Để tính giá thành sản phẩm nhằm phục vụ cho công tác KTQT để phân tích các khoản mục chi phí, kiểm soát, đánh giá hiệu quả sử dụng, phải phân loại các chi phí này thành biến phí và định phí.
Quy trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Bước 1: Tập hợp chi phí phát sinh
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: tập hợp trực tiếp tại các công đoạn theo giá trị thực tế sản phẩm phát sinh.
- Chi phí nhân công nhân thi công: tập hợp theo chi phí thực tế phát sinh.
- Biến phí sản xuất chung, biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: dựa trên các dự toán chi phí nguyên vật liệu, chi phí thi công, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của toàn công ty.
72
- Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ: Xác định theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, vì phần lớn giá trị giá thành công trình thuộc về chi phí nguyên vật liệu
Bước 3: Tính giá thành sản phẩm.
Theo phương pháp giá thành sản theo biến phí thì toàn bộ chi phí cố định từ khâu sản xuất thi công đến khâu lưu thông đều tính vào chi phí thời kỳ, còn toàn bộ các chi phí biến đổi được tính vào giá thành sản phẩm nên với những mức sản xuất thi công khác nhau thì lợi nhuận hoạt động kinh doanh cũng sẽ khác nhau giữa phương pháp tính giá thành của kế toán tài chính và KTQT. (Phụ lục 7)
Công việc tính giá thành sản phẩm theo biến phí có ý nghĩa rất quan trọng vì thông qua việc tính giá cho sản phẩm sẽ giúp cho nhà quản trị biết được chi phí biến đổi tạo ra một cho sản phẩm là bao nhiêu để từ đó đưa ra quyết định về mức giá bán. Bên cạnh đó việc tính giá sản phẩm theo biến phí tạo còn giúp cho nhà quản trị kiểm soát được các mức chi phí cụ thể ở từng khâu, từng bộ phận để có biện pháp khắc phục hay đầu tư kịp thời.
Với cách tính trên, chúng ta dễ dàng linh hoạt định giá bán cho từng sản phẩm, dựa trên biến phí khác nhau.