Thực hiện tuân thủ điều trị tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tthực trạng tuân thủ điều trị và các yếu tố ảnh hưởng ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế quận hải châu thành phố đà nẵng năm 2016 (Trang 64 - 72)

Thực hiện tuân thủ điều trị THA bao gồm tuân thủ dùng thuốc và các biện pháp ngoài thuốc.

4.2.2.1. Thực hiện tuân thủ dùng thuốc

Uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu dài đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng với điều trị và duy trì sự kiểm soát bệnh tật. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 68,3% thực hiện uống thuốc liên tục, lâu dài theo đơn của bác sĩ kể cả khi HA bình thường, như vậy còn lại 31,7% không thực hiện uống thuốc theo hướng dẫn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Ninh Văn Đông tại Hà Nội năm 2010 (68%) [7], Hoàng Cao Sạ tại Hà Nội và Vĩnh Phúc năm 2014 (61,3%) [20], Vũ Phong Túc tại Ninh Bình năm 2011 (75,8%) [27]. Tỷ lệ này của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Pham Gia Khải thực hiện tại Hà Nội năm 1999 với tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc chỉ đạt 19,11% [10], có thể do nghiên cứu của chúng tôi tiến hành ở phạm vi hẹp là tại khoa khám bệnh của một bệnh viện trên những người bệnh đã biết mình bị THA và chương trình quốc gia phòng chống THA đã triễn khai ở Đà Nẵng một thời gian dài nên tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc cũng cao hơn. Tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc điều trị THA trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn một nghiên cứu khác tại Đà Nẵng năm 2007 tại bệnh viện Đà Nẵng của Nguyễn Thị Minh Hằng chỉ với 21,56% [8], điều này có thể do thời điểm nghiên cứu chúng tôi tiến hành sau gần 10 năm nên có nhiều thay đổi trong nhận thức của người bệnh THA, mặt khác nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hằng đánh giá tuân thủ dùng thuốc trên cả những đối tượng chưa được chẩn đoán THA tại thời điểm nghiên cứu.

So sánh với với một nghiên cứu khác ở miền Nam của Trần Cao Minh, Phùng Nhật Thành và cộng sự tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An, năm 2008 [16] thì tỷ lệ thực hiện dùng thuốc điều trị THA đều đặn liên tục và đủ liều chỉ có 26,8%. Điều này có thể do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại một thành phố lớn, trình độ dân trí cao hơn (trong nghiên cứu của Trần Cao Minh có 87,8% có trình độ học vấn thấp dưới cấp I [16]), và kinh tế người dân cũng cao hơn nên người bệnh thực hiện tuân thủ dùng thuốc cao hơn nhiều so với nghiên cứu trên.

Bảng 4.1. Tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc điều trị THA trong nước và trên thế giới

Địa điểm và năm nghiên cứu

Tỷ lệ (%)

Địa điểm và năm nghiên cứu Tỷ lệ (%) Đà Nẵng 2016 (chúng tôi) 68,3 Malaysia 2012 [34] 53,4 Đà Nẵng 2007 [8] 21,56 Hồng Kông 2014 [36] 55,1 Hà Nội 1999 [10] 19,1 Pakistan 2009 [51] 35,3 Hà Nội 2010 [7] 68 Serbia 2013 [43] 74,12 Hà Nội-Vĩnh Phúc 2014 [20] 61,3 Anh 2002 – 2003 [50] 74,1 Ninh Bình 2010 – 2011 [27] 75,8 Hy Lạp [40] 15 Long An 2008[16] 26,8 Brazil 2009 [37] 45,1 TP. Hồ Chí Minh 2010 [9] 49,5 Nigeria 2004 [44] 54,2 Cần Thơ 2010 [17] 50,8 Ghana 2006 [42] 68,8

Trà Vinh 2007-2008 [15] 26,8 Trung Quốc 2001 [41] 43.7 Qua bảng trên đây về tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc điều trị THA của một số nghiên cứu ở trong nước và trên thế giới cho thấy rằng, nhìn chung tình hình tuân thủ dùng thuốc còn thấp, có nhiều nghiên cứu tỷ lệ này chưa đến 50%. Đây là tình trạng đáng lo ngại về điều trị bệnh THA ở nước ta nói riêng cũng như trên thế giới nói chung. Có nhiều lý do dẫn đến không tuân thủ chế độ dùng thuốc điều trị THA, điều này được nêu trong một số nghiên cứu như: tác giả Ninh Văn Đông nêu ra những lý do nổi bật là người bệnh cho rằng THA là bệnh không nguy hiểm, nhiều khi quên uống thuốc, do thấy HA bình thường, uống thuốc tây lâu ngày có hại cho

