I. MỞ ĐẦU
1.3.1. Các năng lực chung
- Năng lực tự học
G. Polya đã viết: “Cách giải này đúng thật, nhưng làm thế nào để phát hiện ra những sự kiện như vậy? và làm thế nào để tự mình phát hiện ra
được?” [21]. Quan điểm này của G. Polya muốn nhấn mạnh ý nghĩa của việc dạy cho HS biết tự tìm tòi lời giải, tự tìm ra cái mới từ những cái quen thuộc, đã biết. Điều này có nghĩa là G. Polya rất đề cao việc GV phát triển ở HS năng lực tự học.
Mô hình lớp học đảo ngược giúp học sinh tự xác định được mục tiêu học tập. Học sinh tự xác định nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được. Đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục được những khía cạnh còn yếu kém.
Mô hình lớp học đảo ngược giúp HS tự lập kế hoạch và thực hiện cách học. Giúp HS có khả năng tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học, hình thành cách học tập riêng của bản thân. Tự tìm nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau. HS thành thạo sử dụng thư viện, chọn các
tài liệu liên quan với từng chủ đề học tập, HSnh tự ghi chép thông tin đọc được bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.
Với mô hình LHĐN học sinh tự đánh giá và điều chỉnh được việc học của mình. HS tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập, tự suy ngẫm cách học của mình để rút kinh nghiệm sau đó áp dụng vào các tình huống khác, tự điều chỉnh cách học để tiện cho việc đánh giá.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
Năng lực giao tiếp và hợp tác là một trong những năng lực quan trọng của con người trong xã hội hiện nay. Hành động xây dựng ý tưởng để chia sẻ thông tin hoặc lập luận để thuyết phục người khác là một phần quan trọng trong học tập. Ý tưởng được đưa ra trao đổi và chịu sự phản biện cẩn thận thì chúng thường được sàng lọc và cải tiến. Trong quá trình này, học sinh làm sâu sắc thêm các kĩ năng của mình thông qua sự phản biện và theo logic của
người khác. Hiện nay, việc phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác từ trong trường học đã trở thành một xu thế giáo dục trên thế giới.
Với mô hình LHĐN, HS phải hoàn thành nhiệm vụ trước buổi học theo nhóm, bên cạnh đó thời gian trên lớp cũng sẽ được dùng cho HS thảo luận theo nhóm, dùng để trình bày sự tìm hiểu của mình. Vì vậy phương pháp này góp phần phát triển cho HS năng lực giao tiếp và hợp tác. Cụ thể với việc thảo luận theo nhóm HS biết giao tiếp và hợp tác với nhau trên nhiều phương diện như: HS nêu được quan điểm của mình, nghe được quan điểm của bạn. Thảo luận theo nhóm cho phép một cá nhân nhỏ lẻ vượt qua chính mình để đạt kết quả cao và kéo các thành viên khác cùng tham gia. Thảo luận giúp HS dùng khả năng của mình tạo nên sức mạnh tập thể, đem lại kết quả tốt mà một cá nhân không làm được hoặc làm được nhưng tính hiệu quả không cao. HS sẽ hào hứng hơn khi có sự đóng góp của mình vào thành quả chung. Từ đó vốn hiểu biết, kinh nghiệm xã hội của học sinh thêm phong phú, kĩ năng giao tiếp,
hợp tác, tính khách quan khoa học, tư duy phê phán của HS được rèn luyện và phát triển. HS cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Mô hình LHĐN giúp HS cùng trao đổi, chia sẻ, phối hợp với nhau trong các hoạt động học tập thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập diễn ra trong mỗi giờ học. HS thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về vấn đề đặt ra, lắng nghe những ý kiến trao đổi, thảo luận của các bạn trong nhóm và tự mình điều chỉnh tri thức.Thông qua việc thảo luận theo nhóm, theo cặp,…hoặc hình thức thảo luận chung cả lớp HS được giải thích, thuyết phục, đánh giá các ý tưởng, giải pháp trong sự giao tiếp, giao lưu lẫn nhau.
Mô hình LHĐN giúp HS có kĩ năng giao tiếp tương tác trò với trò: HS biết trình bày ý kiến một cách rõ ràng, biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác, biết ngắt lời một cách hợp lí, biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối.
Mô hình LHĐN giúp HS có kĩ năng xây dựng niềm tin: Đây là kĩ năng tránh đi sự mặc cảm, nhất là với HS gặp khó khăn về học tập. Mô hình còn giúp HS xây dựng phẩm chất cá nhân như mạnh dạn, tự tin, tự lực…, giúp các em ý thức về bản thân mình, giúp các em có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với những người xung quanh, với sự vật, hiện tượng quanh mình. Đặc biệt mô hình còn giúp các em hình thành một số kĩ năng sống như tôn trọng, hợp tác, thân thiện và chia sẻ.
- Phát triển năng lực sáng tạo
Năng lực sáng tạo là khả năng thực hiện những điều chưa biết, tạo ra những cái mới, đồng thời cũng là khả năng giải quyết được các tình huống học tập, vận dụng linh hoạt các hoàn cảnh cụ thể dựa trên những kiến thức đã biết. Năng lực sáng tạo không phải yếu tố bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình học tập và hoạt động của HS. Năng lực sáng tạo của mỗi HS gắn với kĩ năng, kĩ xảo và vốn hiểu biết họ. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, việc hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cho HS là việc làm cần thiết
của mỗi GV. Cách tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực sáng tạo của HS là đặt họ vào vị trí chủ thể của hoạt động tự lực, tự giác, tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh tri thức, phát triển năng lực sáng tạo, hoàn thiện phẩm chất cá nhân.
Để làm được điều trên thì việc áp dụng mô hình LHĐN là một lựa chọn hợp lý, vì mô hình này giúp HS có khả năng giải quyết được các tình huống trong học tập, vận dụng linh hoạt trong hoàn cảnh cụ thể dựa trên nhưng kiến thức đã học.
Với mô hình LHĐN khi GV đưa ra yêu cầu mới, chưa được học, HS vẫn có thể tự phân tích, tự tìm được cách giải quyết .
Mô hình thúc đẩy HS sau khi học xong một bài hay một chương sẽ biết tự phân tích, so sánh với các bài học trước để khái quát hóa, đưa ra được mỗi liên hệ giữa các bài, các chương.
Mô hình LHĐN còn giúp HS mạnh dạn đề xuất nhưng cái mới không theo những quy tắc đã có, biết cách biện hộ, bảo vệ luận điểm mà mình đưa ra và bác bỏ các quan điểm không đúng.
Đặc biệt mô hình giúp HS học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau, học từ bạn, học từ thầy và kết hợp các phương tiện thông tin, khoa học kĩ thuật hiện đại trong quá trình học tập. Từ đó biết vận dụng và cải tiến những điều học được để hoàn thiện tri thức.