Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tthực trạng tuân thủ điều trị và các yếu tố ảnh hưởng ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế quận hải châu thành phố đà nẵng năm 2016 (Trang 77 - 100)

Nghiên cứu của chúng tôi là một nghiên cứu cắt ngang, mô tả nên suy luận nhân quả trong bàn luận còn hạn chế. Mặt khác nghiên cứu về tuân thủ điều trị THA nói chung ở trong nước chưa nhiều mà chủ yếu nghiên cứu về tuân thủ dùng thuốc nên việc so sánh với các nghiên cứu khác, với nhiều địa phương khác còn hạn chế.

Trong nghiên cứu để đánh giá về thực hành tuân thủ điều trị THA chúng tôi chỉ dựa trên trả lời chứ không quan sát trực tiếp thực hành của người bệnh do vậy người bệnh có thể trả lời về việc thực hiện không như hoạt động thực tế, khả năng người bệnh cung cấp những thông tin thiếu chính xác là có thể xảy ra..

Công cụ nghiên cứu là bộ câu hỏi, phụ thuộc nhiều vào kỹ năng phỏng vấn của người hỏi. Người phỏng vấn là CBYT do đó việc trả lời của người bệnh có thể nể nang, sợ mất lòng dẫn đến việc trả lời thiếu chính xác vì vậy có thể sai lệch thông tin.

Nghiên cứu thực hiện tại Trung tâm Y tế quận Hải Châu, thời gian ngắn nên chưa thực sự đại diện cho tất cả người bệnh THA trên thành phố Đà Nẵng, tuy nhiên cũng đem lại một cái nhìn chung về tình hình điều trị THA tại địa phương.

Nếu có điều kiện chúng tôi sẽ thực hiện nghiên cứu trong một khoảng thời gian dài hơn, với nhiều địa điểm khác nhau trong thành phố Đà Nẵng khi đó chắc chắn sẽ có giá trị cao hơn nữa trong việc đánh giá sự tuân thủ điều trị của người bệnh, tiến tới thực hiện nghiên cứu biện pháp cải thiện mức độ tuân thủ điều trị và đánh giá mức độ kiểm soát huyết áp trên người bệnh.

KẾT LUẬN 1. Mức độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp 1.1. Kiến thức tuân thủ điều trị tăng huyết áp

Tỷ lệ đạt kiến thức về tuân thủ điều trị THA là 55,8% và còn đến 44,2% không đạt kiến thức về tuân thủ điều trị.

1.2. Thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp

Tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị THA là 48,3%, tỷ lệ không tuân thủ điều trị THA là 51,7%.

Có 68,3% người bệnh thực hiên uống thuốc liên tục và lâu dài. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ điều trị

Có mối liên quan giữa yếu tố giới tính, tuổi, trình độ học vấn, biến chứng của THA, tác dụng phụ do sử dụng thuốc và kiến thức tuân thủ điều trị với thực hành tuân thủ điều trị, cụ thể như sau:

Người bệnh nữ có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao gấp 8,8 lần so với nam giới. Người bệnh từ 60 tuổi trở lên có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao gấp 3,5 lần so với người bệnh dưới 60 tuổi.

Người bệnh có trình độ học vấn từ THPT trở lên có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao gấp 22,5 lần so với người bệnh có trình độ học vấn dưới THPT.

Người bệnh đã bị biến chứng của THA có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao gấp 26,7 lần so với người bệnh chưa từng bị biến chứng.

Người bệnh không bị tác dụng phụ do uống thuốc điều trị có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao gấp 5,9 lần so với người bệnh có bị tác dụng phụ khi uống thuốc điều trị THA.

Người bệnh có kiến thức tốt về tuân thủ điều trị có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao gấp 3,42 lần so với người bệnh có kiến thức chưa tốt về tuân thủ điều trị.

KHUYẾN NGHỊ

Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị: 1. Đối với người bệnh

Người bệnh THA cần chủ động tìm hiểu những kiến thức trong quá trình điều trị, cải thiện về lối sống, nhất là những quan niệm, thói quen khó thay đổi như uống rượu, hút thuốc ở người bệnh nam. Tạo dựng thói quen uống thuốc vào một thời điểm trong ngày. Chú ý đến vấn đề kiểm tra huyết áp thường xuyên.

