA bao gồm tuân thủ dùng thuốc, thực hiện chế độ đo HA, khám bệnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện thể dục, hành vi nguy cơ hút thuốc, uống rượu bia

- Nhóm biến số về các lý do ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị

- Nhóm biến số về nguồn hỗ trợ NB điều trị THA từ người nhà, cán bộ y tế

2.7. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp trong nghiên cứu huyết áp trong nghiên cứu

Kiến thức về tuân thủ điều trị THA và thực hành tuân thủ điều trị THA của ÐTNC được chia thành 2 mức đạt và không đạt theo quy uớc của chúng tôi sau khi đã tham khảo các nghiên cứu có liên quan như sau:

2.7.1 Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức tuân thủ điều trị tăng huyết áp

Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về tuân thủ điều trị bệnh THA gồm 9 nội dung trong 9 câu từ câu 14 dến câu 22.

Trong đó có câu hỏi nhiều lựa chọn và một lựa chọn và sẽ được tính điểm theo từng lựa chọn đúng, mỗi lựa chọn đúng sẽ được 1 điểm, lựa chọn sai sẽ được 0 điểm.

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức tuân thủ điều trị

Câu Kiến thức đúng Điểm Câu Kiến thức đúng Điểm 14 Chọn 1 1 19 Chọn 1 1 15 Chọn 1 1 20 Chọn 2,3,4,5 và không chọn 1 5 16 Chọn 3 1 21 Chọn 2,3,4 và không chọn 1 4 17 Chọn 1 1 22 Chọn 1 1 18 Chọn 1 1 Tổng điểm 16

Như vâỵ tổng điểm cho câu trả lời đúng là 16 điểm. Kiến thức đạt khi tổng số điểm của ĐTNC trả lời được từ 75% trở lên, tương ứng với số điểm ≥ 12, không đạt < 12 điểm.

2.7.2. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp

Phần thực hành tuân thủ điều trị của ĐTNC gồm 10 nội dung trong 10 câu 23, 25, 26, 27, 28, 30, 31, 32, 34, 35 có các câu hỏi nhiều lựa chọn và một lựa chọn và sẽ được tính điểm theo từng lựa chọn đúng, mỗi lựa chọn đúng sẽ được 1 điểm, lựa chọn sai sẽ được 0 điểm. Tính điểm ở từng câu.

Bảng 2.2. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành tuân thủ điều trị

Câu (nội dung) Thực hành đúng Điểm

25 Chọn 4 1 26 Chọn 1 1 27 Chọn 1 1 28 Chọn 2,3,4 và không chọn 1 4 30 Chọn 2,3,4,5 và không chọn 1 5 31 Chọn 2,3,4 và không chọn 1 4 32 Chọn 1 1 34 Chọn 1 hoặc chọn 2 1 35 Chọn 2 1 Tổng điểm 20

Như vâỵ tổng điểm cho câu trả lời đúng là 20 điểm. Thực hành đạt khi tổng số điểm của ĐTNC trả lời được từ 75% trở lên, tương ứng với số điểm ≥ 15, không đạt < 15 điểm. Đối với những ĐTNC không bị tác dụng phụ khi dùng thuốc thì không tính điểm câu 25, như vâỵ tổng số điểm cho câu trả lời đúng là 19 điểm. Thực hành đạt khi tổng số điểm của ĐTNC trả lời được trên 75%, tương ứng với số điểm ≥ 14,25 không đạt < 15 điểm nhưng chúng tôi tính số điểm là số nguyên nên những ĐTNC này cũng được xem là đạt thực hành khi có số điểm ≥ 15, không đạt ≤ 14 điểm. Như vậy ở tất cả ĐTNC thực hành tuân thủ điều trị đạt khi có tổng số điểm ≥ 15, không đạt < 15 điểm.

2.8. Phương pháp phân tích số liệu

Chuẩn bị: Kiểm tra lại toàn bộ các phiếu điều tra thu thập được, loại trừ các phiếu điền không đầy đủ.

Bước 1 - Nhập liệu: Toàn bộ số liệu thu thập được nhập liệu bằng phần mềm SPSS 16.0

Bước 2 - Làm sạch số liệu: Sau khi hoàn tất nhập liệu, các số liệu được làm sạch bằng và hiệu chỉnh các sai sót trong quá trình nhập liệu.

