Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tthực trạng tuân thủ điều trị và các yếu tố ảnh hưởng ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế quận hải châu thành phố đà nẵng năm 2016 (Trang 35)

Việc thực hiện nghiên cứu phải được thông qua và cho phép của Hội đồng đạo đức Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

Những người tham gia được thông báo về các mục đích và các nội dung của nghiên cứu, sự tham gia của ĐTNC là tự nguyện, nếu đồng ý tham gia, ký vào bản đồng thuận và họ có quyền từ chối tham gia hoặc rút khỏi nghiên cứu.

Quá trình thực hiện nghiên cứu này không ảnh hưởng đến tình trạng công việc của đối tượng nghiên cứu.

Tất cả các thông tin được giữ bí mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu 2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số

2.10.1. Hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu chỉ tiến hành tại Phòng khám ở Trung tâm Y tế Quận Hải Châu nên tính đại diện của nghiên cứu hạn chế về mặt phạm vi.

Công cụ nghiên cứu chủ yếu dựa vào bộ câu hỏi phỏng vấn, phụ thuộc nhiều vào kỹ năng phỏng vấn của người hỏi và khả năng người tham gia cung cấp những thông tin thiếu chính xác có thể xảy ra.

Việc đánh giá thực hành của ĐTNC cũng chỉ thông qua phiếu phỏng vấn mà không được chứng kiến nên đối tượng nghiên cứu có thể trả lời về hành vi của họ không như hoạt động thực tế. Điều đó dẫn đến đánh giá không chính xác và có thể dẫn đến sai số.

2.10.2. Biện pháp khắc phục sai số

Để khắc phục hạn chế chúng tôi tiến hành một số biện pháp sau: + Các khái niệm, thuật ngữ rõ ràng.

+ Thiết kế bộ câu hỏi dễ hiểu để đối tượng dễ trả lời.

vấn đề cần sửa chữa. Kết quả thử nghiệm được dùng để chỉnh sửa bộ câu hỏi cho phù hợp.

+ Trước khi phỏng vấn điều tra viên phải giải thích rõ mục đích và ý nghĩa để đối tượng nghiên cứu hợp tác đảm bảo được tính trung thực.

+ Nghiên cứu viên tham gia trực tiếp thu thập thông tin và thực hiện giám sát trong suốt quá trình thu thập số liệu.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành tại Khoa Khám bệnh của Trung tâm Y tế quận Hải Châu, những người bệnh THA điều trị ngoại trú của Trung tâm Y tế đã tham gia trả lời phỏng vấn. Có 240 phiếu được đưa vào phân tích số liệu.

3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu

3.1.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học

Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 109 45,4

Nữ 131 54,6

Nhóm tuổi < 60 tuổi 87 36,2

≥ 60 tuổi 153 63,8

Trình độ học vấn Dưới trung học phổ thông 117 48,8

Từ trung học phổ thông trở lên 123 51,2

Tình trạng công việc

Đang đi làm (Công nhân, Nông dân, Buôn bán dịch vụ, cán bộ viên chức)

108 45

Hiện không đi làm (Nghĩ hưu,

nội trợ, ở nhà) 132 55,0

Tình trạng hôn nhân

Hiện không có vợ/chồng 39 16,2

Đang có vợ/chồng 201 83,8

Trong nghiên cứu, tỷ lệ nữ là 54,6% cao hơn nam giới chiếm 45,4%. Tuổi trung bình của ĐTNC là 63,43 ± 10,28 tuổi, tuổi thấp nhất là 37 và cao tuổi nhất là 91 tuổi, phần lớn người bệnh là từ 60 tuổi trở lên với tỷ lệ 63,8%.

Người bệnh có trình độ học vấn từ THPT trở lên chiếm 51,2%.

Tình trạng công việc hiện tại của ĐTNC là nghĩ hưu, ở nhà hay nội trợ chiếm tỷ lệ đến 55%.

3.1.2. Đặc điểm về bệnh sử tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.2. Tiền sử gia đình, tiền sử bản thân của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Tiền sử gia đình về bệnh THA

Có 68 28,3

Không 172 71,7

Thời gian phát hiện mắc bệnh THA ≤ 1 năm 31 12,9 > 1 năm 209 87,1 Mức độ THA Độ 1 (nhẹ) 146 60,8 Độ 2 (trung bình) 84 35,0 Độ 3 (nặng) 10 4,2 Biến chứng của bệnh THA Có 25 10,4 Không 215 89,6 Bệnh kèm theo Có 126 52,5 Không 114 47,5

Theo kết quả nghiên cứu, đối tuợng có nguời thân trong gia đình (ông/bà, bố/mẹ đẻ, anh/chị/em ruột, các con) mắc bệnh THA là 28,3%.

