Giải pháp nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp của sinh viên tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sản xuất cây rau cải thảo tại trang trại ông yoshio kawakami, làng kawakami, huyện minamisaku, tỉnh nagano, nhật bản (Trang 51)

được nhiều kinh nghiệm trong thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường chưa được biết và chính tay làm.

4.6.1. Điểm mạnh của bản thân.

- Có trình độ chuyên môn về trồng trọt, có kiến thức trong sản xuất nông nghiệp, các cơ chế mới trong nông nghiệp.

- Áp dụng những kỹ năng trong cuộc sống ở địa phương vào những hoạt động nông nghiệp ở trang trại.

- Có khả năng tiếp thu những kiến thức phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững và năng suất.

- Có tình yêu với nghề, ý thức trách nhiệm cao, đạo đức tốt.

- Nhanh nhẹ, ham học hỏi, biết tiếp thu tốt để phát huy ưu điểm và hạn chế những khuyết điểm của bản thân.

- Ngoan ngoãn lễ phép và có ý thức cố gắng trong học tập và làm việc.

4.6.2. Điểm yếu của bản thân.

- Thiếu kiến thức thực tế, trình độ chuyên môn về trồng trọt chưa thực sự vững vàng.

- Khả năng làm việc nhóm chưa cao.

- Khó khăn trong việc tiếp thu ngoại ngữ dẫn đến việc khó khăn trong giao tiếp khi làm việc tại trang trại.

- Khả năng thuyết phục chưa cao.

4.6.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp của sinh viên tại trang trại trang trại

- Đối với khoa

+ Cần có các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của quá trình thực tập. Đây là khâu quan trọng trong việc nâng cao

chất lượng đầu ra cho “sản phẩm đào tạo” của khoa, nhà trường. Sinh viên thực tập tốt, tìm kiếm được việc làm đúng chuyên môn đào tạo sau khi ra trường, đồng nghĩa với chất lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và ngược lại. Đồng thời, dựa vào kết quả học tập của sinh viên khoa, nhà trường có cơ sở quan trọng để điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp.

+ Các bộ phận chuyên trách tổ chức thực tập cho sinh viên phải luôn tìm và liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để giúp sinh viên trong khoa có cơ hội thực tập và làm việc tại môi trường sản xuất nông nghiệp hiện đại và chất lượng.

+ Cần có kế hoạch tổ chức hội nghị khách hàng, hội chợ việc làm với các doanh nghiệp phù hợp với các ngành nghề của khoa. Nhà trường và khoa tạo cầu nối cho sinh viên đi thực tập hoặc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.

+ Sau khi sinh viên nhận địa điểm thực tập, bộ phận quản lý thực tập của khoa, và các đơn vị cần liên hệ thường xuyên với nơi tiếp nhận để tìm hiểu về tình hình thực tập của sinh viên, từ đó mới theo dõi thường xuyên tình hình thực tập, nắp bắt kịp thời chất lượng kỳ thực tập của sinh viên. Đồng thời động viên, khuyến khích sinh viên hoàn thành tốt kỳ thực tập tại trang trại hay doanh nghiệp…

+ Nên thường xuyên tổ chức lấy ý kiến phản hồi bằng nhiều hình thức như: tổ chức hội thảo, bằng bảng hỏi, trao đổi trực tiếp…của các cơ quan, trang trại, doanh nghiệp để biết được những hạn chế, chưa phù hợp với chương trình đào tạo.

- Đối với sinh viên

+ Với các sinh viên thực tập nước ngoài nên giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với đi sinh viên đi trước. Tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán và tích cực học ngoại ngữ để thuận tiện cho việc giao tiếp trong công việc cũng như trong cuộc sống tại trang trại, doanh nghiệp.

+ Bản thân mỗi sinh viên phải nhận thức được rằng mỗi kỳ thực tập rất quan trọng đối với tương lai của mình. Điều này cần phải được trau dồi trong suốt quá trình học tập của sinh viên trước đó và với giáo viên hướng dẫn, với giáo viên chuyên ngành có quen biết ở khoa.

+ Sinh viên cần chủ động hơn trong việc chuẩn bị hành trang kiến thức, kinh nghiệm, nên tự tìm tòi học hỏi, phân tích, đặc biệt là những vấn đề mới lạ liên quan đến ngành trồng trọt trong cuộc sống, trong sản xuất nông nghiệp. + Mỗi sinh viên nên luôn có ý thức chấp hành tốt nội quy đơn vị đi thực tập, cũng như những quy định của giáo hướng dẫn, luôn có tinh thần học hỏi và cầu tiến.

- Đối với trang trại, doanh nghiệp

+ Khi doanh nghiệp, trang trại đã đồng ý tiếp nhận sinh viên đến thực tập thì cũng cần có sự quản lý chặt chẽ hơn như: cử một cán bộ phụ trách theo dõi quá trình thực tập của sinh viên đề quản lý, hướng dẫn, giúp sinh viên hoàn thành tốt đợt thực tập.

+ Doanh nghiệp, trang trại cần duy trì, phối hợp thường xuyên với nhà trường để gắn kết tính thực tiễn cho quá trình thực tập của sinh viên.

