- Rau cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như: Vitamin, chất khoáng axít hữu cơ và nhiều chất bổ khác…Phát triển sản xuất rau còn có ý nghĩa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm phát
triển và là nguồn xuất khẩu có giá trị. Sản xuất rau quả nói chung là ngành có hiệu quả và thu nhập khá cao trong ngành trồng trọt. Có khả năng thu hút nhiều lao động và giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt theo hướng đa dạng hóa sản phẩm với chất lượng cao. Với ý nghĩa to lớn trên, rau được phát triển và trở thành một ngành trồng trọt theo hướng đa dạng hoá sản phẩm với chất lượng cao. Với ý nghĩa to lớn trên rau được phát triển và trở thành một ngành sản xuất quan trọng không thể thiếu được trong nông nghiệp.
- Rau cũng giống như cây ăn quả, là loại sản phẩm chứa nhiều nước nên dễ bị hư hỏng. Sản phẩm của rau đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng tươi thoả mãn nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân thành thị cũng như nông thôn. Là loại sản phẩm có khối lượng lớn, cồng kềnh, khó vận chuyển và lại dễ hư hỏng, vì vậy tổ chức sản xuất và bố trí sản xuất phải hợp lý để vừa thuận tiện cho việc thâm canh, vừa thuận tiện cho việc chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên việc tìm kiếm thị trường để mở rộng sản xuất rau quả xuất khẩu của nước ta còn rất nhiều khó khăn, do chất lượng sản phẩm còn thấp, bao bì đơn điệu, giá thành sản phẩm chưa cao có sức cạnh tranh, số lượng sản xuất chưa nhiều, công tác tiếp thị còn yếu.
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu rau quả, trong những năm gần đây những loại rau được xác định có khả năng phát triển để cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu là cà chua, dưa chuột, đậu rau, ngô rau.... phát triển mạnh cả về quy mô và sản lượng, trong đó sản phẩm hàng hóa chiếm tỷ trọng cao.
Hiện nay rau được sản xuất theo 2 phương thức: tự cung tự cấp và sản xuất hàng hoá, trong đó rau hàng hoá tập trung chính ở 2 khu vực:
- Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân cư. Sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, với nhiều chủng loại rau phong phú (gần 80 loài với 15 loài chủ lực), hệ số sử dụng đất
cao (4-3 vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khác nhau, song mức độ không an toàn sản phẩm rau xanh và ô nhiễm môi trường canh tác rất cao.
- Vùng rau luân canh: Đây là vùng có diện tích, sản lượng lớn, cây rau được trồng luân canh với cây lúa hoặc một số cây màu. Tiêu thụ sản phẩm rất đa dạng: phục vụ rau tươi cho cư dân trong vùng, ngoài vùng, cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được hình thành như: Sản xuất trong nhà màng, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và sản xuất các loại cây quý hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính của Israel có điều khiển kiểm soát các yếu tố môi trường (Nguyễn Thị Hiền, 2018) [3].
Bảng 2.6. Tình hình sản xuất rau cải thảo ở Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2018
STT Mục tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Diện tích (ha) 34.632 37.413 36.869 2 Năng suất (tấn/ha) 25,93 26,09 23,67 3 Sản lượng (tấn) 898.283 976.210 872.767
(Nguồn: FAO năm 2018)
Theo số liệu của FAO cho ta thấy tình hình sản xuất rau cải thảo ở Việt Nam các năm gần đây cho thấy diện tích trồng rau cải thảo năm 2016 đạt 34.632 ha, năng suất đạt 25,93 tấn/ha còn sản lượng đạt 898.283 tấn so với năm 2017 thì tình hình sản xuất rau cải thảo tăng về diện tích đạt 37.413 ha, sản lượng đạt 976.210 tấn còn năng suất đạt 26,09 tấn/ha. Đối với năm 2018 diện tích đạt 36.869 ha so với năm 2017 có sự giảm nhẹ giảm 544 ha, năng suất năm 2018 cũng giảm so với năm 2017 năng suất chỉ đạt 23,67 tấn/ha
giảm 2,42 tấn/ha. Sản lượng năm 2018 chỉ đạt 872.767 tấn, giảm 103.443 tấn so với năm 2017.