Phần lớn người bệnh phát hiện bị THA trên 1 năm với tỷ lệ chiếm 87,1%, trong đó có 7 trường hợp (2,9% ) phát hiện bị THA trên 20 năm.

Trong nhóm nghiên cứu, người bệnh từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ đến 63,8% nên trong thời gian phát hiện và điều trị bệnh THA có đến 52,5% người bệnh có bệnh lý khác kèm theo.

Ða phần người bệnh bị THA độ 1 chiếm 60,8%, rất ít gặp người bệnh THA độ 3 với tỷ lệ chỉ chiếm 4,2%.

Bảng 3.3. Các biến chứng và bệnh kèm theo thường gặp

Biến chứng, bệnh kèm Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Biến chứng

Tai biến mạch mạch não 10 4,2

Bệnh tim mạch 9 3,8 Bệnh lý về thận 3 1,2 Bệnh lý về mắt 4 1,7 Bệnh kèm theo Bệnh về tim mạch khác 25 10,4 Bệnh thận 9 3,8 Tiểu đường 50 20,8 Bệnh về tiêu hóa 20 8,3 Bệnh về hô hấp 5 2,1

Bệnh xương khớp ở chân, tay 27 11,2

Đau lưng 4 1,7

Bệnh khác 8 3,3

Trong nhóm người bệnh đã bị biến chứng của THA, người bệnh đã từng bị tai biến mạch máu não nhẹ chiếm 40%, tiếp đến là các bệnh tim mạch khác như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim …chiếm 36%. Có 1 người bệnh chiếm 0,4% đã từng bị 2 biến chứng của THA.

Ngoài THA ra người bệnh còn có thêm một số bệnh kèm theo, trong đó bệnh tiểu đường là hay gặp nhất với tỷ lệ 20,8%, rồi đến các bệnh về xương khớp chiếm 11,2%, các bệnh tim mạch khác và bệnh về tiêu hóa (viêm dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa, trĩ, rối loạn đại tràng…) cũng thường gặp, ngoài ra còn các bệnh về thận, hô hấp, đau lưng…Có 3 người bệnh chiếm 1,2% có bị 3 bệnh kèm theo, có đến 16 trường hợp chiếm 6,7% có thêm 2 bệnh kèm theo từ khi phát hiện và điều trị bệnh tăng huyết áp.

3.2. Kết quả nghiên cứu mức độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp

3.2.1. Kiến thức về tuân thủ điều trị tăng huyết áp

Kiến thức được đánh giá qua hiểu biết của ÐTNC về tuân thủ điều trị THA . Kiến thức của ÐTNC gồm 9 nội dung, tổng số điểm cho câu trả lời đúng là 16 điểm. Kiến thức đạt khi tổng số điểm của ĐTNC trả lời được từ 75% trở lên, tương ứng với số điểm ≥ 12, kiến thức không đạt khi < 12 điểm.

Bảng 3.4. Đánh giá kiến thức về tuân thủ điều trị tăng huyết áp

Số điểm cho nội dung đúng

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Số điểm cho nội dung đúng Tần số (n) Tỷ lệ (%) 2 6 2,5 10 14 5,8 3 7 2,9 11 35 14,6 4 6 2,5 12 20 8,3 5 3 1,2 13 18 7,5 6 5 2,1 14 20 8,3 7 9 3,8 15 46 19,2 8 13 5,4 16 30 12,5 9 8 3,3 Tổng 240 100

Tổng điểm trung bình đánh giá kiến thức về tuân thủ điều trị là 11,62±3,79, tổng điểm nhỏ nhất là 2 điểm và lớn nhất là 16 điểm. Vẫn còn 6 người bệnh chiếm tỷ lệ 2,5% chỉ đúng được 2 điểm, có đến 30 người bệnh chiếm tỷ lệ 12,5% trả lời

đúng tất cả các câu hỏi kiến thức về tuân thủ điều trị.

Kết quả cho thấy, kiến thức chung về tuân thủ điều trị THA của người bệnh đạt là 55,8% và vẫn còn 44,2% không đạt kiến thức về tuân thủ điều trị.

Người bệnh có trình độ học vấn từ THPT trở lên đạt về kiến thức tuân thủ điều trị cao hơn ở nhóm có trình độ học vấn dưới THPT.

Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn và kiến thức về tuân thủ điều trị tăng huyết áp Bảng 3.5. Kiến thức về chỉ số huyết áp và biện pháp điều trị tăng huyết áp

Kiến thức về tuân thủ điều trị Tần số (n) Tỷ lệ (%) Điều trị THA

liên tục lâu dài

Có 195 81,2 Không 45 18,8 Duy trì chỉ số HA mục tiêu HA<140/90mmHg 148 61,7 Khác 55 22,9 Không biết 37 15,4 Biện pháp điều trị hiệu quả nhất Chỉ cần uống thuốc 53 22,1

Chỉ cần tập luyện thể dục, ăn uống hợp

hợp lý, thay đổi thói quen sinh hoạt 2 0,8 Kết hợp cả biện pháp uống thuốc và

Có đến 18,2% người bệnh cho là không cần điều trị THA một cách thường xuyên, liên tục, lâu dài, điều này ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của người bệnh.

