Tiểu kết chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Rèn luyện thao tư duy nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề Toán học cho học sinh tiểu học (Trang 78)

Trong Chương 2, trên cơ sở phân tích lí luận và thực tiễn cùng khảo sát thực trạng rèn luyện các thao tác tư duy nhằm phát triển NL GQVĐ toán học cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giải toán rút về đơn vị, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất 3 biện pháp như sau:

- Biện pháp 1: Rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản trong hình thành phương pháp giải một số bài toán điển hình có hoạt động Rút về đơn vị nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh tiểu học.

- Biện pháp 2: Rèn luyện các nhóm thao tác tư duy thông qua hoạt động giải toán rút về đơn vị.

- Biện pháp 3: Rèn luyện thao tác tư duy thông qua việc phát hiện và sửa chữa sai lầm trong hoạt động giải bài tập có yếu tố Rút về đơn vị.

Với các biện pháp trên chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm và thu được kết quả bước đầu, nội dung cụ thể được trình bày tại Chương 3.

70

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Một số vấn đề về thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm (TN) sư phạm được tiến hành với mục đích kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng một số biện pháp rèn luyện các TTTD nhằm phát triển NL GQVĐ toán học cho HS tiểu học thông qua hoạt động giải toán rút về đơn vị đã được chúng tôi đề xuất ở Chương 2.

3.1.2. Phương pháp thực nghiệm

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu TN bao gồm: Bài kiểm khảo sát trước TN, thiết kế bài dạy theo biện pháp đã xây dựng để tiến hành TN, phiếu khảo sát, bài kiểm tra sau TN

Bước 2: Lựa chọn lớp dạy TN và lớp đối chứng (đảm bảo 2 lớp trước TN có trình độ tương đương)

Bước 3: Tiến hành thực nghiệm một số tiết đã xây dựng Bước 4: Kiểm tra đánh giá kết quả sau thực nghiệm

Bước 5: Đánh giá sơ bộ về tính khả thi và hiệu quả các biện pháp

3.1.3. Thời gian, địa điểm và đối tượng thực nghiệm

Thời gian: Từ 15/9 đến ngày 16/10/2021 Địa điểm TN: Trường Tiểu học Quán Trữ.

Được sự đồng ý của Ban giám hiệu, GV khối lớp 4, 5 của Trường Tiểu học Quán Trữ, chúng tôi tiến hành trao đổi về mục đích TN, nội dung và cách thức tiến hành thực nghiệm. Sau khi trao đổi, chúng tôi thống nhất lựa chọn GV tham gia dạy TN và các lớp tham gia TN và lớp đối chứng như sau:

Khối lớp 4, GV dạy TN là cô giáo Phạm Thị Ngọc. - Lớp thực nghiệm: Lớp 4A2

- Lớp đối chứng: Lớp 4A3

Khối lớp 5, GV dạy TN là cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh. - Lớp thực nghiệm: Lớp 5A1

71

3.2. Tiến hành thực nghiệm

Việc tổ chức thực nghiệm được tiến hành qua ba giai đoạn: - Trước khi thực nghiệm

- Tiến hành thực nghiệm

- Đánh giá kết quả sau thực nghiệm

3.2.1. Khảo sát lớp thực nghiệm, lớp đối chứng trước khi thực nghiệm

Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát trình độ của học sinh từng khối thông qua bài kiểm tra (Phụ lục 3) theo 4 mức độ gồm: - Mức độ 1: HS nhận biết, nhắc lại được nội dung kiến thức, kĩ năng đã học. - Mức độ 2: Hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của bản thân.

- Mức độ 3: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập và cuộc sống.

- Mức độ 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết những vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, thực tiễn cuộc sống một cách linh hoạt.

Khối lớp 4 làm phiếu 01 (Phụ lục 3), khối lớp 5 làm phiếu 02 (Phụ lục 3); Lớp 4A2, 5A1 làm thêm phiếu 03 (Phụ lục 3) để làm cơ sở so sánh sự hứng thú của HS trước và sau TN.

