LỢI VỀ NGUỒN NƯỚC ĐẾN SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH AN GIANG
Luận văn đã tính lượng giá thiệt hại năng suất lúa cho cả vụ và tính theo trung bình giống lúa, chưa xét đến việc cấp nước từ hệ thống tưới tiêu của địa phương (trạm bơm). Chính vì vậy, không chỉ xét đến sự thay đổi nguồn nước mà cần xét đến tất cả các yếu tố trên, kể cả chất lượng nước, các địa phương nói riêng và tỉnh An Giang nói chung cần có các giải pháp thực hiện nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại năng suất lúa. Một số giải pháp được đề xuất như sau:
- Cần bố trí thời vụ xuống giống và ưu tiên phân vùng sản xuất lúa ở tỉnh An Giang.
- Thực hiện tưới tiết kiệm cho 22.554 ha diện tích đất chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng rau, màu và cây ăn trái.
- Hệ thống kênh cấp I, II, III và kênh nội đồng trên địa bàn tỉnh cần được nạo vét, khơi thông dòng chảy, đặc biệt ở các huyện có diện tích trồng lúa nhiều như huyện Tri Tôn, Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành, Phú Tân.
- Đối với công trình trạm bơm, vào mùa khô, các trạm bơm sẽ hoạt động khi khả năng tưới tự chảy bị hạn chế, nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất, đặc biệt ở 2 huyện vùng núi Tri Tôn và Tịnh Biên.
92
- Bên cạnh đó, mỗi giống lúa khác nhau cần nhu cầu nước khác nhau, để đảm bảo năng suất, cũng như có được chất lượng gạo cao, các địa phương chỉ nên gieo sạ một vài giống lúa chủ lực, thu được sản lượng lớn.
- Cần phát triển mạnh phong trào xã hội hóa giống lúa, chọn giống lúa theo hướng an toàn, chất lượng và năng suất.
- Đẩy mạnh thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn trên toàn vùng trồng lúa của tỉnh. Hiện nay, tỉnh đã triển khai tập trung vào các xã An Bình, Thoại Giang, Mỹ Phú Đông, Tây Phú thuộc huyện Thoại Sơn; các xã Vĩnh Bình, Vĩnh Hạnh, Vĩnh Nhuận, Vĩnh Thành huyện Châu Thành; các xã Mỹ Đức, Thạnh Mỹ Tây, Ô Long Vĩ, Bình Chánh huyện Châu Phú; các xã Tân Lập, Tân Lợi, Núi Voi huyện Tịnh Biên. Đây là những nơi có điều kiện thuận lợi giao thông thủy, hệ thống thủy lợi nội đồng đảm bảo phục vụ tưới tiêu.
93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong sản xuất nông nghiệp, lúa vẫn là cây trồng chủ lực tại An Giang. Trong những năm qua, diện tích trồng lúa tại An Giang có xu hướng giảm do tỉnh đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho tỉnh nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung. Việc sản xuất lúa chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khí hậu tại địa phương, giống lúa, phương pháp sản xuất ảnh hưởng đến năng suất lúa, chất lượng gạo. Bên cạnh đó, sự thay đổi nguồn nước cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lúa. Việc thiếu nước hay thừa nước đều làm giảm năng suất lúa so với năng suất tối đa.
Luận văn đã áp dụng phương pháp tiếp cận thay đổi năng suất hay phương pháp hàm sản xuất để tính toán thiệt hại năng suất lúa do sự thừa thiếu nước. Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến để đánh giá những tác động của sự thay đổi chất lượng môi trường vào nông nghiệp trên cơ sở tính toán năng suất thông qua hệ số giảm năng suất cây trồng.
Luận văn đã áp dụng được mô hình MIKE 11 để mô phỏng dòng chảy 3 năm lũ lớn, lũ trung bình và lũ nhỏ, từ đó tính toán lớp dòng chảy ứng với từng trường hợp lũ điển hình, kết hợp làm đầu vào mô hình Cropwat 8.0 để tính nhu cầu nước của cây lúa.
Luận văn đã áp dụng được mô hình Cropwat 8.0 để tính toán nhu cầu nước của cây lúa các vụ Đông Xuân, Hè Thu và Mùa trong 3 năm 2018, 2019, 2020 tại các địa phương trồng lúa trên địa bàn tỉnh An Giang theo 3 trường hợp dòng chảy lũ nhỏ, lũ trung bình và lũ lớn. Từ đó, tính toán năng suất lúa đạt được so với năng suất tối ưu, cuối cùng là lượng giá thiệt hại năng suất lúa do sự bất lợi về nguồn nước - trong 3 trường hợp lũ nhỏ, lũ trung bình, lũ lớn.