liên tục lần lượt có tỉ lệ như sau: vẫn khỏe mạnh (46,8%), quên (23,1%), HA có cải thiện (16,1%), không quan tâm đến bệnh (10,8%) [16]; Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hằng các lý do đó là nghĩ đã khỏi bệnh, không biết điêu trị THA là phải liên tục, không muốn uống nhiều thuốc, chi phí mua thuốc, quên uống thuốc, tác dụng phụ của thuốc [8]; trong nghiên cứu của M. Kabir các lý do cho tuân thủ kém là HA bình thường, không có triệu chứng, chi phí điều trị, tác dụng phụ, quên uống thuốc, công việc bận rộn [44]. Trong nghiên cứu của chúng tôi lý do người bệnh không uống thuốc liên tục lâu dài hay gặp nhất là khi ngừng uống thuốc mà thấy người vẫn bình thường (25%), tiếp đến là do nhiều khi quên uống (23,8%), phác đồ điều trị phức tạp, nhiều loại thuốc, tác dụng phụ của thuốc, chi phí mua thuốc lâu dài tốn kém, quan niệm uống thuốc tây lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe và dùng các loại thuốc đông y, dân gian cũng có hiệu quả. Như vậy những lý do dẫn đến người bệnh không tuân thủ dùng thuốc trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu khác khác ở trong nước cũng như trên thế giới.

Từ đó cho thấy, trong việc uống thuốc THA người bềnh rất cần sự hướng dẫn đầy đủ, cụ thể từ cán bộ y tế. Như vậy CBYT cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin về bệnh THA, chế độ điều trị THA. Để cải thiện việc tuân thủ dùng thuốc cần giảm tác dụng phụ của thuốc, trao đổi với người bệnh về tác dụng phụ của thuốc; giảm chi phí điều trị dựa trên kết hợp với biện pháp không dùng thuốc, kê đơn phù hợp với kinh tế của mỗi người bệnh. Điều trị THA cần phải liên tục lâu dài nên có thể cho người bệnh dùng liều duy nhất mỗi ngày và nên kết hợp với sinh hoạt hàng ngày như khuyên họ uống thuốc vào một giờ nhất định, hay uống thuốc trước hoặc sau khi ăn sáng, đánh răng để tránh tình trạng quên uống thuốc.

Trong nhóm nghiên cứu tỷ lệ người bệnh khi uống thuốc có bị tác dụng phụ là 30%. Thực hiện uống thuốc như thế nào khi có tác dụng phụ cũng thể hiện sự tuân thủ dùng thuốc, qua khảo sát phần lớn người bệnh (86,1% trong số người có bị tác dụng phụ) có quyết định xử trí chưa đúng như bỏ uống thuốc luôn một thời gian, hoặc vẫn tiếp tục uống cho đến khi hết thuốc hoặc tự đi mua thuốc khác về uống. Trong trường hợp này người bệnh nên đi khám lại để báo cáo với bác sĩ để nhận

những tư vấn và phương hướng giải quyết phù hợp. Sự phối hợp giữa người bệnh và cán bộ y tế là rất quan trọng, CBYT cần quan tâm, trao đổi thông tin về việc dùng thuốc với người bệnh, cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh một cách tận tình, kỹ càng để giúp người bệnh biết và thực hiện việc uống thuốc đúng cách.

4.2.2.2. Thực hiện tuân thủ không dùng thuốc

Bên cạnh việc tuân thủ dùng thuốc thì trong điều trị THA thực hiện các biện pháp ngoài thuốc cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Người bệnh THA cần theo dõi chỉ số HA thường xuyên có khi là hàng ngày, hay là nhiều lần trong ngày khi cần thiết. Trong nhóm nghiên cứu chỉ có 23,3% thực hiện đo HA thường xuyên và chỉ có 26,2% thực hiện đo trước và sau khi uống thuốc, nhiều người bệnh chỉ đo HA khi đi khám bệnh. Tỷ lệ đo HA thường xuyên trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác giả Ninh Văn Đông là 26% [7]. Nhìn chung phần lớn người bệnh không thực hiện tốt vấn đề đo HA. Điều này có thể do người bệnh bận công việc, do quên, thấy người vẫn bình thường nên không đo HA thường xuyên. Chương trình giáo dục THA của Canada khuyến cáo NB cần tự đo HA tại nhà [38] nên người CBYT cần tư vấn cho người bệnh mua máy đo HA cá nhân và hướng dẫn cho họ cách đo, kiểm tra HA tại nhà mà không cần phải tới các cơ sở y tế hàng ngày.

