- Kinh nghiệm ở Nhật Bản cho thấy quá trình công nghiệp hoá được khởi đầu bằng một giai đoạn phát triển đột phá của nông nghiệp. Lịch sử phát triển ở các nước phát triển trên thế giới cũng đều cho thấy như vậy, tăng trưởng nông nghiệp luôn là yếu tố thiết yếu cho tiến trình công nghiệp hoá. Và sự thành công kỳ diệu nhất của quá trình công nghiệp hoá ở Nhật Bản chính là sự gắn kết thành công giữa công nghiệp và nông nghiệp. Trong đó công nghiệp luôn phục vụ nông nghiệp phát triển và ngược lại, nông nghiệp trở thành thị trường lớn để tích lũy cho công nghiệp.
Thứ nhất, Nhật Bản tập trung đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật nông nghiệp với chính sách phát triển sản xuất có chọn lọc và hoàn thiện cơ cấu nông nghiệp. Để việc áp dụng khoa học - công nghệ, cơ giới hoá có hiệu quả,
các viện nghiên cứu đã tăng cường liên kết với các trường đại học, các hệ thống khuyến nông, các tổ chức của nông dân để giúp nông dân tiếp cận công nghệ, trang thiết bị tiên tiến giúp tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định.
Thứ hai, Nông nghiệp giai đoạn đầu thường tăng trưởng dựa trên thành
quả của cải cách ruộng đất. Quyền sở hữu ruộng đất tạo động lực và cơ hội bình đẳng cho phần lớn nông dân. Cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp, cải cách ruộng đất đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, mở rộng việc mua bán nông phẩm và tăng nhanh tích lũy. Các ngành thực phẩm chế biến phát triển, giúp cho người dân sống ở nông thôn có thêm nhiều việc làm, thu nhập được cải thiện, do đó Nhật Bản đã tạo cho mình một thị trường nội địa đủ lớn cho hàng hoá công nghiệp tích luỹ lấy đà chuyển sang xuất khẩu. Khi sản xuất hàng hoá lớn phát triển, Nhật Bản tập trung đất đai, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển nông hộ lớn hoặc trang trại để tạo điều kiện cơ giới hoá, tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh.
Thứ ba, HTX nông nghiệp Nhật Bản có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển nông nghiệp vì đây là tổ chức được thành lập gắn liền với các hoạt động, đời sống của người nông dân với mục đích cải thiện đời sống và làm cho cuộc sống của người nông dân thêm ấm no, hạnh phúc. Chính phủ Nhật Bản rất coi trọng thể chế HTX này và ban hành nhiều chính sách giúp đỡ phát triển và mở rộng nhằm thông qua đó có thể giúp người nông dân thoát khỏi cảnh đói nghèo và cùng tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Thứ tư, Nhật Bản luôn có chính sách hỗ trợ kịp thời để khuyến khích
phát triển nông nghiệp như: hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp các trang thiết bị, vật tư cho nông nghiệp, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại, cho vay vốn tín dụng.