Bước 3 - Xử lý và phân tích số liệu: Các số liệu sau khi thu thập, được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0

Thống kê phân tích: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị THA bằng Sử dụng phép kiểm χ 2 với khoảng tin cậy 95%. Dựa trên kết quả phân tích hai biến, đưa các biến có mối liên quan vào mô hình hồi quy logistic để kiểm soát các yếu tố gây nhiễu.

2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Việc thực hiện nghiên cứu phải được thông qua và cho phép của Hội đồng đạo đức Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

Những người tham gia được thông báo về các mục đích và các nội dung của nghiên cứu, sự tham gia của ĐTNC là tự nguyện, nếu đồng ý tham gia, ký vào bản đồng thuận và họ có quyền từ chối tham gia hoặc rút khỏi nghiên cứu.

Quá trình thực hiện nghiên cứu này không ảnh hưởng đến tình trạng công việc của đối tượng nghiên cứu.

Tất cả các thông tin được giữ bí mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu 2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số

2.10.1. Hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu chỉ tiến hành tại Phòng khám ở Trung tâm Y tế Quận Hải Châu nên tính đại diện của nghiên cứu hạn chế về mặt phạm vi.

Công cụ nghiên cứu chủ yếu dựa vào bộ câu hỏi phỏng vấn, phụ thuộc nhiều vào kỹ năng phỏng vấn của người hỏi và khả năng người tham gia cung cấp những thông tin thiếu chính xác có thể xảy ra.

Việc đánh giá thực hành của ĐTNC cũng chỉ thông qua phiếu phỏng vấn mà không được chứng kiến nên đối tượng nghiên cứu có thể trả lời về hành vi của họ không như hoạt động thực tế. Điều đó dẫn đến đánh giá không chính xác và có thể dẫn đến sai số.

2.10.2. Biện pháp khắc phục sai số

Để khắc phục hạn chế chúng tôi tiến hành một số biện pháp sau: + Các khái niệm, thuật ngữ rõ ràng.

+ Thiết kế bộ câu hỏi dễ hiểu để đối tượng dễ trả lời.

vấn đề cần sửa chữa. Kết quả thử nghiệm được dùng để chỉnh sửa bộ câu hỏi cho phù hợp.

+ Trước khi phỏng vấn điều tra viên phải giải thích rõ mục đích và ý nghĩa để đối tượng nghiên cứu hợp tác đảm bảo được tính trung thực.

+ Nghiên cứu viên tham gia trực tiếp thu thập thông tin và thực hiện giám sát trong suốt quá trình thu thập số liệu.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Khám bệnh của Trung tâm Y tế quận Hải Châu, những người bệnh THA điều trị ngoại trú của Trung tâm Y tế đã tham gia trả lời phỏng vấn. Có 240 phiếu được đưa vào phân tích số liệu.

3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu

3.1.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học

Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 109 45,4

Nữ 131 54,6

Nhóm tuổi < 60 tuổi 87 36,2

≥ 60 tuổi 153 63,8

Trình độ học vấn Dưới trung học phổ thông 117 48,8

Từ trung học phổ thông trở lên 123 51,2

Tình trạng công việc

Đang đi làm (Công nhân, Nông dân, Buôn bán dịch vụ, cán bộ viên chức)

108 45

Hiện không đi làm (Nghĩ hưu,

nội trợ, ở nhà) 132 55,0

Tình trạng hôn nhân

Hiện không có vợ/chồng 39 16,2

Đang có vợ/chồng 201 83,8

Trong nghiên cứu, tỷ lệ nữ là 54,6% cao hơn nam giới chiếm 45,4%. Tuổi trung bình của ĐTNC là 63,43 ± 10,28 tuổi, tuổi thấp nhất là 37 và cao tuổi nhất là 91 tuổi, phần lớn người bệnh là từ 60 tuổi trở lên với tỷ lệ 63,8%.

Người bệnh có trình độ học vấn từ THPT trở lên chiếm 51,2%.

Tình trạng công việc hiện tại của ĐTNC là nghĩ hưu, ở nhà hay nội trợ chiếm tỷ lệ đến 55%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tthực trạng tuân thủ điều trị và các yếu tố ảnh hưởng ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế quận hải châu thành phố đà nẵng năm 2016 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)