Trong điều trị THA thì người bệnh nên tái khám định kỳ hoặc khi uống hết thuốc theo đơn của bác sĩ để kiểm tra sức khỏe, đánh giá hiệu quả điều trị và các biến chứng của bệnh nếu có. Trong nhóm nghiên cứu, có 69,6% thực hiện đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi uống hết thuốc theo đơn của bác sĩ. So sánh tỷ lệ người bệnh tái khám định kỳ trong nghiên cứu của chúng tôi với những nghiên cứu khác như sau: NC của Ninh Văn Đông là 7,5% [7]; NC của Trần Cao Minh và cộng sự tại Long An năm 2008 là 54,2% [16]; NC của Vũ Phong Túc và Lê Chính Chuyên 84,9% [27]; NC của Nguyễn Tuấn Khanh [12] năm 2013 tại Tiền Giang có tái khám đều đặn theo hẹn là 83,1%, tỷ lệ tái khám định kỳ trong NC của Nguyễn Văn Nành [17] và NC của Huỳnh Thị Tiền [24] tương ứng là 30,8% và 31,03%. Nhìn chung tỷ lệ người bệnh thực hiện tái khám định kỳ trong nghiên cứu của chúng tôi là khá cao,

điều này có thể do nghiên cứu của chúng tôi cũng như nghiên cứu của Vũ Phong Túc và Nguyễn Tuấn Khanh là thực hiện tại bệnh viện nên trên những đối tượng này phần lớn họ nhận thức được việc đi khám là quan trọng, và người bệnh được CBYT dặn dò việc tái khám mặt khác trong nghiên cứu của chúng tôi hầu hết người bệnh (90,9%) khi được hỏi thì họ hài lòng, rất hài lòng với Trung tâm Y tế quận Hải Châu điều này có thể là động lực để người bệnh tích cực tái khám.

Trong nhóm nghiên cứu vẫn còn 3,3% rất hiếm khi đi khám và 76,6% không đo HA thường xuyên, lý do người bệnh đưa ra là thấy người bình thường không có biểu hiện của bệnh, bận công việc, cơ sở y tế đông chờ đợi lâu hoặc có thể tự mua thuốc uống. Điều này cho thấy CBYT cần phải giáo dục sức khỏe, nâng cao kiến thức cho người bệnh về việc đo HA, đi khám định kỳ, cũng như giúp người bệnh hiểu được tầm quan trọng của những việc này trong theo dõi, điều trị THA.

Trong thay đổi lối sống, cách thức ăn uống ảnh hưởng mạnh nhất [2]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần lớn người bệnh thực hiện tốt việc tuân thủ chế độ ăn khi có đến 72,9% hạn chế ăn mặn, 68,3% hạn chế ăn nhiều dầu mỡ và nội tạng động vật, 74,2% ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và có đến 85,8% hạn chế uống rượu bia. Tỷ lệ hạn chế ăn mặn trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Trần Ngọc Quang [19] và Trần Cao Minh [16] với tỷ lệ lần lượt là 65,2% và 60,7% và cao hơn nhiều nghiên cứu của Nguyễn Văn Nành [17] và Huỳnh Thị Tiền [24] với tỷ lệ tuân thủ chế độ hạn chế ăn mặn lần lượt là 42,4%, 26,8%. Tỷ lệ thực hiện hạn chế uống bia rượu trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Trần Ngọc Quang [19] và Đào Thị Lan [13] với tỷ lệ hạn chế uống bia rượu lần lượt là 88,2% và 86%; nhưng cao hơn so với nghiên cứu của Trần Cao Minh [16] và Ninh Văn Đông [7] với tỷ lệ lần lượt là 57,9% và 44,5%. Tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao vì phần lớn người bệnh có kiến thức đúng về chế độ ăn cho người bệnh THA, tỷ lệ nữ trong nghiên cứu cao hơn (chỉ có 3,3% nữ có uống rượu) nên cũng giảm tỷ lệ uống bia rượu. Ăn mặn, uống nhiều bia rượu là yếu tố nguy cơ gây THA, làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc điều trị THA, làm giảm hiệu quả điều trị. Do vậy cần phải

nâng cao tỷ lệ người bệnh thực hiện đúng chế độ ăn uống, để làm được điều đó cần nâng cao công tác giáo dục, hướng dẫn chế độ ăn uống không chỉ cho người bệnh mà còn cả gia đình người bệnh tại bệnh viện và ở cả trong cộng đồng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người bệnh có thay đổi chế độ sinh hoạt tích cực phù hợp với chế độ điều trị THA cũng khá cao, khi có đến 72,1% người bệnh thực hiện việc đi ngủ đúng giờ, đủ giấc, không thức khuya và có đến 75,8% người bệnh không hút thuốc lá. Bảng dưới đây cho chúng ta thấy tình hình hút thuốc lá ở các nghiên cứu khác ở trong nước.