+ Doanh nghiệp, trang trại cần quan tâm đến cuộc sống, tâm tư nguyện vọng của thực tập sinh khi đến doanh nghiệp, trang trại.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Thông qua quá trình thực tập, trải nghiệm thực tế cùng tham gia sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn tại làng Kawakami, tôi rút ra một số kết luận sau:

- Làng Kawakami có khí hậu tương đối khắc nghiệt, trong 1 năm chỉ có thể sản xuất nông nghiệp khoảng 5 tháng. Các tháng còn lại hầu như không thể sản xuất nông nghiệp được do trời lạnh và có tuyết rơi gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

- Cây Cải thảo là loài cây có đặc điểm sinh thái phù hợp với những nơi có khí hậu mát mẻ, đất đai tơi xốp, độ dày tầng đất canh tác sâu và luôn đảm bảo độ ẩm không khí trong đất. Làng Kawakami có khí hậu và đất đai phù hợp nên việc phát triển các loại rau vô cùng phù hợp đặc biệt là cây cải thảo.

- Sản xuất nông nghiệp ở làng Kawakami được thực hiện theo một quy trình hoàn chỉnh, chất lượng và an toàn. Sản xuất rau ở làng được thực hiện theo quy trình bài bản cùng với áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất.

- Trong sản xuất nông nghiệp thông thường người nông dân sẽ ưu tiên đến năng suất của sản phẩm hơn chất lượng, tuy nhiên việc sản xuất nông nghiệp ở làng Kawakami lại ưu tiên nhất là chất lượng sản phẩm sau đó mới đến năng suất, việc thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp cũng vô cùng quan trọng.

- Tình hình sản xuất của trang trại có sự thay đổi qua các năm. Năm 2019 năng suất, sản lượng cũng như doanh thu đều giảm nguyên nhân dẫn đến giảm năng suất, sản lượng và doanh thu là do điều kiện khí hậu, sâu bệnh phá hoại, thiếu nguồn nhân lực.

- Hiểu biết thêm về quy trình trồng cây cải thảo và ý thức, trách nhiệm trong sản xuất nông nghiệp.

5.2. Đề nghị

- Cần phải ứng dụng khoa học - công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là nghiên cứu giống.

- Cần phải tập chung nghiên cứu và định hướng sản xuất nông nghiệp cho người nông dân.

- Để các mặt hàng nông sản được đảm bảo chất lượng, an toàn đối với người tiêu dùng phải quy định các mã sản phẩm riêng cho từng hộ nông dân sản xuất.

- Để tạo được thương hiệu cần phải quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp cụ thể và sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn, điều này sẽ dễ dàng cho việc quản lý chất lượng và chuyển giao khoa học - kỹ thuật đến với người nông dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước

1.Mai Thị Phương Anh (1999), “Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp”,

NXB nông nghiệp Hà Nội.

2. Lầu A Cầu (2018), “Thực hiện quy trình trồng cải thảo tại làng kawakami,

Tỉnh Nagano, Nhật Bản”, khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại

học Nông lâm Thái Nguyên.

3. Nguyễn Thị Hiền (2018), “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển

của một số giống xà lách trong vụ xuân năm 2018 tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”, khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học

Nông lâm Thái Nguyên.

4. Nguyễn Công Hoan và cs, “Kỹ thuật trồng và chế biến rau xuất khẩu”,

NXB nông nghiệp Hà Nội, 1995.

5. Anh Hoài Nam (2018), “Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại trang trại 26, Kawahake làng kawakami-mura, Minamisaku-kun, Tỉnh Nagano, Nhật Bản”, khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học

Nông lâm Thái Nguyên.

- Tài liệu nước ngoài

6. Dixon G. R., (2007), Vegetable brassicas and related crucifers; .Wallingford: CABI Publishing.

7. Krumbein A, Schonhof I, Schreiner M. (2005), Composition and contents of phytochemi-cals (glucosinolates, carotenoids and chlorophylls) and ascorbic acid in selected brassica species (B. juncea, B. rapa subsp. nipposinica var.

8. Pham Anh Tuan, Jae Kwang Kim , Jeongyeo Lee , Woo Tae Park, Do Yeon Kwon , Yeon Bok Kim , Haeng Hoon Kim , Hye Ran Kim, Sang Un Park (2012), Analysis of carotenoid accumulation and expression of

carotenoid biosynthesis genes in different organs of chinese cabbage (Brassica rapa subsp. pekinensis), EXCLI journal 11,pp. 508-516.

9. Suwabe K., Iketani H., Nunome T., Kage T., Hirai M. (2002), Isolation and characterization of micro satellites in Brassica rapa L. Theor. Appl. Genet. 104, pp. 1092–8.

- Tài liệu internet

10. http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-cac-loai-rau-an-la-1771/ 11. https://baomoi.com/nhung-loi-ich-bat-ngo-cua-rau-cai-thao/c/17808832.ep 12.http://camnangcaytrong.com/ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-cai-thao cho-nang-suat-cao-nd12071.html 13. https://nongnghiepvui.com/cach-trong-cay-cai-thao 14. https://ja.wikipedia.org/wiki 15. http://www.vill.kawakami.nagano.jp

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI

Khay để gieo hạt giống

Nhà kính và nhà lưới để ươm giống

Thu dọn maruchi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sản xuất cây rau cải thảo tại trang trại ông yoshio kawakami, làng kawakami, huyện minamisaku, tỉnh nagano, nhật bản (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)