Định giá sản phẩm theo phương pháp trực tiếp
Định giá bán theo phương pháp trực tiếp là dựa vào cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, giá bán của sản phẩm được xác định như sau:
Giá bán sản phẩm = Chi phí nền + Số tiền tăng thêm
Chi phí nền là chi phí sản phẩm tính theo biến phí từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung, biến phí bán hàng và quản lý.
Số tiền tăng thêm được xác định như sau:
19 % số tiền tăng thêm = Mức hoàn vốn mong muốn + tổng chi phí bất biến Số lượng sản phẩm sản xuất x Chi phí
nền
Theo phương pháp này, ta thấy rằng chi phí nền là biến phí. Vì vậy, ta dễ xác định được mức giá tối thiểu. Định phí có đặc điểm ít biến động nên dễ xác định mức bù đắp định phí cần thiết khi mức độ sản xuất kinh doanh thay đổi. Việc định giá sản phẩm theo phương pháp trực tiếp giúp nhà quản trị đưa ra những mức giá, phạm vi linh hoạt nhanh hơn nhưng vẫn đảm bảo tính bí mật của thông tin cạnh tranh.
Định giá trong các trường hợp đặc biệt [3]
Trong kinh doanh nhiều lúc công ty phải đưa ra các quyết định về giá trong các trường hợp đặc biệt như: khách hàng đặt hàng một lần với một giá đặc biệt trong điều kiện công ty dư thừa năng lực sản xuất, hoạt động trong điều kiện kinh doanh khó khăn, phải đương đầu với đối thủ cạnh tranh mạnh, phải đấu thầu để giành hợp đồng…
Để định giá bán trong các trường hợp đặc biệt, công ty sử dụng cách tính trực tiếp mà không sử dụng cách tính toàn bộ vì nó cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn, cung cấp một sườn linh hoạt của giá nhằm giúp nhà quản trị đưa ra quyết định về giá một cách nhanh chóng trong các trường hợp đặc biệt.
Định giá bán sản phẩm trong trường hợp đặc biệt được xây dựng gồm những bộ phận sau:
Chi phí nền thường bao gồm: Biến phí nguyên vật liệu trực tiếp, biến phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp.
Phần tiền tăng thêm linh hoạt gồm: Định phí sản xuất, định phí bán hàng, định phí quản lý doanh nghiệp, lãi vay vốn kinh doanh, lợi nhuận mong muốn hoặc mức lỗ cần bù đắp.
20
Chi phí nền là mức giá thấp nhất. Trong những trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có thể giảm giá bán bằng chi phí nền để đạt được mục tiêu. Phần tăng thêm là một khoản giá bù đắp định phí sản xuất kinh doanh, lãi vay và đạt lợi nhuận hoặc bù đắp những thua lỗ hiện còn. Phần tiền tăng thêm có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện tùy thuộc vào từng trường hợp đặc biệt trong tình hình sản xuất kinh doanh, chiến lược kinh doanh, tình hình cạnh tranh… Đây là phạm vi linh hoạt để điều chỉnh giá. Một số lựa chọn về định giá sản phẩm trong các trường hợp đặc biệt:
Trong trường hợp doanh nghiệp còn năng lực nhàn rỗi nhưng không thể tăng doanh số theo giá bán hiện thời để mở rộng lợi nhuận thì doanh nghiệp chỉ cần mức giá bán:
Giá bán > Chi phí nền
Trong trường hợp doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ muốn thâm nhập vào thị trường hay tạo một phần thu nhập trang trải cho chi phí trực tiếp như lao động, vật tư… thì giá bán chỉ cần bù đắp được biến phí. Với mức giá này sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được một số khó khăn về tài chính hiện thời. Đồng thời, nó cũng tạo ra một mức dư đảm phí để bù đắp một phần định phí.
Giá bán > Chi phí nền
Trong trường hợp cạnh tranh, đấu thầu, doanh nghiệp muốn tham dự hoặc muốn thâm nhập vào thị trường mới làm nền tảng cho việc sản xuất kinh doanh về sau thì giá bán có thể chỉ bù đắp được mức biến phí.
Giá bán > Chi phí nền