Tài liệu liên quan đến cây lúa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI DO BẤT LỢI VỀ NGUỒN NƯỚC ĐỐI VỚI SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH AN GIANG (Trang 65 - 70)

Sản xuất lúa tại An Giang chịu ảnh hưởng rất lớn của đặc điểm thời tiết, khí hậu Nam bộ, mùa mưa từ tháng V đến tháng XI (tập trung vào giữa vụ Hè Thu và trong vụ Thu Đông), mùa khô bắt đầu từ tháng XII đến tháng IV năm sau (cuối vụ Mùa và vụ Đông Xuân) gây hiện tượng thừa, thiếu nước trong từng vụ. Ngoài ra còn có một mùa lũ từ sông Mê Công bắt đầu từ tháng VII, VIII và đỉnh cao vào tháng IX, X hàng năm ảnh hưởng đến vùng sản xuất lúa. Tỉnh An Giang nói riêng và vùng TGLX nói

64

chung còn chịu ảnh hưởng của phèn vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa (cuối tháng IV, đầu tháng V) và xâm nhập mặn vào khoảng nửa cuối tháng XII đầu tháng I năm sau, và kết thúc vào cuối tháng IV khi bắt đầu mùa mưa [5].

Hệ thống canh tác trong khu vực nghiên cứu khá đa dạng và phức tạp. Có nhiều hình thức kết hợp mùa vụ khác nhau bao gồm lúa, cây trồng ở vùng cao và nuôi trồng thủy sản. Xét về thời gian mùa vụ trồng lúa, có 04 loại vụ mùa xếp theo thứ tự phổ biến theo các khu vực canh tác là vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu, vụ Mùa và vụ Thu Đông. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 03 vụ chính gồm:

+ Vụ Mùa: Bắt đầu vào mùa mưa (tháng V-VI) và kết thúc vào cuối mùa mưa (tháng XI), gồm các giống lúa địa phương dài ngày và thích nghi với nước sâu.

+ Vụ Đông Xuân: Là vụ lúa mới, ngắn ngày, bắt đầu vào cuối mùa mưa tháng XI - XII và thu hoạch đầu tháng IV.

+ Vụ Hè Thu: Là một vụ lúa mới, ngắn ngày, bắt đầu từ tháng IV và thu hoạch vào trung tuần tháng VIII [5].

3.1.3.1. Nguyên lý chế độ tưới tiêu cho cây lúa

Vụ Đông xuân

Từ thời điểm gieo hạt đến khi mọc cây mạ: tưới giữ ẩm để duy trì độ ẩm đất đạt từ 85 % đến 100 % độ ẩm tối đa đồng ruộng;

Từ khi mọc mạ đến khi phát triển được 4 lá thật: giữ ẩm đất bằng độ ẩm tối đa đồng ruộng sau đó tăng dần mức tưới, độ sâu ngập tăng dần theo chiều cao cây lúa nhưng không quá 3 cm.

Thời kỳ lúa phát triển: duy trì thường xuyên lớp nước tưới dưỡng trên mặt ruộng từ 3 cm đến 8 cm. Cụ thể cho từng giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn từ 4 lá thật đến đứng cái: tưới nông thường xuyên với lớp nước từ 3 cm đến 6 cm;

65

+ Giai đoạn từ đứng cái đến chín: tưới nông thường xuyên với lớp nước từ 6 cm đến 8 cm;

+ Giai đoạn từ chín đến thu hoạch: tiêu cạn nước.

Tổng lượng nước tưới dưỡng cho cả vụ từ 7.500 m3/ha đến 8.000 m3/ha với mức tưới mỗi lần từ 300 m3/ha đến 350 m3/ha. [7]

Vụ Hè thu

Từ thời điểm gieo hạt đến khi mọc cây mạ: tưới giữ ẩm để duy trì độ ẩm đất đạt từ 85 % đến 100 % độ ẩm tối đa đồng ruộng;

Từ khi mọc mạ đến khi phát triển được 4 lá thật: giữ ẩm đất bằng độ ẩm tối đa đồng ruộng sau đó tăng dần mức tưới, độ sâu ngập tăng dần theo chiều cao cây lúa nhưng không quá 3 cm.

Thời kỳ lúa phát triển duy trì thường xuyên lớp nước tưới dưỡng trên mặt ruộng từ 3 cm đến 7 cm. Cụ thể cho từng giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn từ 4 lá thật đến đứng cái: tưới nông thường xuyên với lớp nước từ 3 cm đến 5 cm;

+ Giai đoạn từ đứng cái đến chín: tưới nông thường xuyên với lớp nước từ 5 cm đến 7 cm;

+ Giai đoạn từ chín đến thu hoạch: tiêu cạn nước.