2. Đối với cán bộ y tế

Bên cạnh công tác điểu trị thì người CBYT cần chú ý tăng cường giáo dục sức khỏe, hướng dẫn các thông tin liên quan đến bệnh và chế độ điều trị cho người bệnh và cả người nhà người bệnh tại nơi khám và điều trị:

Giúp cho người bệnh hiểu được sự nguy hiểm của bệnh THA, cách theo dõi điều trị bệnh và tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị ở người bệnh THA.

Người CBYT cần phải tư vấn, giải thích cho người bệnh hiểu chế độ điều trị THA là kết hợp giữa dùng thuốc với điều chỉnh lối sống, theo dõi HA và khám bệnh đúng hẹn và cần phải thực thực hiện chế độ điều trị một cách liên tục, lâu dài đặc biệt chú ý ở những người bệnh nam giới, người còn trẻ.

Hướng dẫn cách người bệnh tự đo và theo dõi huyết áp tại nhà và nắm được HA mục tiêu; dặn lịch tái khám cho người bệnh trước khi ra về, có biện pháp nhắc tái khám và theo dõi những người bệnh thường không tái khám đúng hẹn.

Người CBYT cần giúp người bệnh biết và thực hiện việc uống thuốc đúng cách, khuyên người bệnh khi uống thuốc nếu bị tác dụng phụ thì nên đi khám lại để bác sĩ kiểm tra, điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Công tác giáo dục sức khoẻ cho người bệnh cần phải được làm thường xuyên liên tục nhằm nâng cao kiến thức và thay đổi hành vi của người bệnh tăng huyết áp. Mặt khác để người bệnh thực sự tin tưởng và làm theo, người CBYT cần thể hiện thái độ thân thiện, hướng dẫn nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

1. Lê Văn An và Nguyễn Thị Kim Hoa (2008). Chăm sóc người bệnh tăng huyết

áp, Điều dưỡng nội, 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1, 28-40.

2. Dự án phòng chống Tăng huyết áp (2009). Tài liệu hướng dẫn truyền thông

giáodục sức khỏe phòng chống Tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

3. Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê (2003). Báo cáo điều tra y tế quốc gia 2001/02, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2010). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, Ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội.

5. Bộ Y tế (2012). Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2012, Hà Nội, 12/2012.

6. Bộ Y tế (2014). Niên giám thống kê y tế năm 2013, Nhà xuất bản Y học, Hà

Nội.

7. Ninh Văn Đông (2010). Đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết

áp trên 60 tuổi tại phường Hàng Bông- Quận Hoàn Kiếm Hà Nội, năm 2010,

Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Minh Hằng (2008). Khảo sát sự tuân thủ điều trị trên bệnh nhân

tăng huyết áp tại phòng khám Bệnh viện Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ y học,

Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2010). Kiến thức, thái độ và sự tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện cấp cứu Trưng

Vương. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(4), 148-152.

10. Phạn Gia Khải và cộng sự (1999). Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại

Hà Nội. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, Phụ san đặc biệt (2), Kỷ yếu toàn văn

các đề tài nghiên cứu khoa học Đại hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam lần thứ VIII (21), tr. 258 – 282

11. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn và cộng sự (2003). Tần suất Tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001-2002.

Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 33, 13- 32.

12. Nguyễn Tuấn Khanh (2013). Khảo sát sự tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện đa khoa Tiền Giang năm 2013, Sở Y tế Tiền Giang.

13. Đào Thị Lan và Đặng Văn Chính (2014). Kiến thức, thái độ và việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế huyện Dương Minh

Châu tỉnh Tây Ninh. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 16, phụ bản

của số 6, tr. 176 – 184.

14. Huỳnh Văn Minh, Phạm Gia Khải, Nguyễn Huy Dung và các cộng sự (2008).

Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam:Chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp ở người lớn. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

15. Lương Văn Minh (2008). Tỷ lệ không tuân thủ điều trị và những yếu tố liên

quan ở bệnh nhân tăng huyết áp tại các xã nghèo tỉnh Trà Vinh năm 2007 – 2008, Luận án chuyên khoa cấp II, Chuyên ngành Y tế công cộng, Trường Đại

học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Trần Cao Minh, Phùng Đức Nhật và cộng sự (2008). Hiện trạng thực hành điều trị ở người mắc bệnh tăng huyết áp tại xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long

An năm 2008. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 12, phụ bản của số 4,

tr. 89 – 97.

