Mặc dù dạt được nhiều thành tựu trong ngành sản xuất lúa gạo nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung nhưng tỉnh An Giang còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong sản xuất lúa.
Vấn đề ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất ngày một gia tăng, tình trạng sản xuất thâm canh, sử dụng quá nhiều phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ, chất kích thích sinh trưởng và tạo ra nhiều chất thải ở các vùng sản xuất lúa 3 vụ/năm đã tạo ra
41
dư lượng các chất độc hại trong nông sản thực phẩm, làm tăng khả năng chống chịu và đột biến của sâu bệnh; gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, suy thoái đất đai.
Bên cạnh đó, tác động của BĐKH ngày càng rõ nét với tần suất thiên tai ngày càng dày, mức độ nghiêm trọng và quy mô ngày càng lớn như: hạn hán, xâm nhập mặn, sụp lún, sạt lở, mưa giông … tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.
Đặc biệt, trong nhiều năm qua, lũ về ĐBSCL thường muộn, tần suất ít đi, không theo quy luật, mực nước lũ ở mức thấp lịch sử đã làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của toàn vùng nói chung và tỉnh An Giang nói riêng.
Cây lúa vẫn là cây trồng chủ yếu nên ảnh hưởng đến kết quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa tạo ra sự khác biệt trong sản xuất nông nghiệp của An Giang so với các tỉnh khác, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và ứng dụng khoa học công nghệ cao chiếm tỷ lệ còn thấp.
42
Chương 2 - CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI DO BẤT LỢI VỀ NGUỒN NƯỚC ĐẾN SẢN XUẤT LÚA
2.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI 2.1.1 Nghiên cứu ngoài nước