Sau khi tiến hành khảo sát trước TN, chúng tôi nhận thấy lớp đối chứng và lớp thực nghiệm được lựa chọn có sự tương đồng về trình độ và năng lực, đủ điều kiện để tiến hành thực nghiệm.

3.2.2. Thực nghiệm tại lớp

Giáo viên tham gia dạy lớp TN theo kế hoạch bài dạy do tác giả thiết kế, có sử dụng 3 biện pháp đã đề xuất ở chương 2 về rèn luyện các TTTD nhằm phát triển NL GQVĐ toán học cho HS tiểu học thông qua hoạt động giải toán rút về đơn vị. Các biện pháp được lồng ghép trong hoạt động hình thành kiến thức mới, các tình huống dạy học và hoạt động vận dụng, củng cố. Lớp đối chứng vẫn dạy theo kế hoạch bài dạy thông thường.

72

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm 2 tiết học, mỗi khối lớp thực hiện 1 tiết. Cụ thể như sau:

Lớp 4: Bài “Tìm số trung bình cộng”, nội dung chi tiết trong Phụ lục 4. Lớp 5: Bài “Ôn tập và bổ sung về giải toán (tiếp theo)”, nội dung chi tiết trong Phụ lục 5.

3.3. Kết quả thực nghiệm

3.3.1. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm

Sau khi tổ chức thực hiện xong tiết toán có vận dụng một số biện pháp rèn luyện thao tác tư duy nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, chúng tôi tiến hành đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học của học sinh bằng bài kiểm tra có chủ yếu dạng bài toán rút về đơn vị (Phiếu 01, Phiếu 02 trong Phụ lục 6) và phiếu khảo sát mức độ hứng thú của học sinh của lớp đã được thực nghiệm (Phiếu 03 trong Phụ lục 3). Kết quả thu được như sau:

3.3.1.1. Kết quả thực nghiệm lớp 4

Kết quả đánh giá định lượng sau thực nghiệm của khối lớp 4 được thể hiện thông qua bảng và biểu đồ sau:

Bảng 4.1: Kết quả khảo sát kiến thức, kĩ năng của học sinh khối 4 sau thực nghiệm

Lớp Mức

Lớp đối chứng (4A3) Lớp thực nghiệm (4A2) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

1 42/44 95,45 40/42 95,23

2 38/44 86,36 37/42 92,86

3 28/44 63,6 35/42 83,8

73

Biểu đồ 4.1: Kết quả khảo sát kiến thức, kĩ năng của học sinh khối 4 sau thực nghiệm

Nhận xét: Qua bảng và biểu đồ 4.1 cho thấy:

- Kết quả tỉ lệ phần trăm học sinh lớp thực nghiệm về kiến thức và kĩ năng của học sinh trong hoạt động giải toán Rút về đơn vị đạt mức 2 là 92,86% (cao hơn lớp đối chứng 6,5%).

- Kết quả tỉ lệ phần trăm học sinh lớp thực nghiệm về kiến thức và kĩ năng của học sinh trong hoạt động giải toán Rút về đơn vị đạt mức 3 là 83,8% (hơn lớp đối chứng 20,2%).

- Kết quả tỉ lệ phần trăm học sinh lớp thực nghiệm về kiến thức và kĩ năng của học sinh trong hoạt động giải toán Rút về đơn vị đạt mức 4 là 35,7% (hơn lớp đối chứng 3,9%).

Bảng 4.2: Mức độ hứng thú của học sinh lớp 4A2 trước và sau thực nghiệm

Lớp Mức

Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Rất thích 13/44 29,55 21/42 50 Thích 14/44 31,82 16/42 38,1 Bình thường 12/44 27,27 3/42 7,14 Không thích 5/44 11,36 2/42 4,76 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

74

Biểu đồ 4.2: Mức độ hứng thú của học sinh lớp 4A2 trước và sau TN Nhận xét: Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 ta thấy:

- Trung bình tỉ lệ phần trăm học sinh lớp thực nghiệm có mức độ hứng thú rất thích trước TN là 29,55% và sau thực nghiệm là 50% (tăng 20,45%).

