Phương pháp thay đổi năng suất

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI DO BẤT LỢI VỀ NGUỒN NƯỚC ĐỐI VỚI SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH AN GIANG (Trang 50 - 53)

Phương pháp tiếp cận thay đổi năng suất còn được gọi là phương pháp hàm sản xuất, tiếp cận tác động lên sản xuất , hay định giá môi trường như là một đầu vào tìm

49

cách khai thác mối quan hệ giữa các thuộc tính môi trường và mức sản lượng của một hoạt động kinh tế. Cách tiếp cận dựa theo sự đánh giá thay đổi năng suất là một trong những kỹ thuật lượng hoá được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Phương pháp này chú trọng vào đánh giá các tài nguyên thiên nhiên là đầu vào của quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Khi chất lượng và số lượng nguồn tài nguyên đầu vào giảm sẽ dẫn đến dịch vụ cung cấp cho sản xuất giảm theo. Kết quả là làm giảm lợi nhuận của nhà sản xuất.

Một số ứng dụng cho phương pháp này gồm:

- Xói mòn đất: đo lường sự suy giảm sản lượng mùa vụ và tác động gây ra đối với vùng hạ lưu do hiện tượng xói mòn.

- Ô nhiễm không khí: đo lường thiệt hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người do ô nhiễm không khí.

- Mưa axit: Đo lường sự thiệt hại đối với cây trồng thông qua sụt giảm sản lượng.

Một cách khái quát, phương pháp tiếp cận hàm sản xuất bao gồm một quy trình hai bước. Bước đầu tiên là xác định các tác động vật lý của sự thay đổi môi trường lên hoạt động sản xuất. Bước thứ hai là lượng giá những tác động này dựa trên đầu ra của hoạt động sản xuất.

Gọi Y là đầu ra của hoạt động sản xuất, ENV là biến môi trường quan tâm, Xi, Xk là các biến đầu vào khác của hoạt động sản xuất, hàm sản xuất của một doanh nghiệp hay một ngành sản xuất có thể được mô tả bằng công thức :

Y = f (Xi... Xk, EVN) (2.4) Nếu 𝛿𝑌

𝛿𝐸𝑉𝑁 ≠ 0, biến môi trường thể hiện qua ENV (ví dụ như tăng hoặc giảm nhiệt độ, lượng mưa) với điều kiện các yếu tố khác không đổi, sẽ làm giảm/tăng mức sản lượng. Nhìn chung, khi sản lượng đầu ra Y là một hàng hóa thị trường, và giá cả có thể quan sát được và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan ngoài thị trường, mức giá này có thể được sử dụng để ước tính giá trị của một sự

50

thay đổi do tác động của các yếu tố môi trường (qua biến ENV). Ngoài ra, giá trị này cũng có thể được ước tính bằng cách xem xét những thay đổi của thị trường các yếu tố đầu vào (Xi... Xk) cần thiết để duy trì sản lượng đầu ra ở một mức độ nhất định. [5]

Phương pháp này thường sử dụng để tính toán thiệt hại do ngập lụt trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản..., tác nhân của ngập lụt có thể làm giảm sản lượng nông sản thu hoạch ở những nơi bị ảnh hưởng trực tiếp, nó cũng có thể làm giảm năng suất canh tác thực tế. Một sự thay đổi phạm vi ngập, chiều sâu ngập sẽ làm thay đổi yếu tố, các hình thái của các yếu tố đầu vào của sản xuất cũng như hạn chế khả năng phát triển và sinh trưởng của động thực vật trong vùng bị ngập, làm hạn chế sự lựa chọn sản xuất nông nghiệp, cũng như các quyết định đầu tư sản xuất của người dân trong vùng bị ảnh hưởng của ngập.

Để sử dụng phương pháp thay đổi năng suất đòi hỏi phải có sự phân tích về quy trình sinh học, khả năng công nghệ, khả năng phân tích tác động của các yếu tố môi trường đối với quyết định sản xuất và ảnh hưởng của sự thay đổi kết quả sản xuất tới phúc lợi chung của toàn xã hội. Đối với nông nghiệp thì ảnh hưởng không chỉ ở phần diện tích bị ngập không thể canh tác mà còn ở chỗ phần diện tích đất đã canh tác bị ngập làm giảm sản lượng do giảm năng suất, và mức độ giảm năng suất cũng khác nhau theo độ sâu của ngập, theo phạm vi ô nhiễm nguồn nước.

Để xác định chi tiết thiệt hại này dựa trên hàm giảm sản năng suất đối với các độ sâu ngập khác nhau, từ đó tính toán thiệt hại do giảm năng suất và giảm sản lượng. Để đánh giá thiệt hại về kinh tế của ngành nông nghiệp, phương pháp thay đổi năng suất để tính toán sự chênh lệch lợi ích từ việc sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi thủy

hải sản trước và sau khi xảy ra ngập lụt. Qua phân tích một số phương pháp lượng giá thiệt hại và các nghiên cứu trong

và ngoài nước về vấn đề liên quan đến lượng giá, luận văn tiến tới áp dụng phương pháp thay đổi năng suất để tính toán năng suất cây trồng thông qua mô hình Cropwat 8.0 và lượng giá thiệt hại năng suất theo hàm sản xuất được đưa ra.

51

2.3 LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI DO BẤT LỢI VỀ NGUỒN NƯỚC ĐẾN SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH AN GIANG

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI DO BẤT LỢI VỀ NGUỒN NƯỚC ĐỐI VỚI SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH AN GIANG (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)