I. MỞ ĐẦU
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Đánh giá kết quả định tính
Để có được thông tin về hiệu quả của việc vận dụng mô hình LHĐN trong các tiết thực nghiệm, chúng tôi đã tham gia giảng dạy, tham gia dự giờ quan sát các hoạt động học tập của HS, HS hoạt động nhóm, ghi vở, sau đó tiến hành phát phiếu thăm dò HS, phỏng vấn sau mối tiết học.
3.4.1.1. Kết quả phiếu thăm dò
Chúng tôi tiến hành phát phiếu thăm dò HS các lớp TN. Trong phiếu thăm dò ý kiến của HS cảm nhận về các buổi học được tổ chức theo mô hình LHĐN có các câu hỏi với các mức độ:
Mức độ 1 – không bao giờ, không thích ; Mức độ 2 - hiếm khi, bình thường ; Mức độ 3 – thỉnh thoảng, thích ; Mức độ 4 – thường xuyên, rất thích. - Số phiếu phát ra: 83 phiếu. - Số phiếu thu về: 83 phiếu.
100% số phiếu hợp lệ Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về cảm nhận của HS khi được học theo mô hình lớp học đảo ngược
STT Nội dung thăm dò Mức độ
1 2 3 4
1
Em có mong muốn thầy cô sử dụng mô hình LHĐN trong dạy học không ?
15% 14,25% 17,95% 52,8%
2
Em có cảm thấy hiểu bài và hứng thú hơn sau khi học tập áp dụng mô hình LHĐN không ?
10,14% 16,24% 21,43% 52,19%
3
Em có theo kịp tiến độ của bài học có áp dụng mô hình LHĐN không ? 12% 17,28% 23,14% 47,58% 4 Em có gặp khó khăn gì trong bài học được áp dụng LHĐN không ? 18% 21,15% 35,64% 25,21% 5 Em có nhận thấy mình tiến bộ hơn sau mỗi giờ học được áp dụng LHĐN không ?
13,59% 12,24% 32,32% 41,85%
Kết quả thu được cho thấy còn 29,28% các em còn chưa theo kịp tiến độ của bài học và có 38,15% còn gặp khó khăn khi tham gia học tập với mô hình LHĐN; Kết quả khảo sát cũng chỉ ra còn nhiều bạn thụ động, thờ ơ chưa có ý thức tự giác trong học tập. Khoảng 39,15% các bạn có đường truyền chưa ổn định, chưa có máy tính laptop, điện thoại và các phương tiện để kết nối mạng trong quá trình thao tác các bài tập, bài kiểm tra trên các phần mềm trực tuyến. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến trong việc học tập với mô hình LHĐN. Để khắc phục những khó khăn trên các em cần chủ động học tập, chủ
động hoàn thành các nhiệm vụ học tập, tự giác học tập và biết giúp đỡ, động viên nhau.
Kết quả thu được cũng cho thấy hầu hết các HS rất thích được học các giờ học được áp dụng mô hình LHĐN (73,62%) , các em đều thấy tiến bộ hơn sau mỗi bài học, các em hào hứng, tích cực tham gia học tập, lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn ( 74,17%). Điều này sẽ tăng hiệu quả học tập, giúp các em phát triển khả năng tự học, tự nghiên cứu, giúp các em chủ động, sáng tạo trong học tập.
3.4.1.2. Kết quả phản hồi của giáo viên và HS sau thực nghiệm
Khi thực hiện tiến hành thực nghiệm ở bài đầu tiên kết quả thu được như sau:
HS ở cả bốn lớp đều có ý thức học tập, tập trung nghe giảng, thực hiện được các yêu cầu của GV. Tuy nhiên còn một số vấn đề như sau:
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà còn nhiều sai xót, chưa đảm bảo về mặt hình thức, việc nộp và nhận nhiệm vụ còn lúng túng.
- HS ghi chép không đủ bài, ghi không chính xác.
- HS làm bài trên các phần mềm còn xảy ra nhiều lỗi như không vào được, quên mật khẩu, không biết cách nộp bài.
- HS phân tích và xử lí thông tin còn chậm, còn chưa chú ý.
- Khi HS trình bày nhiệm vụ của nhóm thì nhiều em diễn đạt không thoát ý, nói chưa rõ ràng xắp xếp bố cục không logic, thiếu tự tin.