- Trung bình tỉ lệ phần trăm học sinh có mức độ thích trước TN là 31,82% sau TN là 38,1% (tăng 6,28%).

- Trung bình tỉ lệ phần trăm học sinh sau TN có mức độ hứng thú bình thường giảm so với trước TN và chỉ còn 2 em không thích.

3.3.1.2. Kết quả thực nghiệm lớp 5

Kết quả đánh giá với khối lớp 5 được thể hiện ở các bảng sau:

Bảng 4.3: Kết quả khảo sát kiến thức, kĩ năng của học sinh khối 5 sau thực nghiệm

Lớp Mức

Lớp đối chứng (5A2) Lớp thực nghiệm (5A1) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 45/45 100 45/45 100 2 40/45 88,89 43/45 95,55 3 29/45 64,44 36/45 80 4 12/45 26,67 15/45 33,33 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Rất thích Thích Bình thường Không thích Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

75

Biểu đồ 4.3: Kết quả khảo sát kiến thức, kĩ năng học sinh khối 5 sau khi thực nghiệm

Nhận xét: Qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.3 cho thấy:

- Kết quả tỉ lệ phần trăm học sinh lớp thực nghiệm về kiến thức và kĩ năng của học sinh trong hoạt động giải toán Rút về đơn vị đạt mức 2 là 95,55% (cao hơn lớp đối chứng 6,66%).

- Kết quả tỉ lệ phần trăm học sinh lớp thực nghiệm về kiến thức và kĩ năng của học sinh trong hoạt động giải toán Rút về đơn vị đạt mức 3 là 80% (cao hơn lớp đối chứng 15,56%).

- Kết quả tỉ lệ phần trăm học sinh lớp thực nghiệm về kiến thức và kĩ năng của học sinh trong hoạt động giải toán Rút về đơn vị đạt mức 4 là 33,33% (cao hơn lớp đối chứng 6,66%).

Bảng 4.4: Mức độ hứng thú của học sinh lớp 5A1 trước và sau TN

Lớp Mức

Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Rất thích 10/45 22,22 19/45 42,22 Thích 15/45 33,33 18/45 40 Bình thường 17/45 37,78 7/45 15,56 Không thích 3/45 6,67 1/45 2,22 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

76

Biểu đồ 4.4: Mức độ hứng thú của học sinh lớp 5A1 trước và sau TN Nhận xét: Qua bảng và biểu đồ 4.4 ta thấy:

- Trung bình tỉ lệ phần trăm học sinh lớp thực nghiệm có mức độ hứng thú rất thích trước thực nghiệm là 22,22% và sau TN là 42,22% (tăng thêm 20%).

- Trung bình tỉ lệ phần trăm học sinh có mức độ thích trước TN là 33,33% và sau TN là 40% (tăng thêm 6,67%).

- Trung bình tỉ lệ phần trăm học sinh sau TN có mức độ hứng thú bình thường và không thích giảm đi so với trước TN.

3.3.2. Đánh giá sơ bộ về kết quả thực nghiệm

Kết quả trên đã cho thấy học sinh làm quen với các biện pháp rất nhanh, GV không gặp khó khăn trong quá trình thực hiện biện pháp. Đặc biệt học sinh cảm thấy mình có khả năng làm tốt được dạng toán này và cảm thấy hứng thú với biện pháp học, muốn tiếp tục được học tập và rèn luyện với biện pháp mà chúng tôi đưa vào thực nghiệm. Điều này chứng tỏ các biện pháp có thể áp dụng.

Kết quả kiểm tra năng lực của học sinh lớp TN so với lớp đối chứng có sự chệnh lệch theo chiều hướng tốt hơn. Vì vậy có thể thấy được hiệu quả của biện pháp trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh Tiểu học. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Rất thích Thích Bình thường Không thích Trước TN Sau TN

77

Tóm lại, việc ứng dụng các biện pháp rèn luyện thao tác tư duy cho học sinh nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giải toán Rút về đơn vị là có khả quan, đem lại hiệu quả và có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy tại các trường.