Có đến 38,3% người bệnh không nắm rõ chỉ số HA mục tiêu cần đạt được trong quá trình điều trị là HA < 140/90 mmHg và HA < 130/80 mmHg nếu có biến chứng hoặc tiểu đường đi kèm.

Trong nhóm nghiên cứu, người bệnh biết tuân thủ điều trị tốt nhất là cần phải phối hợp việc uống thuốc, điều chỉnh lối sống, theo dõi HA và khám bệnh theo hướng dẫn chiếm tỷ lệ đến 77,1%, tuy vậy vẫn còn 22,1% người bệnh cho rằng điều trị bệnh THA thì chỉ cần uống thuốc.

Bảng 3.6. Kiến thức về chế độ theo dõi huyết áp và khám bệnh

Kiến thức về tuân thủ điều trị Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Chế độ theo dõi huyết áp

Đo HA thường xuyên, hàng ngày. 77 32,1

Chỉ đo HA khi có dấu hiệu THA 70 29,2

Chỉ đo khi đi khám bệnh 64 26.7

Không cần đo khi đã uống thuốc HA 29 12,1

Chế độ khám bệnh

Đi khám định kỳ hoặc khi uống hết thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

163 67,9

Chỉ đi khám khi uống thuốc hạ HA mà HA vẫn cao hoặc bị tác dụng phụ

7 2,9

Chỉ đi khám khi có biểu hiện của THA 53 22,1 Không cần đi khám lại mà chỉ cần uống

thuốc theo đơn củ là được

17 7,1

Chỉ có 32,1% người bệnh biết cần phải đo HA thường xuyên, hàng ngày và có đến 12,1% người bệnh cho rằng không cần đo HA khi đã uống thuốc điều trị.

Phần lớn người bệnh có kiến thức đúng đi khám định kỳ hoặc khi uống hết thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ với tỷ lệ 67,9%, tuy vậy vẫn còn 7,1% người bệnh cho rằng không cần đi khám lại khi đã được chẩn đoán THA mà chỉ cần uống thuốc theo đơn củ.

Bảng 3.7. Kiến thức về điều chỉnh lối sống trong điều trị tăng huyết áp

Kiến thức về điều chỉnh lối sống Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Chế độ ăn uống

Ăn nhạt < 1 thìa cafe muối/ngày 186 77,5 Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi 186 77,5 Hạn chế các thức ăn có nhiều mỡ,

nội tạng động vật 166 69,2

Hạn chế rượu bia, chất kích thích 215 89,6 Ăn uống theo sở thích, nhu cầu

như trước khi phát hiện bệnh 28 11,7

Chế độ sinh hoạt

Ngủ đủ giấc, 6-8 giờ/ngày, không

thức khuya 171 71,2

Tránh căng thẳng lo âu 151 62,9

Không nên hút thuốc lá, thuốc lào 201 83,8 Sinh hoạt bình thường như trước 49 20,4 Chế độ

tập luyện thể dục

Tập luyện thể dục thường xuyên 175 72,9

Thỉnh thoảng mới tập 50 20,8

Không cần tập luyện thể dục 15 6,2

Phần lớn người bệnh có kiến thức đúng vế việc thay đổi chế độ ăn uống từ khi phát hiện bị THA để đảm bảo sức khỏe, có 89,6% người bệnh cho rằng nên hạn chế rượu bia, có 77,5% người bệnh biết nên ăn nhạt và ăn nhiều rau quả tươi, tuy nhiên vẫn còn 11,7% người bệnh cho rằng không cần phải thay đổi chế độ ăn uống.

Kiến thức về thay đổi chế độ sinh hoạt của người bệnh trong nghiên cứu này khá cao khi có đến 83,8% người bệnh biết không nên hút thuốc vì điều này gây tác hại đến sức khỏe, có đến 71,2% người bệnh cho rằng để đảm bảo sức khỏe nên không thức khuya và ngủ đủ giấc, tuy vậy có 20,4% người bệnh khi được hỏi cho rằng không cần thay đổi thói quen sinh hoạt.

Có đến 72,9% người bệnh biết rằng nên tập luyện thể dục thường xuyên, điều này không chỉ tốt trong điều trị THA mà còn giúp nâng cao sức khỏe của bản thân. Chỉ có 15 người tương đương với 6,2% cho rằng không cần tập luyện thể dục thể thao.

