Nguyễn Quốc Nghi [3] đã có bài viết “Đánh giá sự tổn thương do BĐKH tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển Cà Mau”. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đánh giá chỉ số tổn thương kinh tế (LVI) để đánh giá độ nhạy cảm, tổn thương của các yếu tố như sức khỏe, lương thực, tài nguyên nước, … đối với các tác động của BĐKH.
Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 202 hộ dân sinh sống tại vùng ven biển tỉnh Cà Mau bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên phân tầng với các tiêu chí: địa bàn cư trú, đặc trưng sinh kế. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp bằng câu hỏi bảng cấu trúc. Khu vực tiến hành nghiên cứu chủ yếu là các hộ dân sinh sống tại 2 xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển và xã Khánh Hội huyện U Minh.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng khá lớn từ tác động BĐKH, khả năng tổn thương giảm dần theo các yếu tố chính là mạng lưới xã hội, chiến lược sinh kế, lương thực thực phẩm, nguồn nước, đặc điểm hộ, vốn tài chính, thảm họa BĐKH và sức khỏe.
Võ Hồng Tú và cộng sự [9] sử dụng phương pháp PRA – phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân và cách tiếp cận khung sinh kế bền vững để đánh giá tổn thương của nông hộ bị ảnh hưởng bởi lũ tại An Giang.
Khi tiến hành thu thập thông tin, nhóm tác giả điều tra nông hộ bằng phiếu điều tra soạn sẵn được sử dụng để thu thập thông tin liên quan đến các hoạt động sinh kế nông hộ, nguồn vốn sinh kế, tính tổn thương của năm nguồn vốn sinh kế, những hỗ trợ của chính quyền địa phương và các giải pháp ứng phó với lũ. Địa điểm nghiên cứu là hai huyện An Phú (huyện đầu nguồn – chịu ảnh hưởng sớm do lũ) và huyện Tri Tôn (hạ nguồn – chịu ảnh hưởng chậm do lũ).
45
Nguyên tắc chọn hộ điều tra tuân thủ và tôn trọng tính chính xác và đại diện của mẫu được chọn quan sát thông qua cách ngẫu nhiên có điều kiện (các hộ được chọn phải sống trong khu vực chịu ảnh hưởng lũ và phải bao gồm các hộ khá giàu, nghèo và trung bình) theo hướng dẫn của cán bộ địa phương. Tổng số mẫu điều tra nông hộ là 244 (trong đó hộ khá giàu chiếm 31%, trung bình là 31% và nghèo là 38%).
Theo đánh giá về tính tổn thương sinh kế nông hộ cho thấy nguồn vốn con người tuy dồi dào nhưng lực lượng lao động phụ thuộc vẫn còn ở mức cao (2 người/hộ), trình độ học vấn còn thấp (cấp I và cấp II chiếm 83%) nên sinh kế rất dễ bị tổn thương do lũ vì trong thời gian này việc làm ít, vì vậy một lượng lớn lao động chính tạo ra thu nhập không đủ chi tiêu trong gia đình. Về vốn tài chính thì việc làm trong mùa lũ không ổn định và thu nhập thấp nên không đủ để trang trải trong cuộc sống, đặc biệt là các hộ nghèo không hoặc ít đất sản xuất. Về vốn tự nhiên, diện tích đất bình quân trên hộ tại địa bàn nghiên cứu là rất thấp, hơn 35% nông hộ không đất sản xuất và khoảng 24% có diện tích dưới 0,5 ha. Về vốn vật thể, hộ nghèo rất thiếu các phương tiện phục vụ cho sản xuất vào mùa lũ như ghe/ xuồng và câu/ lưới. Về nguồn vốn xã hội, nhìn chung nguồn vốn này tại vùng nghiên cứu khá tốt do tính cộng đồng cao và sự quan tâm nhiệt tình từ chính quyền địa phương.
Trong nghiên cứu về xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro lũ lụt vùng ĐBSCL – áp dụng thí điểm cho tỉnh An Giang của Cấn Thu Văn [11] đã thiết lập được bộ tiêu chí để đánh giá mức độ rủi ro do lũ lụt vùng ĐBSCL có dự kết hợp giữa yếu tố thiên tai (lũ lụt), yếu tố kinh tế (thiệt hại), xã hội và môi trường sẽ có tính tổng hợp. Đây là cơ sở để xây dựng bản đồ mức độ rủi ro lũ lụt và đánh giá được những thiệt hại do lũ lụt gây ra.
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Ngọc Thanh [8] về lượng giá kinh tế do BĐKH với thủy sản miền Bắc (bao gồm các tỉnh ven biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Quảng Bình và 2 tỉnh Bắc Trung Bộ là Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) đã áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng khi tiến hành đánh giá giá trị kinh tế tại vùng này. Tác giả đã xây dựng hai mô hình hàm sản xuất
46
trong nghiên cứu này nhằm lượng hóa ảnh hưởng của BĐKH đến khai thác thủy sản (KTTS) và nuôi trồng thủy sản (NTTS).
Các nghiên cứu này cũng đã chỉ ra được mức độ thiệt hại và đánh giá thiệt hai do sự bất lợi của điều kiện tự nhiên đến kinh tế-xã hội của các khu vực nghiên cứu.