Kết quả khảo sát sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Rèn luyện thao tư duy nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề Toán học cho học sinh tiểu học (Trang 81 - 85)

Sau khi tổ chức thực hiện xong tiết toán có vận dụng một số biện pháp rèn luyện thao tác tư duy nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, chúng tôi tiến hành đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học của học sinh bằng bài kiểm tra có chủ yếu dạng bài toán rút về đơn vị (Phiếu 01, Phiếu 02 trong Phụ lục 6) và phiếu khảo sát mức độ hứng thú của học sinh của lớp đã được thực nghiệm (Phiếu 03 trong Phụ lục 3). Kết quả thu được như sau:

3.3.1.1. Kết quả thực nghiệm lớp 4

Kết quả đánh giá định lượng sau thực nghiệm của khối lớp 4 được thể hiện thông qua bảng và biểu đồ sau:

Bảng 4.1: Kết quả khảo sát kiến thức, kĩ năng của học sinh khối 4 sau thực nghiệm

Lớp Mức

Lớp đối chứng (4A3) Lớp thực nghiệm (4A2) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

1 42/44 95,45 40/42 95,23

2 38/44 86,36 37/42 92,86

3 28/44 63,6 35/42 83,8

73

Biểu đồ 4.1: Kết quả khảo sát kiến thức, kĩ năng của học sinh khối 4 sau thực nghiệm

Nhận xét: Qua bảng và biểu đồ 4.1 cho thấy:

- Kết quả tỉ lệ phần trăm học sinh lớp thực nghiệm về kiến thức và kĩ năng của học sinh trong hoạt động giải toán Rút về đơn vị đạt mức 2 là 92,86% (cao hơn lớp đối chứng 6,5%).

- Kết quả tỉ lệ phần trăm học sinh lớp thực nghiệm về kiến thức và kĩ năng của học sinh trong hoạt động giải toán Rút về đơn vị đạt mức 3 là 83,8% (hơn lớp đối chứng 20,2%).

- Kết quả tỉ lệ phần trăm học sinh lớp thực nghiệm về kiến thức và kĩ năng của học sinh trong hoạt động giải toán Rút về đơn vị đạt mức 4 là 35,7% (hơn lớp đối chứng 3,9%).

Bảng 4.2: Mức độ hứng thú của học sinh lớp 4A2 trước và sau thực nghiệm

Lớp Mức

Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Rất thích 13/44 29,55 21/42 50 Thích 14/44 31,82 16/42 38,1 Bình thường 12/44 27,27 3/42 7,14 Không thích 5/44 11,36 2/42 4,76 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

74

Biểu đồ 4.2: Mức độ hứng thú của học sinh lớp 4A2 trước và sau TN Nhận xét: Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 ta thấy:

- Trung bình tỉ lệ phần trăm học sinh lớp thực nghiệm có mức độ hứng thú rất thích trước TN là 29,55% và sau thực nghiệm là 50% (tăng 20,45%).

- Trung bình tỉ lệ phần trăm học sinh có mức độ thích trước TN là 31,82% sau TN là 38,1% (tăng 6,28%).

- Trung bình tỉ lệ phần trăm học sinh sau TN có mức độ hứng thú bình thường giảm so với trước TN và chỉ còn 2 em không thích.

3.3.1.2. Kết quả thực nghiệm lớp 5

Kết quả đánh giá với khối lớp 5 được thể hiện ở các bảng sau:

Bảng 4.3: Kết quả khảo sát kiến thức, kĩ năng của học sinh khối 5 sau thực nghiệm

Lớp Mức

Lớp đối chứng (5A2) Lớp thực nghiệm (5A1) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 45/45 100 45/45 100 2 40/45 88,89 43/45 95,55 3 29/45 64,44 36/45 80 4 12/45 26,67 15/45 33,33 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Rất thích Thích Bình thường Không thích Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

75

Biểu đồ 4.3: Kết quả khảo sát kiến thức, kĩ năng học sinh khối 5 sau khi thực nghiệm

Nhận xét: Qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.3 cho thấy:

- Kết quả tỉ lệ phần trăm học sinh lớp thực nghiệm về kiến thức và kĩ năng của học sinh trong hoạt động giải toán Rút về đơn vị đạt mức 2 là 95,55% (cao hơn lớp đối chứng 6,66%).

- Kết quả tỉ lệ phần trăm học sinh lớp thực nghiệm về kiến thức và kĩ năng của học sinh trong hoạt động giải toán Rút về đơn vị đạt mức 3 là 80% (cao hơn lớp đối chứng 15,56%).

- Kết quả tỉ lệ phần trăm học sinh lớp thực nghiệm về kiến thức và kĩ năng của học sinh trong hoạt động giải toán Rút về đơn vị đạt mức 4 là 33,33% (cao hơn lớp đối chứng 6,66%).

Bảng 4.4: Mức độ hứng thú của học sinh lớp 5A1 trước và sau TN

Lớp Mức

Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Rất thích 10/45 22,22 19/45 42,22 Thích 15/45 33,33 18/45 40 Bình thường 17/45 37,78 7/45 15,56 Không thích 3/45 6,67 1/45 2,22 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm

76

Biểu đồ 4.4: Mức độ hứng thú của học sinh lớp 5A1 trước và sau TN Nhận xét: Qua bảng và biểu đồ 4.4 ta thấy:

- Trung bình tỉ lệ phần trăm học sinh lớp thực nghiệm có mức độ hứng thú rất thích trước thực nghiệm là 22,22% và sau TN là 42,22% (tăng thêm 20%).

- Trung bình tỉ lệ phần trăm học sinh có mức độ thích trước TN là 33,33% và sau TN là 40% (tăng thêm 6,67%).

- Trung bình tỉ lệ phần trăm học sinh sau TN có mức độ hứng thú bình thường và không thích giảm đi so với trước TN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Rèn luyện thao tư duy nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề Toán học cho học sinh tiểu học (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)