17. Nguyễn Văn Nành (2011). Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ

điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện đa khoa huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ năm 2009-2010, Luận án chuyên khoa cấp II, Chuyên ngành Quản lý Y tế,

Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Phân hội Tăng huyết áp Việt Nam, Phân loại tăng huyết áp, http://tanghuyetap.vn/old/tai-lieu/phan-loai-tang-huyet-ap

19. Trần Ngọc Quang (2013). Tỷ lệ tuân thủ chế độ điều trị ngoài thuốc và các yếu

Luận văn Thạc sĩ Y học, Chuyên ngành Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

20. Hoàng Cao Sạ, Đỗ Ngọc Ánh và Nguyễn Thị Lan Anh (2015). Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành của bệnh nhân tăng huyết áp khu vực nông thôn tại

Hà Nội và Vĩnh Phúc năm 2014. Tạp chí Y Dược học quân sự, 2015 (4), 34-41.

21. Sở Y tế Thành phố Đà Nẵng - Trung tâm Y tế dự phòng (2014). Một số kết quả thực hiện Dự án phòng, chống đái tháo đường và phòng, chống tăng huyết áp trong cộng đồng tại thành phố Đà Nẵng, http://www.yteduphongdanang.vn/ 22. Hoàng Viết Thắng và Hoàng Bùi Thảo (2000). Tìm hiểu kiến thức, theo dõi và

điều trị bệnh tăng huyết áp tại xã Lộc Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Tim

mạch học Việt Nam, 21, 320-323.

23. Trần Thiện Thuần (2007). Xác định yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức - thái độ -

thực hành của bệnh nhân cao huyết áp tại Quận 9 TP. Hồ Chí Minh năm 2006.

Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 11, số 1, tr. 127 - 135.

24. Huỳnh Thị Tiền (2007). Khảo sát sự tuân thủ điều trị bệnh nhân tăng huyết áp,

Luận văn Thạc sĩ Y học, Chuyên ngành Nội tổng quát, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

25. Nguyễn Quang Tuấn (2015). Bệnh tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

26. Nguyễn Quang Tuấn (2014). Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, Nhà xuất bản

Y học, Hà Nội.

27. Vũ Phong Túc và Lê chính Chuyên (2012). Nhận thức, thái độ, thực hành và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện

Đa khoa tỉnh Ninh Bình. Tạp chí Y học thực hành, 816(4), 135-128.

28. Nguyễn Văn Út và Nguyễn Phi Hùng (2010). Kiến thức, thái độ và thực hành

của bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2007. Tạp

chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, số 2, tr. 16 – 19.

29. Nguyễn Lân Việt, Phạm Gia Khải, Phạm Thái Sơn và các cộng sự (2008). Điều tra dịch tễ tăng huyết áp tại 8 tỉnh, thành phố của Việt Nam, Viện Tim mạch Việt Nam, Hà Nội.

30. Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2010), Sổ tay xử trí tăng huyết áp, Nhà xuất bản

Y học, Hà Nội.

31. Nguyễn Thị Bạch Yến (2014). Kiểm soát huyết áp bằng các biện pháp thay đổi

lối sống. Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 14, Đà Nẵng, Đà Nẵng, ngày 12-

14/10/2014, Hội Tim mạch học Việt Nam.

32. Nguyễn Thị Hải Yến và Đỗ Mai Hoa (2012). Tuân thủ chế độ ăn và một số yếu tố liên quan trên người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện E,

năm 2011 - 2012. Tạp chí y tế công cộng, 25(25), 11-17.

33. Trung tâm Y tế quận Hải Châu (2016). Báo cáo công tác điều trị ngoại trú, nội trú năm 2016, Đà Nẵng, 12/2016.

B. Tiếng Anh

34. Azuana Ramli, Nur S.A. and Thomas P. (2012). Medication adherence among

hypertensive patients of primary health clinics in Malaysia. Patient Preference

and Adherence, 6, 613–622

35. Bovet P. et al (2002). Monitoring one-year compliance to antihypertension

medication in the Seychelles. Bulletin of the World Health Organization, 80,

33-39.