Bảng 4.2. Tỷ lệ người bệnh THA vẫn còn hút thuốc lá ở các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của tác giả Hút thuốc (%)

Nghiên cứu của tác giả

Hút thuốc (%)

Phạm Gia Khải [11] 33,3 Nguyễn Văn Nành [17] 30

Hoàng Cao Sạ [20] 76,6 Lương Văn Minh [15] 15,3

Trần Cao Minh [16] 15,9 Trần Thiện Thuần [23] 50

Trần Ngọc Quang [19] 11,2 Chúng tôi 24,2

Huỳnh Thị Tiền [24] 31,3

Nghiên cứu của chúng tôi cũng như các nghiên cứu khác ở trong nước tỷ lệ người bệnh hiện đang hút thuốc còn cao, điều này có thể thói quen đã lâu và tính chất công việc của người bệnh nên chưa thể bỏ hút thuốc. Hút thuốc dẫn đến đến nguy cơ các tai biến mạch não, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…là những bệnh có liên quan chặt chẽ với tình trạng THA. Hút thuốc lá còn giảm tác dụng của một số thuốc chống THA [26]. Do vậy cần tăng cường tuyên truyền, vận động không hút thuốc lá để đảm bảo hiệu quả điều trị và nâng cao sức khỏe.

Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp người bệnh THA nói riêng mà toàn dân nói chung nâng cao sức khỏe, hạn chế bệnh tật. Trong nhóm nghiên cứu, tỷ lệ tập thể dục thường xuyên (≥ 5 ngày/tuần) khá cao là 70,4%. Tỷ lệ tập thể dục thường xuyên trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Ninh Văn Đông [7] với 68% và cao hơn so với một số nghiên cứu khác như Trần Cao

này có thể do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại một thành phố lớn, hầu hết người bệnh 50 tuổi trở lên mà ở các thành phố lớn người cao tuổi có phong trào tập luyện thể dục thể thao (như đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga..) rất cao, mặt khác ở những người lớn tuổi (nhất là những người đã nghĩ hưu, ở nhà) thì việc tập thể dục không những nâng cao sức khỏe mà còn là cơ hội để giao lưu, gặp gỡ tạo niềm vui ở những người cao tuổi.

4.2.2.3. Thực hiện tuân thủ điều trị

Thực hành tuân thủ điều trị THA tốt giúp cho người bệnh kiểm soát được HA, ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm liên quan đến THA [52]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuân thủ điều trị được đánh giá trên chế độ dùng thuốc, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, chế độ tập luyện thể dục, theo dõi HA và tái khám theo hướng dẫn, kết quả chỉ có 48,3% tỷ lệ người bệnh đạt về tuân thủ điều trị. Bảng dưới đây cho chúng ta thấy tình hình tuân thủ điều trị THA ở trong nước và trên thế giới.

Bảng 4.3. Tỷ lệ tuân thủ điều trị THA ở các nghiên cứu trong nước và trên thế giới

Địa điểm, năm nghiên cứu Tỷ lệ tuân thủ điều trị (%) Tỷ lệ không TTĐT (%)

Đà Nẵng 2016 48,3 51,7 Hà Nội 1999 [10] 19,1 80,9 Hà Nội 2010 [7] 21,5 78,5 Ninh Bình 2010-2011 [27] 74 26 Long An 2007 [16] 29,09 70,91 Tiền Giang 2013 [12] 26,3 73,7 Ả-rập Xê-út 2011 [48] 35,1 64,9

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị THA trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như các nghiên cứu khác còn thấp. Điều này quả thực là đáng lo ngại về tình hình điều trị bệnh THA cả ở trong nước và trên thế giới.

Trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn quá nữa số người bệnh chưa đạt về thực hành tuân thủ điều trị. Tìm hiểu lý do không thực hiện đầy đủ, liên tục, lâu dài chế độ điều trị, có đến 31,2% người bệnh cho rằng THA là bệnh theo người bệnh suốt đời kể từ khi phát hiện, tiếp đến là bệnh THA thường không có triệu chứng rõ

ràng, cho là bệnh THA không nguy hiểm, do bận công việc và quan hệ trong công việc. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới [52], khi báo cáo này chỉ ra hai trong số những yếu tố quan trọng nhất góp phần không tuân thủ là tính chất không có triệu chứng và suốt đời của bệnh. Bệnh THA không có triệu chứng rõ ràng làm NB nghĩ mình đã khỏi bệnh nên có thể tạm dừng điều trị. THA là bệnh mạn tính kéo dài thậm chí là suốt đời nên cũng làm cho NB sẽ rất khó khăn khi tuân thủ nhiều chế độ điều trị trong một thời gian dài. Tỷ lệ tuân thủ thấp cũng có lẽ do sự hạn chế kiến thức về bệnh và điều tri bệnh THA: NB cho rằng điều trị THA chỉ cần dùng thuốc (22%) trong khi đó vẫn còn 31,7% không tuân thủ dùng thuốc, cũng đã có nhiều lý do dẫn đến người bệnh không tuân thủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tthực trạng tuân thủ điều trị và các yếu tố ảnh hưởng ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế quận hải châu thành phố đà nẵng năm 2016 (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)