trình thực tập tại trang trại.
- Hiểu được đặc điểm, yêu cầu sinh thái, dinh dưỡng của cây rau cải thảo được trồng tại trang trại.
- Học được cách ươm giống và loại giá thể để ươm giống tốt.
- Học được bón phân cho cây rau cải thảo ở vụ sau được trồng trên luống cũ.
- Học được cách trải bạt nilong (bạt maruchi), tạo luống để trồng cải thảo. - Học được cách thu hoạch và đóng rau cải thảo vào thùng cattong và thùng nhựa. Biết được cách xử lý, phân loại cây cải thảo đạt tiêu chuẩn để đóng.
- Học được cách cắt rau cải thảo trong quá trình thu hoạch.
- Tiếp thu được kỹ thuật trồng, kỹ thuật làm đất, chăm sóc, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh hại của cây rau cải thảo tại trang trại.
- Học được cách làm việc của người Nhật. Cần cù, chăm chỉ, chịu khó, đúng giờ….
- Học được những kỹ năng, văn hóa và lối sống của người Nhật: Văn hóa chào hỏi, ăn uống…
- Nâng cao được một số kỹ năng như: Kỹ năng trong giao tiếp ứng xử, tác phong làm việc, thái độ làm việc, thời gian làm việc…
- Trách nhiệm của bản thân khi làm việc.
- Những thuận lợi để đạt được những điều trên:
+ Luôn có sự quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ của chủ trang trại và các bạn cùng trang trại.
+ Có sự quan tâm và giúp đỡ, hỏi thăm của bên nghiệp đoàn Chikyujin. + Có sự quan tâm, động viên của cô giáo hướng dẫn, cô giáo chủ nhiệm và ban chủ nhiệm khoa nông học trong quá trình thực tập và làm việc ở trang trại.
+ Có sự giúp đỡ và động viên của các bạn thực tập tại làng Kawakami. - Những khó khăn cản trở việc học và nâng cao kiến thức, kỹ năng: + Thời gian đến nơi thực tập muộn hơn so với mùa vụ.
+ Khó khăn trong ngôn ngữ giao tiếp.
+ Thời tiết ảnh hưởng đến quá trình thực tập và làm việc tại trang trại. + Khó khăn trong việc tiếp thu những tiến bộ, những kỹ thuật riêng trong sản xuất hộ trang trại Yoshio Kawakami.