Tình sản xuất rau cải thảo tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sản xuất cây rau cải thảo tại trang trại ông yoshio kawakami, làng kawakami, huyện minamisaku, tỉnh nagano, nhật bản (Trang 31)

 Tổ chức sản xuất nông nghiệp Nhật Bản

- Ở Nhật Bản về sản xuất nông nghiệp được tổ chức một cách quy củ, chặt chẽ theo hướng tập chung. Nhìn chung sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản được thực hiện theo quy hoạch từng vùng riêng biệt. Các khu quy hoạch nông

nghiệp của người Nhật Bản được quy định một cách cụ thể, mới một vùng chỉ trồng một loại cây riêng biệt.

- Sản xuất rau, dù là các hộ nông dân hay các hợp tác xã, việc lập kế hoạch sản xuất dựa trên các đơn đặt hàng được làm rất cẩn trọng và chu đáo. Nông dân không hề sản xuất chạy theo phong trào, tất cả nhất định phải theo kế hoạch, mà kế hoạch này gắn với tiêu thụ ở trong vùng và liên vùng, được các cơ quan quản lý của ngành hướng dẫn và giám sát. Đây là những lý do không hề có chuyện “được mùa, mất giá” ở Nhật.

- Hợp tác xã được tổ chức chặt chẽ và họ tham gia sản xuất kinh doanh đa ngành, kể cả tín dụng và du lịch. Sản xuất ở Nhật cũng chuyên môn hóa sâu, vì vậy nó tạo được thương hiệu sản phẩm cho từng vùng, ví dụ dưa hấu là vùng Hokkaido hay Chiba, hành lá ở Ibaraki… Sản phẩm khi thu hoạch đưa vào siêu thị phải đảm bảo độ đồng đều cực cao, với hệ thống chế biến phân loại hiện đại; ngay cả cải bắp khi thu hoạch, những cây bắp cải dù rất bắt mắt, sạch sẽ nhưng khối lượng, kích thước nhỏ hơn quy định đều bị bỏ lại ruộng cày vùi làm phân bón.

- Nhật Bản là quốc gia thuộc "tốp đầu" trong việc nghiên cứu về vi sinh vật, đặc biệt việc ứng dụng vi sinh trong phân bón. Phân bón cho sản xuất rau ở đây phần nhiều là hữu cơ vi sinh. Bón như thế nào, bao nhiêu đều dựa trên các khảo sát và phân tích dinh dưỡng đất một cách thường xuyên.

 Quỹ bình ổn nông sản

- Để ổn định giá cả các loại nông sản nói chung và rau nói riêng ngoài thị trường, nhất là với rau, quỹ ổn định giá nông sản được chính phủ thành lập và giao cho một đơn vị điều hành có tên “Agricultural and Livestock corporation” viết tắt là “ALIC” thực hiện.

- Quỹ này có trách nhiệm ổn định giá cả không chỉ với rau mà cả các sản phẩm chăn nuôi. Mục tiêu là ổn định sản xuất cho nông dân, quỹ này sẽ được bình ổn giá khi các sản phẩm nông sản sản xuất ra mà giá ngoài thị

trường thấp hơn mức giá bình thường thì quỹ này sẽ được rót cho chính những người nông dân bị mất mùa này.

- Nguồn gốc của quỹ này được quy định như sau: 60% quỹ được trung ương đầu tư; 20% do cấp tỉnh chịu trách nhiệm và 20% còn lại được đóng góp từ các doanh nghiệp sản xuất và nông dân. Sản xuất của các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã tham gia tự nguyện vào quỹ này chịu sự kiểm soát chặt chẽ của ALIC.

 Phân phối sản phẩm ra ngoài thị trường

- Việc bán và phân phối sản phẩm nông sản Nhật Bản khá đa dạng. Hệ thống chợ đầu mối và những phiên đấu giá mang tính hệ thống chuyên nghiệp, linh động và hiện đại. Chỉ riêng Tokyo đã có tới vài chục chợ đầu mối với quy mô từ 20 đến trên 50ha và hệ thống kho lạnh kho mát hoàn hảo. Hệ thống phân phối khép kín với những quy định chặt chẽ từ sản xuất, thu mua và chế biến.