Giáo viên chuẩn bị chu đáo, nhiệt tình, có trách nhiệm, có kinh nghiệm. Tuy nhiên GV vẫn có thói quen dạy theo cách truyền thống. GV còn nói nhiều, nói chưa trọng tâm, còn sợ HS hoạt động nhóm mất trật tự. GV quay video bài giảng còn hạn chế về mặt nội dung và hình thức. Các bước lên lớp đối với GV dạy thực nghiệm còn chưa thuần thục.
Như vậy sau bài dạy đầu tiên chúng tôi thấy chưa có sự khác biệt nhiều giữa GV dạy thực nghiệm và GV đối chứng. Chúng tôi đã rút kinh nghiệm, góp ý tiết dạy cho GV dạy thực nghiệm nhằm khắc phục những nhược điểm trên và yêu cầu GV thực hiện theo đúng thiết kế bài dạy.
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm ở các bài tiếp theo kết quả thu được đã được cải thiện hơn rất nhiều.
- HS tự tin hơn, khả năng thuyết trình tốt hơn. Biết diễn đạt kiến thức bằng ngôn ngữ toán học tốt hơn.
- HS hoàn thành nhiệm vụ sớm hơn, chất lương bài làm tốt hơn, hs đã làm quen với việc xem video bài giảng và tiếp thu kiến thức thông qua bài giảng,
- HS gửi và nhận bài thành thục, nhuần nhuyễn hơn trong các thao tác làm bài, có kĩ năng khai thác tài liệu tốt.
- HS phân nhiệm vụ trong nhóm hợp lí hơn, hoạt động nhóm hiệu quả hơn. - HS giải được những bài toán có nội dung thực tế, HS thích thú khi giải các bài toán này vì các em hiểu được ứng dụng thực tế của toán học, biết được ý nghĩa của việc học toán.
- HS có khả năng kiểm tra chéo nhau, có thể nhận xét và bổ xung cho lời giải của bạn…
- Ở lớp dạy thực nghiệm HS tích cực hơn, có ý thức tham gia xây dựng bài hơn, trao đổi tranh luận sôi nổi hơn, giải quyết được nhiều dạng bài tập hơn.
Từ đây chúng tôi thấy việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chủ đề ‘’Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng’’ đã đem lại kết quả rất khả quan.
3.4.2. Đánh giá kết quả định lượng
Sau khi thực hiện dạy thực nghiệm xong chúng tôi tổ chức cho HS làm bài kiểm tra viết thời gian 45 phút gồm TNKQ 10 câu và tự luận 1 câu. Đề kiểm tra theo 4 mức độ tư duy: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Sau đó chúng tôi tiến hành chấm rồi phân tích kết quả thu được.
Bảng 3.4. Bảng phân phối kết quả bài kiểm
Đối tượng ( Số HS) Số HS đạt điểm Xi x s2 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN (83) 0 0 0 0 2 4 13 23 19 15 7 7,52 2,033 ĐC (85) 0 0 0 3 6 17 20 19 11 7 2 6,4 2,548
So sánh phương sai cho thấy: Sự khác nhau của hai nhóm không có ý nghĩa thông kê.
So sánh điểm trung bình ta có: Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng.