Tổng lượng nước tưới dưỡng cho cả vụ từ 5.700 m3/ha đến 6.000 m3/ha với mức tưới mỗi lần từ 300 m3/ha đến 350 m3/ha. [7]

Vụ Mùa

Từ thời điểm gieo hạt đến khi mọc cây mạ: tưới giữ ẩm để duy trì độ ẩm đất đạt từ 85 % đến 100 % độ ẩm tối đa đồng ruộng;

66

Từ khi mọc mạ đến khi phát triển được 4 lá thật: giữ ẩm đất bằng độ ẩm tối đa đồng ruộng sau đó tăng dần mức tưới, độ sâu ngập tăng dần theo chiều cao cây lúa nhưng không quá 3 cm.

Thời kỳ lúa phát triển duy trì thường xuyên lớp nước tưới dưỡng trên mặt ruộng từ 3 cm đến 10 cm. Cụ thể cho từng giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn từ 4 lá thật đến đứng cái: tưới nông thường xuyên với lớp nước từ 3 cm đến 6 cm;

+ Giai đoạn từ đứng cái đến chín: tưới nông thường xuyên với lớp nước từ 6 cm đến 10 cm;

+ Giai đoạn từ chín đến thu hoạch: tiêu cạn nước.

Tổng lượng nước tưới dưỡng cho cả vụ từ 4.500 m3/ha đến 5.500 m3/ha với mức tưới mỗi đợt từ 200 m3/ha đến 250 m3/ha. [7]

Hình 11. Sơ đồ quản lý nước cho lúa sạ (http://www.clrri.org/)

3.1.3.2. Tài liệu liên quan đến cây lúa tỉnh An Giang a) Tài liệu về thời vụ

67

Bảng 23. Thời vụ của lúa tại vùng nghiên cứu

TT Các vụ lúa Chuẩn bị đất (I) Giai đoạn ban đầu (II) Giai đoạn phát triển (III) Giai đoạn thu hoạch (IV) Thời gian gieo trồng Thời gian thu hoạch Số ngày 1 Lúa Đông

Xuân 10 10 60 25 15/XII 30/III 105

2 Lúa Hè Thu 10 10 65 31 15/IV 06/VIII 111

3 Lúa Mùa 10 10 60 20 20/VIII 30/XI 100

Nguồn: [5] b) Thời kỳ sinh trưởng của lúa

Thời kỳ sinh trưởng và hệ số cây trồng Kc của lúa trong vùng nghiên cứu như sau:

Bảng 24. Hệ số Kc của cây lúa tại khu vực nghiên cứu

Thời đoạn cây trồng Chuẩn bị

đất (I)

Giai đoạn ban đầu (II)

Giai đoạn phát triển (III) Giai đoạn thu hoạch (IV)

Lúa Đông Xuân 0,30 0,54 1,05 0,81

Lúa Hè Thu 1,03 1,19 1,74 1,12

Lúa Mùa 1,04 1,17 1,68 1,14

Nguồn: [5] c) Đặc tính của đất

Theo các nghiên cứu về thành phần sét của loại đất fluvisols tại Việt Nam, loại đất tại khu vực nghiên cứu là đất phù sa nước lợ mặn (Thionic Fluvisol) với kết cấu đất nặng (heavy texture) và giàu mica và kaolinte cùng với một lượng đáng kể khoáng chất hỗn hợp vermiculite/smectite, chlorite và chlorite-vermiculite xen kẽ. Đặc tính của đất tại khu vực nghiên cứu như sau:[5]

68

Bảng 25. Chỉ tiêu cơ giới của đất tại khu vực nghiên cứu theo số liệu của FAO

TT Các chỉ tiêu cơ lý của đất Đơn vị Ký hiệu Trị số

1 Tổng lượng nước sẵn có trong đất (Total

available soil moisture) mm/m

TAM hay FC-

WP 140

2 Hệ số thấm nước mưa lớn nhất

(Maximum rain infiltration rate) mm/day 105

3 Độ sâu rễ tối đa (Maximum rooting

depth) cm 90

4 Mức độ thiếu hụt độ ẩm đất đầu thời vụ

(Initial soil moisture depletion) % 55

5 Lượng nước sẽ có đầu thời vụ (Initial

available soil moisture) mm/m 63

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI DO BẤT LỢI VỀ NGUỒN NƯỚC ĐỐI VỚI SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH AN GIANG (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)