- Đã có nhiều hợp tác xã tổ chức các cửa hàng bán sản phẩm nông sản cho xã viên, xã viên mang sản phẩm tới bày trên kệ hàng đã được hợp đồng, mỗi hộ có mã số, mã vạch riêng để truy nguyên nguồn gốc, và cửa hàng thu tiền, giúp nông dân, giá tùy thuộc chất lượng, mẫu mã để người tiêu dùng có thể chấp nhận, đây là hình thức bán hàng ủy thác hiện đang mở rộng.

- Những năm gần đây lại xuất hiện một kiểu bán trực tiếp đó là một nhóm người tiêu dùng đặt hàng trực tiếp từ người nông dân hoặc trang trại để lấy nông sản hàng tuần cho nhóm mình sử dụng. Kiểu này được đánh giá là có độ tin cậy cao vì điều là người quen biết và có địa chỉ rõ ràng, việc buôn bán nhanh, gọn mà không cần phải đóng gói nông sản [2].

Bảng 2.9. Tình hình sản xuất rau cải thảo ở Nhật Bản từ năm 2016 đến năm 2018

STT Mục tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Diện tích (ha) 34.600 34.800 35.145 2 Năng suất (tấn/ha) 41,79 41,03 39,25 3 Sản lượng (tấn) 1.446.000 1.428.000 1.379.545

(Nguồn: FAO năm 2018)

Qua bảng 2.9 ta thấy tình hình sản xuất rau cải thảo từ năm 2016 đến năm 2018 như sau:

- Diện tích trồng cải thảo qua các năm từ năm 2016 đến năm 2018 đều tăng nhẹ từ 34.600 ha năm 2016 tăng lên 35.145 ha năm 2018 tăng 545 ha.

- Còn về năng suất trong 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 có sự giảm nhẹ từ 41,79 tấn/ha năm 2016 xuống còn 39,25 tấn/ha năm 2018 giảm 2,54 tấn/ha.

- Về năng suất cải thảo ở Nhật Bản cũng giảm nhẹ từ 1.446.000 tấn trong năm 2016 giảm xuống còn 1.379.545 tấn trong năm 2018 giảm 66.455 tấn.

Phần 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Địa điểm, thời gian thực tập

- Địa điểm: Trang trại Yoshio Kawakami, Làng Kawakami, Huyện Minamisaku, Tỉnh Nagano, Nhật Bản.

- Thời gian thực tập: 6 tháng (7/6/2019 – 13/11/2019)

3.2. Nội dung thực hiện

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất cây cải thảo tại trang trại Yoshio Kawakami.

- Đánh giá hiện trạng sản xuất và kinh doanh cải thảo của trang trại Yoshio Kawakami.

- Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình đi thực tập ở trang trại Yoshio Kawakami.

3.3. Phương pháp thực hiện

3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo, các tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các tài liệu được lưu trữ tại ban quản lý làng Kawakami, huyện Minamisaku và các số liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ chủ trang trại ông Yoshio Kawakami

 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với chủ trang trại ông Yoshio Kawakami và một số hộ gia đình để tìm hiểu về quá trình triển khai, thực hiện sản xuất. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và xu hướng thực hiện trong tương lai.

- Quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống các sự việc, sự vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó. Quan sát

trực tiếp cũng là một phương cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời của người dân địa phương. Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp thực trạng tình hình sản xuất tại trang trại ông Yoshio Kawakami.

3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu được xử lý bằng Excel

3.4. Những công việc cụ thể tại trang trại thực tập

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện sản xuất của trang trại

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của làng Kawakami

Vị trí địa lý

- Làng Kawakami nằm phía nam huyện Minamisaku và phía đông nam của tỉnh Nagano, với tổng diện tích là 209,61km2. Làng có ranh giới giáp các địa phương sau:

+ Phía đông giáp với Hakutaisan. + Phía tây giáp với Futatsuyama. + Phía nam giáp với tỉnh Yamanashi.

+ Phía bắc giáp với tỉnh Gunma và phía đông tỉnh Saitama.

- Làng có vị trí toạ độ địa lý nằm tại: Kinh tuyến: 138° 34′ 54″ Đông; Vĩ tuyến: 35° 58′ 19″ Bắc. Một phần ngôi làng nằm trong ranh giới của Vườn Quốc gia ChichibuTamaKai. [14].

- Làng Kawakami có vị trí địa lí thuận lợi, có khoảng 20 km đường giao thông hiện đại chạy dọc qua địa bàn, đây là điều kiện tốt để giao thương, phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đến các vùng lân cận nhằm phát triển kinh tế.

