Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tthực trạng tuân thủ điều trị và các yếu tố ảnh hưởng ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế quận hải châu thành phố đà nẵng năm 2016 (Trang 56 - 61)

Bảng 3.25. Mô hình hồi quy logistic dự đoán những yếu tố ảnh hưởng đến TTĐT

Các biến trong phương trình B S.E. Wald P OR CI 95%

Giới tính Nam* --- --- --- --- 1 --- --- Nữ 2,177 0,548 15,801 < 0,001 8,823 3,015 25,813 Tuổi < 60* --- --- --- --- 1 --- --- ≥ 60 1,250 0,551 5,156 0,023 3,491 1,187 10,269 Trình độ học vấn Dưới THPT* --- --- --- --- 1 --- --- Từ THPT trở lên 3,115 0,620 25,216 < 0,001 22,543 6,682 76,053 Tình trạng công việc Đang đi làm* --- --- --- --- 1 --- --- Nghĩ hưu ở nhà 0,612 0,514 1,421 0,233 1,845 0,674 5,048 Tình trạng hôn nhân Không có vợ/chồng* --- --- --- --- 1 --- --- Có vợ/chồng 0,145 0,625 0,054 0,816 1,156 0,339 3,939 Tiền sử gia đình Có* --- --- --- --- 1 --- --- Không -0,270 0,455 0,351 0,553 0,764 0,313 1,864 Thời gian mắc bệnh ≤ 1 năm* --- --- --- --- 1 --- --- > 1 năm -0,059 0,609 0,009 0,923 0,943 0,286 3,113 Mức độ THA Giai đoạn 1* --- --- --- --- 1 --- --- Giai đoạn 2 -0,136 0,527 0,067 0,796 0,872 0,311 2,449 Biến chứng của THA Không* --- --- --- --- 1 --- --- Có 3,287 1,055 9,713 0,002 26,767 3,387 211,551 Bệnh kèm Không* --- --- --- --- 1 --- --- Có 0,762 0,438 3,022 0,082 2,143 0,907 5,060 Tác dụng phụ Có* --- --- --- --- 1 --- --- Không 1,786 0,496 12,970 < 0,001 5,963 2,257 15,758 Kiến thức TTĐT Không đạt* --- --- --- --- 1 --- --- Đạt 1,229 0,434 8,012 0,005 3,419 1,459 8,008

Các biến trong phương trình B S.E. Wald P OR CI 95%

Cỡ mẫu phân tích: N = 240; (*): Nhóm so sánh ---: Không áp dụng

Kiểm định cho hệ số mô hình (Omnibus) : χ2 = 169,399 ; p = 0,000 < 0,001

Kiểm định sự phù hợp của mô hình thống kê (Hosmer và Lameshow):χ2 = 9,067; p = 0,337 > 0,05

Với kiểm định Hosmer và Lameshow có p = 0,337 > 0,05 và Kiểm định Omnibus có p < 0,001 cho thấy đây là một mô hình phù hợp, có giá trị để phân tích.

Tất cả các yếu tố trong phân tích hai biến được đưa vào mô hình hồi quy đa biến để kiểm soát yếu tố nhiễu. Kết quả cho thấy tình trạng công việc, tình trạng hôn nhân, tiền sử gia đình có hay không có người bị THA, thời gian mắc bệnh, mức độ THA và có hay không có bệnh kèm trong thời gian mắc bệnh THA không còn mối liên quan với với thực hành tuân thủ điều tri THA.

Còn mối liên quan giữa giới tính, tuổi, trình độ học vấn, biến chứng của THA, có hay không bị tác dụng phụ khi sử dụng thuốc và kiến thức về tuân thủ điều trị với thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh sau khi đã kiểm soát các yếu tố còn lại trong mô hình, cụ thể như sau:

Người bệnh nữ có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao gấp 8,8 lần so với người bệnh nam (OR = 8,8, CI 95%: 3,015 – 25,813)

Người bệnh từ 60 tuổi trở lên có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao gấp 3,5 lần so với người bệnh dưới 60 tuổi (OR = 3,5, CI 95%: 1,187 – 10,269)

Người bệnh có trình độ học vấn từ THPT trở lên có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao gấp 22,5 lần người bệnh có học vấn dưới THPT (OR=22,5, CI 95%: 1,187-10,269)

Người bệnh đã bị biến chứng của THA có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao gấp 26,7 lần so với người bệnh chưa từng bị biến chứng của THA (OR = 26,767, CI 95%: 3,387 – 211,551)