2TN ÐC2 4.799 TN ÐC TN ÐC x x T s s n n − = = +
Bảng phân tích kết quả điểm kiểm tra:
Bảng 3.5. Phần trăm HS đạt điểm Xi
Lớp Phần trăm HS đạt điểm Xi(%)
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 0 0 0 0 2,4 4,8 15,7 27,7 22,9 18,1 8,4
ĐC 0 0 0 3,5 7,1 20 23,5 22,4 12,9 8,2 2,4
Bảng 3.6. Phần trăm HS đạt điểm Xi trở xuống
Lớp Phần trăm HS đạt điểm Xi(%) trở xuống
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 0 0 0 0 2,4 7,2 22,9 50,6 73,5 91,6 100
ĐC 0 0 0 3,5 10,6 30,6 54,1 76,5 89,4 97,6 100
Từ bản 3.6 ta có biểu đồ biểu diễn lũy tích của các bài kiểm tra thực nghiệm
Biểu đồ 3.1. Đường lũy tích của bài kiểm tra thực nghiệm
`
Kết quả bài kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC dựa trên các số liệu HS đạt điểm theo các mức điểm: yếu, kém, trung bình, khá, giỏi được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.4. Thống kê kết quả các bài kiểm tra của hai lớp TN và ĐC Phân loại kết quả học tập (%)
Điểm TB Lớp Yếu, kém (<5 điểm) Trung bình (5 đến 6) Khá (7 đến 8) Giỏi (9 đến 10) TN 2.4% 20.5% 50.6% 26.5% 7,52 ĐC 10.6% 43.5% 35.3% 10.6% 6,4 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm Đỗi chứng
0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00%
Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém
Tỉ
lệ
%
Học Lực
BIỂU ĐỒ SO SÁNH KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA SỐ 4 CỦA LỚP THỰC NGHIỆM VÀ LỚP ĐỐI CHỨNG
Lớp TN Lớp ĐC
Biểu đồ so sánh kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng :
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ cột so sánh kết quả các bài kiểm tra
Qua biểu đồ ta thấy rõ điểm số có sự khác biệt ở các mức độ: Dưới TB, TB, Khá, Giỏi ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Ở lớp ĐC tỉ lệ số HS đạt điểm dưới TB, TB nhiều (dưới TB 10,6%, TB 43,5%), tỉ lề HS đạt điểm khá, giỏi ít (Khá 35,3%, giỏi 10,6%)
Ở lớp TN tỉ lệ số HS đạt điểm dưới TB, TB ít (dưới TB 2,4%, TB 20,5%), tỉ lề HS đạt điểm khá, giỏi nhiều (Khá 50,6%, giỏi 26,5%).
Từ kết quả thống kê ở trên ta thấy bước đầu dạy học theo mô hình LHĐN là thành công.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương chúng tôi đã trình bày nội dung của việc triển khai quá trình TN sư phạm để đánh giá hiệu quả và khẳng định tính khả thi của mô hình LHĐN. Từ việc phân tích các kết quả thu được ta có thể có những kết luận ban đầu về đề tài như sau:
Kết quả học tập ở lớp TN cao hơn ở lớp ĐC. Kết quả này có được là do hiệu quả của việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học mang lại.
Việc vận dụng mô hình LHĐN trong giảng dạy chủ đề ‘’ Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng’’ đã cho thấy được sự tích cực hóa HĐ của HS, giờ học trở nên sôi động, hứng thú, giúp HS chủ động nắm bắt và tìm hiểu kiến thức, giúp HS tự điều chỉnh tốc độ học tập phù hợp với nhận thức của mình.
Tuy nhiên do điều kiện và thời gian TN có hạn nên quá trình TN mới chỉ dừng lại trong một số bài dạy chủ đề ‘’ Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng’’ và áp dụng trên một số lớp học, mặc dù vậy vẫn phần nào minh chứng cho tính khả thi và hiệu quả của mô hình LHĐN trong dạy học.
KẾT LUẬN VÀ KHIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Mô hình lớp học đảo ngược với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin mở ra cho chúng ta những cơ hội học tập tích cực hiệu quả. Với việc ứng dụng mô hình này vào trong giảng dạy môn toán giúp HS có được nhiều trải nghiệm học tập phong phú, phát triển ở các em những năng lực cần thiết của con người trong thời đại mới. Đồng thời việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy cũng đòi hỏi người dạy phải toàn năng hơn, linh hoạt hơn để tận dụng tối đa các phương tiện, công nghệ, kĩ thuật vào dạy học. Dù việc áp dụng mô hình trong dạy học còn gặp một số khó khăn xong nếu được triển khai rộng rãi thì đây sẽ là mô hình học tập hoàn toàn phù hợp trong thời đại công nghệ số hiện tại và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như bây giờ.
2. Khuyến nghị.
- GV cần đầu tư hơn nữa về bài giảng, cần tìm hiểu và áp dụng thêm nhiều các phần mềm dạy học tiện ích, chất lượng nhằm nâng cao hơn tính hiệu quả của mô hình LHĐN.
- Gia đình và nhà trường cần tăng cường cơ sở vật chất phục vụ việc học và dạy online đạt kết quả tốt nhất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng việt
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005.
[2] Chương trình giáo dục phổ thông môn toán 2018
[3] Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn Toán,
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[4] Dự án Việt - Bỉ (2009), Dạy và học tích cực.Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[5] Đào Thái Lai (2006), Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ,Viện chiến lược và
chương trình giáo dục, Hà Nội.Tú Sỹ Chương ( 2011), Ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập hóa vô cơ, Thông tin khoa học - Công nghệ Quảng bình. [6] Đào Xuân Sang ( 2017), Quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường Đại học Điện lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
[7] Đặng Thị Thu Thủy, Trần Đình Châu (2015), Ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học và công tác quản lý nhà trường, Dự án phát triển giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[8] Đỗ Văn Thông: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm.