36. Candy D. Kang, Prilla P.M.Tsang, Winson T.L.Li et al, (2014). Determinants of medication adherence and blood pressure control among hypertensive patients

in Hong Kong: A cross-sectional study. International Journal of Cardiology,

182 (2015), 250–257.

37. Daniel A.C and Veiga E.V (2013). Factors that interfere the medication

compliance in hypertensive patients. Einstein, 11(3), 331-33

38. Donald W McKay et al (2006), "Masked hypertension: An common but

insidious presentation of hyprtension", Canadian Journal Cardiology 22(7), pp.

617-620.

39. Dosse C, Cesarino CB, Martin JFV, Castedo MCA (2009). Factors associated to patients’noncompliance with hypertension treatment. Rev Latino-am Enfermagem, 17(2), 201-206.

40. Eugenia Ch. Y., John S. P., Dennis V. C. and Theodoros D. M. (2005). Adherence to antihypertensive treatment: a critical factor for blood pressure

control. European Journal of Cardiovascular Prevention and Rehabilitation,

12, 243–249

41. Guo H, He H, Jiang J (2001). Study on the compliance of antihypertensive

drugs in patients with hypertension. Chinese Journal of Epidemiology, 22, 418-

420

42. Haruna Ahmed Jambedu (2006). Adherence to anti-hypertensive medication regimens amongpatients attending the g.p.h.a. hospital in takoradi – Ghana, Masters of science, Faculty of Pharmacy and Pharmaceutical SciencesCollege of Health Sciences, Ghana

43. Jelena L., Radmila V.R., Branka M., et al (2013). Medication Adherence in

Outpatients withArterial Hypertension. Acta facultatis medicae naissensis,

30(4), 209-2018.

44. Kabir M., Lliyasu I., Abubakar S. and Jibril M. (2004). Compliance to medication among hypertensive patients in Murtala Mohammed Specialist

hospital, Kano, Nigeria. Journal ofCommunity Medicine & Primary Health

Care, 16(1), 16-20.

45. Kearney P.M, Whelton M., Reynolds K et al (2005). Global burden of

hypertension: analysis of worldwide data. Lancet, 365(9455), 217-223.

46. Lim S.S. et al (2012). A comparative risk assessment of burden of disease and injury attributable to 67 risk factors and risk factor clusters in 21 regions, 1990-

2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010. The

Lancet, 380(9859), 2224-2260.

47. Wolf-Maier K. et al (2003). Hypertension Prevalence and Blood Pressure

Levels in 6 European Countries, Canada, and the United States. JAMA, 289,

48. Manal I.H. Mahmoud (2012). Compliance with treatment of patients with hypertension in Almadinah Almunawwarah: A community-based study.

Journal of Taibah University Medical Sciences, 7(2), 92–98.

49. Mark A. Munger (2000). Critical overview of antihypertensive therapies: what

is preventing us from getting there?. American Journal of Managed Care, 6 (4

), S211-S221.

50. Ross S., Walker A. and MacLeod M.J. (2004). Patient compliance in

hypertension: role of illness perceptions and treatment beliefs. Journal of

Human Hypertension, 18(9), 607-613.

51. F Saleem, MA Hassali, S Bashir et al (2011). Association between Knowledge

and Drug Adherencein Patients with Hypertension in Quetta, Pakistan. Tropical

Journal of Pharmaceutical Research, 10 (2), 125-132.

52. The Seventh Report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure (2004) , Barbara M. Alving 53. WHO (2003). Adherence to long-term therapies: evidence for action – Chapter

XIII Hypertension. 107-114.

54. WHO (2011). Global status report on noncommunicable diseases 2010.

Geneva, World Health Organization, 2011.

55. WHO (2013). Global Health Observatory Data Repository [online database].

Geneva, World Health Organization, 2008

56. WHO (2013). A global brief on hypertension: Silent killer, global public health crisis.

57. WHO (2015). World Health Statistics 2015, Geneva, World Health

Organization, 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tthực trạng tuân thủ điều trị và các yếu tố ảnh hưởng ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế quận hải châu thành phố đà nẵng năm 2016 (Trang 77 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)