Đặc điểm địa hình, khí hậu, thuỷ văn

- Địa hình: Làng Kawakami có địa hình cao hiểm trở bao gồm nhiều ngọn núi cao hùng vĩ, trùng điệp bao vây quanh làng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1185m, nơi cao nhất là 2595m, nơi thấp nhất là 1110m.

- Khí hậu: Làng Kawakami có khí hậu cận nhiệt đới, rất khắc nghiệt tuyết phủ suốt mùa đông và mùa xuân, nhiệt độ trung bình là 8,1 độ C, nhiệt độ có lúc xuống dưới âm 20 độ C, lượng mưa trung bình là 83,4mm, cao nhất vào tháng 9 là 260 mm, thấp nhất vào tháng 11 là 20 mm, thời gian có thể sản xuất nông nghiệp chỉ khoảng từ 4 – 10 tháng trong năm.

- Thuỷ văn: Làng Kawakami có sông Chikumagawa chảy qua phía đông và phía tây làng Kawakami, nơi dòng chảy bắt đầu ngay dưới đỉnh núi Kobu Nobugatake (Kawakami) cao 2,160 mét. Nên có đầy đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn còn có hệ thống kênh, mương, ao hồ, đập rất phát triển phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của người nông dân.

Tình hình sử dụng đất

- Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn bộ làng là 20961 ha trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm diện tích nhỏ trong toàn bộ đất là 1882 ha chiếm 9%; đất rừng chiếm diện tích lớn nhất trong toàn bộ đất của làng là 11864 ha chiếm 56,6%; đất ở chiếm diện tích nhỏ nhất là 155 ha chiếm 0,9%; đất cao nguyên là 328 ha chiếm 1%; các loại đất khác chiếm diện tích khá lớn là 6732 ha chiếm 32,5%. Con số này phản ánh phần nào nền kinh tế tại làng Kawakami phần lớn là đất sản xuất nông nghiệp.

- Vấn đề đặt ra cho những người lãnh đạo địa phương là cải tạo nguồn đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tận dụng tối đa về thế mạnh địa hình đồi núi cao nguyên để trồng những loại cây phù hợp với địa hình, khí hậu nơi đây.

Đặc điểm kinh tế

- Cơ cấu kinh tế và tỷ trọng hàng hóa

+ Thu từ sản xuất Nông nghiệp: Chiếm tỷ trọng = 80% + Thu từ sản xuất CN – TTCN: Chiếm tỷ trọng = 5% + Thu từ Dịch vụ - Thương Mại: Chiếm tỷ trọng = 15% + Thu từ ngành nghề truyền thống: không có

- Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương, làng Kawakami xác định mục tiêu, phương hướng lãnh đạo, chỉ đạo lấy sản xuất nông nghiệp là trọng tâm, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, trồng trọt được đầu tư phát triển góp phần cải thiện mức thu nhập cho người dân, đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Đặc điểm văn hoá

- Làng Kawakami là làng có nhiều lễ hội văn hóa như lễ hội rau rừng được tổ chức vào ngày 28 tháng 5. Đây là sự kiện lớn nhất năm của làng Kawakami. Lễ hội quy tụ rất nhiều ca sĩ biểu diễn Enca show nổi tiếng của Nhật và các trò chơi hấp dẫn như câu cá và các quầy ăn truyền thống.

- Lễ hội pháo hoa ngày 14 tháng 8 tại làng Kawakami, đây là lễ hội mùa hè đồng bộ những màn pháo hoa và âm nhạc, tạo nơi vui chơi cho trẻ em và giao lưu giữa người dân tại làng với các bạn thực tập sinh, du khách.

Đặc điểm xã hội

- Dân số:

+ Vào năm 2016 dân số của làng Kawakami là 4664 người, mật độ dân số khoảng 22,3 người/km2.

+ Số lượng dân tăng nhanh do sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ thành thị về nông thôn và sự nhập cư của người lao động nước ngoài.

- Máy móc sản xuất nông nghiệp:

Năm 2016 có tổng 566 hộ dân sản xuất nông nghiệp trong đó có 1794 máy móc chuyên dụng, phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp của người dân.

- Lao động và việc làm:

+ Tại làng Kawakami, người trẻ cũng tham gia làm nông nghiệp, trong đó, 10% người có độ tuổi khoảng 30, 20% là 40 tuổi và hơn 60% thuộc nhóm trên 63 tuổi [15].