Người bệnh không bị tác dụng phụ khi uống thuốc điều trị có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao gấp 5,9 lần NB có bị tác dụng phụ (OR=5,96, CI 95%: 2,257-15,758)

Người bệnh đạt kiến thức về tuân thủ điều trị THA có tỷ lệ thực hành tuân thủ điều trị cao gấp 3,42 lần so với người bệnh không đạt kiến thức về tuân thủ điều

Chương 4: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu

4.1.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học

Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát 240 người bệnh THA từ 25 tuổi trở lên đang điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Tuổi trung bình của ĐTNC là 63,43 ± 10,286 tuổi, người bênh từ 60 tuổi trở lên chiếm 63,8%, người bệnh dưới 60 tuổi chỉ chiếm 36,2%.

Với nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy tần suất THA tăng dần theo tuổi, tỷ lệ THA tăng theo tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu sau: NC của Nguyễn Thị Minh Hằng năm 2008, nhóm ≥ 60 tuổi chiểm 66,35% [8]; NC của Lương Văn Minh năm 2008 có THA < 60 tuổi chiếm 33,9% [15]; NC của Nguyễn Văn Nành năm 2011 có tuổi trung bình của ĐTNC là 63,7±13,6 tuổi, nhóm ≥ 60 tuổi chiểm tỷ lệ 55,9% [17]; NC của Hoàng Cao Sạ năm 2015 cho thấy 71,7% người bệnh THA là trên 60 tuổi [20]; trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến có đến 76,9% người bệnh ≥ 60 tuổi bị THA [32]. Sở dĩ THA có chiều huớng tỷ lệ thuận theo tuổi vì tuổi càng cao, hệ thống động mạch càng bị xơ cứng nhiều, sự co dãn đàn hồi của thành động mạch kém di, lòng động mạch cũng bị hẹp hơn vì vậy dễ bị bệnh THA. Phần khác, do yếu tố sinh lý tác động, sự tích luỹ các yếu tố nguy cơ khi trẻ như hút thuốc lá, uống ruợu...

Người bệnh là nữ chiếm 54,6% gấp 1,2 lần nam giới chiếm 45,4%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác: NC của Ninh Văn Đông năm 2010 cũng có tỷ lệ bị THA ở giới nữ và nam lần lượt là 55,5% và 44,5% [7]; NC của Nguyễn Thị Hải Yến tỷ lệ nữ chiếm 54,2% [32]; NC của Trần Ngọc Quang nam giới chỉ chiếm 44,9% [19]; theo NC của Nguyễn Văn Nành năm 2011 có tỷ lệ nữ và nam chênh lệch là 61,5% và 38,5% [17]; NC của Huỳnh Thị Tiền tỷ lệ nữ THA cũng cao hơn ở nam giới cụ thể là 57,52% và 42,48% [24]; thậm chí trong NC của Lương Văn Minh năm tỷ lệ nữ giới bị THA là 66% gần gấp đôi nam giới là 34% [15]. Như vậy nhiều nghiên cứu trong nước cho thấy tỷ lệ nữ bị THA cao hơn nam giới, vấn đề này phù hợp với sự phân bố dân số của 2 giới trong dân số chung, mặt

khác tuổi thọ trung bình của nữ (76 tuổi) cũng cao hơn ở nam chỉ là 70 tuổi (theo niên gián thống kê y tế năm 2013 của Bộ Y tế [6]) mà THA là một bệnh mạn tính do đó tỷ lệ hiện mắc tăng dần theo tuổi. Mặt khác chúng tôi cho rằng có lẽ nữ giới quan tâm đến sức khỏe hơn nam giới và chịu khó đi khám bệnh hơn nên trong nghiên cứu của chúng tôi gặp người bệnh THA là nữ nhiều hơn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ĐTNC có trình độ học vấn từ THPT trở lên chiếm 51,2% và có 48,8% có trình độ học vấn dưới THPT. Tỷ lệ này cũng tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh năm 2010 với 50,8% ĐTNC có trình độ dưới THPT [9], trong nghiên cứu của Ninh Văn Đông năm 2010 tỷ lệ người bệnh mới học hết cấp trung học cơ sở và tiểu học trở xuống là 51% [7]. Sở dĩ có điều này vì trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như các nghiên cứu đã nêu trên phần lớn người bệnh đã lớn tuổi (từ 60 tuổi trở lên), trước đây điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn do vậy trình độ học vấn nói chung còn thấp, thậm chí trong các nghiên cứu của Nguyễn Văn Nành [17], Lương Văn Minh [15], Trần Ngọc Quang [19], Huỳnh Thị Tiền [24] thì ĐTNC mù chữ hay mới học hết tiểu học chiếm đa số chiếm khoảng 70%. Người bệnh có trình độ học vấn thấp dẫn đến sự hiểu biết, nhận thức về tuân thủ điều trị bị hạn chế, làm ảnh hưởng đến thực hiện tuân thủ điều trị.