[9] Đỗ Thị Hồng Minh ( 2019) Khai thác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tương tác Hình học 11, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[10] Đỗ Mạnh Cường (2008), Giáo trình ứng dụng CNTT trong dạy học, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
[11] Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ(2006), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, NXB Giáo dục.
[12] Ngô Minh Đức ( 2005), Hướng dẫn sử dụng Microsoft Project trong lập trình và quản lý dự án, NXB Xây Dựng, Hà Nội.
[13] Nguyễn Quốc Vũ. Luận án tiến sĩ ‘’ Dạy học đảo ngước định hướng phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên ngành kĩ thuật điện tử’’.
[14] Nghị quyết chính Phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993.
[15] Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực, NXB Giáo dục.
[16] Trần Đức Huyên (2003), Bài tập trắc nghiệm Toán 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[17] Trần Văn Hạo, Nguyễn Mộng Hy, Khu Quốc Anh, Nguyễn Hà Thanh, Phan Văn Viện (2007), Hình học 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[18] Vũ Văn Công (2011), Vận dung quan điểm SPTT vào dạy học nội dung Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng hình học 11 nâng cao trường THPT, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường đại học Thái Nguyên.
[19] Trần Nữ Mai Thi, Trần Thị Thái Hà (2010), CNTT trong dạy học tích cực, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[20] Trần Văn Hưng, Trần Việt Dũng (2016), “Dạy học Toán cho sinh viên các ngành kỹ thuật trong môi trường B-Learning theo tiếp cận năng lực”, kỷ yêu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia - giáo dục kỹ thuật các xu hướng công nghệ và thách thức, trang 156-165, tháng 9/2016
[21] Tác phẩm “Giải toán như thế nào”, (Polya, 1997)
[22] Vũ Thị Bình. Luận án tiến sỹ khoa học ‘’ Bồi dưỡng năng lực biểu diễn toán học và năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trong dạy học môn toán lớp 6, lớp 7’’.
B. Tài liệu tiếng Anh
[23] Baker.W. (2000). The Classroom Flip: Using Web Course Management Tools to Become the Guide by the side. In 11th Intemational Conference on College Teaching and Learning(pp.9-17).
[24] Bishop, J. L. – Verleger, M. A. (2013). The flipped classroom: A survey of the research. In Proceedings, of the 120th ASEE National Conference, Vol. 30, pp, 1-18.
[25] Bloom B.S (1956). Taxnomy of Educational Objectives, Handbook I: The Cognitive Domain New York; David McKay Co Inc.
[26] Diane B. Marks (2015). Flipping The Classroom: Turning An
Instructional Methods Course Upside Down. Journal of College Teaching and Learning, Vol. 12(4), pp. 241-248.
[27] Lage, M.J. – Platt, G. J. –Treglia, M. (2000). Inverting the classroom: A gateway to creating an inclusive learning environment. The Joumal of Economic Education, Vol. 31(1), pp. 30-43.
[28] SangWon Maeng (1999), Kế hoạch tổng thể vi tính hoá hệ thống Dạy nghề, Dự án ADB. TA - 3063 - VIE, Hà Nội.
[29] Kharlamôp I. F. (1978), Phát huy tính tích cực của HS như thế nào?, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[30] Wilfried Admiraal, ( Anh Thư dịch) (2020), Ứng dụng CNTT ở bậc trung học:Mười điểm cần lưu ý, Tạp chí Tia sáng ngày 25/05/2020, Bộ Khoa học và Công nghệ.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát dành cho Giáo viên và Học sinh
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN VỀ VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC
Kính thưa quý Thầy/Cô,
Với mục đích tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học Toán ở trường THPT, chúng tôi kính mong quý Thầy/Cô giúp đỡ dành chút thời gian để cung cấp thông tin qua phiếu điều tra bằng cách trả lời các câu hỏi sau. Những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy/Cô có ý nghĩa quan trọng trong công trình nghiên cứu của chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn quý Thầy/Cô!
PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên giáo viên: ... Ngày khảo sát: .../.../ 20...