+ Nguồn nhân lực làng đã học qua trường các trường đào tạo nông nghiệp. Hàng năm UBND làng và trung tâm khuyến nông làng tổ chức các hội thảo nông nghiệp và giới thiệu việc làm tại các thành phố để khuyến khích thu hút người từ thành phố về làng tham gia vào nông nghiệp.

- Y tế - giáo dục:

+ Làng có 01 trung tâm y tế dành cho cộng đồng có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu khác và điều trị sức khỏe cho người dân. Ngay bên

cạnh Trung tâm y tế có 01 viện dưỡng lão là nơi chăm sóc sức khỏe dành cho các cụ già sức khỏe kém, neo đơn.

+ Làng Kawakami có hệ thống giáo dục hoàn chỉnh từ mầm non đến THCS. Trên địa bàn xã có các trường: 01 trường mầm non, 02 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở và 1 thư viện Trung tâm văn hoá.

+ Tại làng Kawakami những bệnh viện, trường học, viện dưỡng lão...đều có những thiết bị máy móc tân tiến nhất để phục vụ người dân sinh sống tại đây, vấn đề sức khoẻ và chất lượng giáo dục ngày càng được nâng nên. Công tác y tế - giáo dục được chính phủ đặc biệt chú trọng đầu tư và quan tâm.

- Giao thông:

+ Làng Kawakami không có đường quốc lộ nhưng có đường tàu đi qua làng thuận tiện cho giao thông.

+ Đường nhựa được bao phủ khắp làng đến tận ruộng thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp và vận tải, lưu thông hàng hóa.

- Hệ thống thông tin liên lạc:

Bưu điện làng có: 01 điểm được xây dựng với quy mô 50m2. Có 1 đài truyền hình riêng ở ngay cạnh ủy ban nhân dân của làng chuyên thông tin về quy trình trồng rau, kỹ thuật canh tác, để hướng dẫn và cung cấp thông tin đến mọi người trên cả nước thông qua kênh này.

- Thu nhập:

Người dân ở làng Kawakami là một trong những làng có thu nhập cao nhất Nhật Bản. Thu nhập bình quân của các hộ dân năm 2016 là 5 tỷ/ năm. (Anh Hoài Nam, 2018) [5].

4.1.2. Điều kiện sản xuất rau của trang trại

 Điều kiện sản xuất

Trang trại ông Yoshio Kawakami có diện tích 6,2 ha, trong đó 5 ha là đất canh tác. Ngoài ra trang trại còn hơn 1 ha để xây dựng nhà kho, nhà cho

công nhân, nhà ăn, các công trình phụ cho công nhân và các hoạt động khác của trang trại.

Tại trang trại có hệ thống nhà lưới gieo hạt cho cây con, có nhà kho cất trữ thùng cattong, bình phun thuốc, máy bơm, máy cắt cỏ, máy đóng thùng cattong, thiết bị sửa chữa máy móc,....phục vụ cho trồng trọt tại trang trại.

Bảng 4.1. Số lượng máy móc nông nghiệp của trang trại Yoshio Kawakami

STT Loại máy móc Số lượng

1 Máy tạo luống và phủ maruchi 1

2 Máy phun thuốc 2

3 Xe tải 4

4 Máy đóng hộp cattong 2

 Tổ chức

Trang trại có ông Yoshio Kawakami là chủ trang trại và vợ ông cùng làm việc, mỗi năm nhận 2 sinh viên học tập và làm việc. Hàng ngày sinh viên vừa làm việc vừa học hỏi kinh nghiệm kết hợp nghiên cứu nhằm nâng cao trách nhiệm, thúc đẩy sự phát triển của trang trại và bản thân.

4.2. Kết quả đánh giá hiện trạng sản xuất và tiêu thụ cải thảo tại trang trại ông Yoshio Kawakami trại ông Yoshio Kawakami

4.2.1. Hiện trạng sản xuất cải thảo tại trang trại

Bảng 4.2. Tình hình sản xuất rau cải thảo tại trang trại ông Yoshio Kawakami trong 3 năm gần đây từ 2017 đến 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sản xuất cây rau cải thảo tại trang trại ông yoshio kawakami, làng kawakami, huyện minamisaku, tỉnh nagano, nhật bản (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)