Người bệnh đã nghĩ hưu, nội trợ, ở nhà (hiện tại không đi làm kiếm thêm thu nhập) chiếm tỷ lệ cao nhất với 55% điều này là do trong mẫu nghiên cứu phần lớn người bệnh trên 60 tuổi là tuổi đã được nghĩ hưu theo quy định của nhà nước.

Nhóm nghiên cứu đang có vợ/chồng chiếm đa số với 83,8%, nhóm đang độc thân hay đã ly thân, ly dị, góa chỉ chiếm 16,2% . Điều này cũng phù hợp vì người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi là người lớn trên 25 tuổi, đã có gia đình phù hợp với tình hình xã hội Việt Nam và văn hóa Phương Đông.

Với đặc điểm nhân khẩu của nhóm nghiên cứu nêu trên cho phép mô tả, phân tích về kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị THA để có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

4.1.2. Đặc điểm về bệnh sử tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu có 28,3% người bệnh mà gia đình của họ có người mắc bệnh THA. Tỷ lệ này phù hợp với nghiên cứu của Lương Văn Minh với tỷ lệ 22,6% [15]. Tỷ lệ tiền sử gia đình có nguời bị bệnh THA thấp có thể không thật chính xác bởi vì người bệnh không nhớ rõ do thời gian khá lâu và với điều kiện kinh tế, xã hội cũng như sự phát triển của ngành y tế trước đây thì sẽ còn nhiều nguời bị THA mà chưa phát hiện ra.

Thời gian phát hiện bệnh THA của người bệnh phần lớn là trên 1 năm với tỷ lệ 87,1%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Ngọc Quang với 70,5% người bệnh có thời gian mắc bệnh THA từ 2 năm trở lên [19]. Phần lớn người bệnh bị THA lâu năm phù hợp với bệnh THA là một bệnh mạn tính.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ THA nhẹ (độ 1) chiếm 60,8%, THA trung bình (độ 2) chiếm tỷ lệ 35%, THA nặng (độ 3) chiếm 4,2%. Tỷ lệ này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự năm 2002 [11], trong số 818 người bệnh THA thì THA độ 1, độ 2 và độ 3 lần lượt là 62,5%, 25,7% và 11,8%. Qua đó cho thấy mức độ THA càng nặng thì tỷ lệ càng thấp. Có thể do nguời dân đã ý thức được việc điều trị THA, kiểm soát tốt hơn chỉ số HA, phòng chống các yếu tố nguy cơ nên tỷ lệ THA ở các mức độ nặng thấp dần.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, qua phỏng vấn thấy rằng có 10,4% người bệnh đã từng bị biến chứng của bệnh THA, tất cả các trường hợp đã từng bị biến chứng đều có thời gian mắc bệnh THA từ 2 năm trở lên, trong số những người đã bị biến chứng của THA thì người bệnh bị THA dưới 5 năm chỉ chiếm 16%, còn từ 5 năm trở lên chiếm đa số với tỷ lệ 84%. Như vậy biến chứng chủ yếu xuất hiện trên những người bệnh đã bị THA nhiều năm.

Trong thời gian mắc bệnh THA thì có đến 52,5% người bệnh có bị bệnh kèm theo, trong đó hay gặp nhất là bệnh tiểu đường với 20,8%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lương Văn Minh khi có đến 71,2% người bệnh có bệnh kèm theo trong đó bệnh tiểu đường chiếm 18,5% là bệnh hay gặp nhất [15]; trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hằng năm 2008 tại Đà Nẵng có 41,94% người bệnh có bệnh

kèm theo và tiểu đường cũng chiếm tỉ lệ cao nhất [8]. Sở dĩ có tỷ lệ cao ĐTNC có bệnh kèm theo vì phần lớn người bệnh là lớn tuổi và bị THA trong thời gian dài nên cơ thể sẽ suy yếu hơn tạo điều kiện cho sự hiện diện của các bệnh khác.

4.2. Mức độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tthực trạng tuân thủ điều trị và các yếu tố ảnh hưởng ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế quận hải châu thành phố đà nẵng năm 2016 (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)