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ kiến thức về việc uống thuốc điều trị tăng huyết áp

Có 70,4% người bệnh có kiến thức đúng về uống thuốc điều trị THA cần phải thường xuyên, liên tục và lâu dài theo hướng dẫn của bác sĩ, vẫn còn 11,7% người bệnh cho rằng chỉ cần uống thuốc từng đợt khi có THA hay thỉnh thoảng có thể bỏ một vài hôm không uống thuốc.

3.2.2. Thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp

Thực hành tuân thủ điều trị THA được đánh giá thông qua 10 nội dung bao gồm thực hiện uống thuốc, thực hiện chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, chế độ tập luyện thể dục, theo dõi và khám bệnh, tổng số điểm cho câu trả lời đúng là 20 điểm. Đối với những ĐTNC không bị tác dụng phụ khi dùng thuốc thì tổng số điểm cho câu trả lời đúng là 19 điểm. Ở tất cả ĐTNC, thực hành tuân thủ điều trị THA đạt khi có tổng số điểm của người bệnh trả lời đúng từ 75% trở lên, tương ứng với tổng số điểm ≥ 15 điểm, thực hành không đạt khi tổng số điểm < 15 điểm.

Bảng 3.8. Đánh giá thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp Số điểm cho thực hành đúng Tần số (n) Tỷ lệ (%) Số điểm cho thực hành đúng Tần số (n) Tỷ lệ (%) 2 3 1,2 11 12 5,0 3 8 3,3 12 14 5,8 4 7 2,9 13 15 6,2 5 3 1,2 14 17 7,1 6 5 2,1 15 33 13,8 7 3 1,2 16 40 16,7 8 10 4,2 17 25 10,4 9 12 5,0 18 13 5,4 10 15 6,2 19 5 2,1 Tổng 240 100

Tổng điểm trung bình đánh giá thực hành tuân thủ điều trị là 12,85±4,25, tổng điểm nhỏ nhất là 2 điểm và lớn nhất là 19 điểm. Có 3 người chiếm tỷ lệ 1,2% chỉ thực hành đúng được 2 điểm, có 5 người chiếm tỷ lệ 2,1% đạt điểm tối đa trong

thực hành tuân thủ điều trị (với người bệnh không có tác dụng phụ khi uống thuốc).

Biểu đồ 3.4. Biểu diễn tỷ lệ tuân thủ điều trị tăng huyết áp

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở hai giới nam và nữ

Kết quả trong nghiên cứu này thấy rằng tỷ lệ đạt tuân thủ điều trị ở nữ với

59,5% cao hơn nam khi chỉ có 34,9% nam giới là đạt về thực hành tuân thủ điều trị.

Bảng 3.9. Thực hiện uống thuốc điều trị THA của đối tượng nghiên cứu

Thực hiện việc uống thuốc điều trị THA Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Chế độ uống thuốc

Uống thuốc liên tục, lâu dài 164 68,3

Thỉnh thoảng bỏ một vài hôm không uống 34 14,2

Uống thuốc từng đợt khi có THA 27 11,3

Chỉ uống thuốc khi có biểu hiện của bệnh

THA hoặc khi đo thấy HA cao 8 3,3

Tự mua thuốc theo đơn củ về uống. 7 2.9

Cách xử trí khi uống thuốc bị tác

dụng phụ

Bỏ không uống thuốc tây một thời gian 22 9,2

Vẫn tiếp tục uống thuốc 32 13,3

Tự đi mua thuốc khác về uống 8 3,3

Đi khám lại, hỏi tư vấn NVYT 10 4.2

Có 68,3% người bệnh thực hiện uống thuốc liên tục và lâu dài, còn 31,7% chưa thực hiện đúng việc uống thuốc.

Có 30% người bệnh có bị tác dụng phụ khi uống thuốc điều trị THA. Trong 72 người bệnh đã từng bị tác dụng phụ thì có đến 86,1% đưa ra cách xử trí sai, trong đó có 11,1% thì tự đi mua thuốc khác về uống

Bảng 3.10. Lý do người bệnh không uống thuốc liên tục lâu dài

Lý do không tuân thủ dùng thuốc Tần số (n) Tỷ lệ (%) Ngừng uống thuốc mà thấy người vẫn bình thường 60 25,0

Phác đồ điều trị phức tạp, nhiều loại thuốc 37 15,4

Tác dụng phụ của thuốc 41 17,1

Nhiều khi quên không uống thuốc 57 23,8

Chi phí mua thuốc lâu dài tốn kém 15 6,2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tthực trạng tuân thủ điều trị và các yếu tố ảnh hưởng ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế quận hải châu thành phố đà nẵng năm 2016 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)