3.4. Tiểu kết chương 3

Việc thực nghiệm 3 biện pháp đã đề xuất để rèn luyện thao tác tư duy nhằm phát triển NL GQVĐ toán học ở chương 2, chúng tôi nhận thấy năng lực GQVĐ toán học của học sinh và sự hứng thú của học sinh đối với hoạt động giải toán là rất tích cực. Các thao tác tư duy của các học sinh ở lớp thực nghiệm được học sinh vận dụng thuần thục hơn, năng lực giải quyết vấn đề toán học trong hoạt động giải toán có liên quan đến rút về đơn vị tốt hơn so với lớp đối chứng.

78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học. Việc phát triển NL GQVĐ cho học sinh tiểu học có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần vào việc phát huy khả năng tư duy nhạy bén, logic, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống,… Từ đó giúp các em yêu thích môn học, yêu thích tìm tòi khám phá tri thức hơn, phát huy khả năng sáng tạo vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Sau thời gian nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm, đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về tâm sinh lý học sinh tiểu học như: Tư duy, các giai đoạn của tư duy, các thao tác tư duy,…; năng lực và năng lực giải quyết vấn đề toán học, mục tiêu, mạch kiến thức môn Toán ở Tiểu học; Đưa ra những nhận xét dựa trên thực trạng việc dạy và học dạng toán liên quan đến Rút về đơn vị ở Tiểu học.

- Xây dựng được 3 biện pháp như sau:

Biện pháp 1: Rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản trong hình thành phương pháp giải một số bài toán điển hình có hoạt động Rút về đơn vị nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh tiểu học.

Biện pháp 2: Rèn luyện các nhóm thao tác tư duy thông qua hoạt động giải toán rút về đơn vị.

Biện pháp 3: Rèn luyện thao tác tư duy thông qua việc phát hiện và sửa chữa sai lầm trong hoạt động giải bài tập có yếu tố Rút về đơn vị.

- Xây dựng được kế hoạch và tổ chức thực nghiệm sư phạm với mục đích kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Với quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm hiện nay, việc phát triển năng lực của học sinh, các năng lực đặc thù trong môn toán học nói chung và năng lực giải quyết vấn đề toán học nói riêng là quan trọng và cần thiết. Chúng tôi hi vọng đề tài nghiên cứu này sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích

79

đối với giáo viên Tiểu học và các bạn sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học. Mong rằng phương pháp đưa ra trong đề tài sẽ được áp dụng trong dạy học môn Toán ở Tiểu học. Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi giáo viên phải có sự phối hợp đồng bộ, nhuần nhuyễn nhiều biện pháp đã nêu.

2. Kiến nghị

Giáo viên cần hệ thống hóa các kiến thức và các dạng bài của toán rút về đơn vị nói riêng và giải toán nói chung để thấy vị trí và vai trò của nó trong mạch kiến thức.

Giáo viên cần tích cực nghiên cứu sâu kiến thức, tìm hiểu, xây dựng các cách giải quyết khác nhau trước mỗi bài toán để chủ động trao đổi, định hướng cho từng nhóm học sinh một cách hiệu quả và đảm bảo phát huy năng lực toán học của mỗi học sinh.

Giáo viên cần nghiên cứu kĩ và vận dụng linh hoạt, phối hợp các phương pháp, hình thức dạy học sao cho hiệu quả, luôn tạo điều kiện cho HS có cơ hội phát huy hết khả năng, năng lực của bản thân.

Sau mỗi giờ lên lớp, GV cần tự đánh giá và rút kinh nghiệm để điều chỉnh kế hoạch lên lớp của bản thân. Có thể là hình thức tổ chức tiết học, phương pháp, câu hỏi dẫn dắt, đồ dùng dạy học hoặc hình thức làm bài hay định hướng lời nhận xét về kĩ năng, năng lực và phẩm chất cho học sinh ở từng hoạt động, cũng có thể là bổ sung thêm cách giải mới, cách giải hay được phát hiện… Từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy và chất lượng giáo dục.

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Rèn luyện thao tư duy nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề Toán học cho học sinh tiểu học (Trang 78)