Kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI DO BẤT LỢI VỀ NGUỒN NƯỚC ĐỐI VỚI SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH AN GIANG (Trang 30 - 32)

29

Hiện nay An Giang có 3 vùng đặc thù kinh tế địa lý:

Vùng 1: TP. Long Xuyên và 2 huyện Châu Thành, Thoại Sơn. Đây là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh với dân số chiếm 28,9%, diện tích tự nhiên 26,8%, diện tích trồng cây lương thực 32,3%, diện tích mặt nước nuôi thủy sản 38,5%.

Vùng 2: gồm 4 huyện cù lao: An Phú, TX. Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới. Đây là vùng phát triển mạnh về nông nghiệp, thủy sản, có nguồn tài nguyên đất phù sa màu mỡ và giàu nguồn nước ngọt, lao động dồi dào. Dân cư vùng chiếm 43,6%, diện tích chiếm 30,3%.

Vùng 3: TP. Châu Đốc và 3 huyện Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên. Đây là vùng kinh tế phía Tây của tỉnh, có đồng bằng, đồi núi và các quần thể kiến trúc di tích văn hóa - lịch sử, thắng cảnh thiên nhiên. Vùng này là vùng biên giới có tiềm năng và cơ hội phát triển nhanh du lịch, kinh tế cửa khẩu, khai thác khoáng sản… Dân số của vùng chiếm 27,5%, diện tích 42,9%, diện tích trồng cây lương thực 35%, diện tích nuôi thủy sản 31,4%. [6]

Cùng với sự lớn mạnh của đất nước, nền kinh tế An Giang luôn đạt tốc độ phát triển cao và bền vững trong suốt hai thập niên vừa qua. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020 đạt 5,25% so với giai đoạn 2011-2015 đạt 5,07%. Quy mô nền kinh tế tăng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người năm 2020 đạt trên 46,8 triệu đồng (tăng gần 16 triệu đồng so với năm 2015). An Giang là một tỉnh có nền kinh tế có trình độ ngoại thương tương đối cao, với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 4,18 tỷ USD [10].

Trong giai đoạn vừa qua, do biến động bất lợi của thị trường, nhất là thị trường quốc tế và ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh (đặc biệt là từ đầu năm 2019 dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp) đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế nông, lâm, thủy sản chung của tỉnh. Tuy nhiên, với sự nổ lực của ngành nông nghiệp nói chung và sự nhạy bén của người dân, trong cả giai đoạn 2010-2020, năng suất lúa bình quân cả năm giữ ổn định từ 6,2 - 6,4 tấn/ha. Tốc độ tăng trưởng giá trị

30

sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh luôn duy trì ở mức cao và ổn định. Cụ thể, mức tăng bình quân giai đoạn 2011-2020 là 3,21%/năm (trong đó: giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 2,87%/năm; giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 3,56%/năm). Sản xuất lúa vẫn đóng vai trò chủ lực trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bên cạnh đó, nền kinh tế An Giang còn được phát triển trên diện rộng với sự phát triển của nhiều ngành như thương mại, du lịch, chế biến. Nền kinh tế An Giang đồng thời cũng phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh nội lực của tỉnh và sự liên kết kinh tế với toàn vùng ĐBSCL và với TP. Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, lĩnh vực xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.

1.3 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TỈNH AN GIANG 1.3.1 Hiện trạng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI DO BẤT LỢI VỀ NGUỒN NƯỚC ĐỐI VỚI SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH AN GIANG (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)