Kết quả tính toán của luận văn cho thấy, vụ Đông Xuân trùng vào thời điểm mùa khô, nhu cầu sử dụng nước của cây lúa ít trong trường hợp lũ nhỏ, nhiều hơn trong trường hợp lũ trung bình và lớn. Năng suất lúa vụ Đông Xuân thiệt hại ít nhất khi có dòng chảy lũ lớn. Đối với vụ Hè Thu trùng vào mùa mưa, nhu cầu sử dụng
94
nước của lúa Hè Thu nhiều nhất trong trường hợp lũ nhỏ và ít hơn trong hai trường hợp dòng chảy lũ trung bình và lớn. Năng suất lúa vụa Hè Thu thiệt hại ít nhất trong trường hợp dòng chảy lũ trung bình và cao nhất trong trường hợp dòng chảy lũ nhỏ. Đối với vụ Mùa trùng vào giai đoạn mùa lũ, có hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn sản xuất vụ lúa vụ Mùa, nhu cầu sử dụng nước của cây lúa nhiều nhất trong trường hợp lũ lớn và ít hơn trong trường hợp lũ trung bình và nhỏ. Tính riêng thiệt hại của ba năm 2018, 2019 và 2020 ở từng vụ lúa đối với từng trường hợp lũ điển hình thì thiệt hại năng suất lúa ở mỗi năm không thay đổi nhiều do diện tích trồng lúa mỗi năm không chênh lệch nhiều.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như trên, luận văn vẫn còn một số hạn chế như luận văn chỉ áp dụng tính thiệt hại năng suất lúa do sự bất lợi về nguồn nước về mặt số lượng nước, chưa xét đến chất lượng nước; đồng thời, kết quả nhu cầu nước để tính năng suất lúa là tính cho cả vụ, chưa xét theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa để đánh giá mức độ thừa thiếu nước của từng giai đoạn. Trong tương lai, BĐKH – ngập lụt diễn biến ngày rõ rệt, đây cũng chính là yếu tố gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa. Chính vì vậy, trong thời gian tới, cần có nghiên cứu sâu hơn về việc áp dụng phương pháp tính lượng giá thiệt hại năng suất lúa có xét đến sự ảnh hưởng của tất cả các yếu tố và tính toán trong thời gian dài hơn để có thể đánh giá được diễn biến, xu thế của việc sản xuất lúa.
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1] Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Trần Văn Tỷ, Huỳnh Vương Thu Minh, Phạm Đăng Trí, Nguyễn Hiếu Trung (2012), “Ứng dụng mô hình Cropwat đánh giá năng suất lúa vùng đê bao lửng tỉnh An Giang trong điều kiện biến đổi của yếu tố khí tượng – thủy văn”, Tạp chí Khoa học 2012:24a 187-197.,
[2] Nguyễn Mạnh Hồng (2019), “Đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn trên hệ thống sông chính tỉnh Long An và đề xuất các giải pháp ứng phó”, Luận văn thạc sĩ, Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[3] Nguyễn Quốc Nghi (2016), "Đánh giá sự tổn thương do biến đổi khí hậu tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Cà Mau", Tạp chí Khoa học và Lâm nghiệp số 4.
[4] Lưu Văn Ninh (2019), “Nghiên cứu lựa chọn phương án dự báo lũ cho các trạm thỷ văn cơ bản tỉnh An Giang phục vụ công tác dự báo nghiệp vụ”, Luận văn thạc sĩ, Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [5] Phan Thị Lan Phương (2020), “Xác lập cơ sở khoa học lượng giá kinh tế về tổn thương tài nguyên nước dưới tác động biến đổi khí hậu; thử nghiệm cho lúa, thủy sản và cây ăn trái tại vùng Tứ giác Long Xuyên”, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường TNMT 2018.02.12.
[6] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang (2014), Quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
[7] TCVN 8641:2011 (2011), Công trình thủy lợi - Kỹ thuật tưới tiêu nước cho cây lương thực và cây thực phẩm.
[8] Nguyễn Ngọc Thanh (2015), "Lượng giá kinh tế do biến đối khí hậu đối với thủy sản miền Bắc và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu", Chương trình Khoa học công nghệ cấp nhà nước KHCN-BĐKH/11-15.
96
[9] Võ Hồng Tú, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Thùy Trang, Lê Văn An (2012), "Tính tổn thương sinh kế nông hộ bị ảnh hưởng lũ tại tỉnh An Giang và các giải pháp ứng phó", Tạp chí Khoa Học 2012. vol. 22b, tr. 294-303.
[10] UBND tỉnh An Giang, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của tỉnh An Giang, 2020.
[11] Cấn Thu Văn (2018), “Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro lũ lụt vùng ĐBSCL – áp dụng thí điểm cho tỉnh An Giang”, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường TNMT 2016.05.15.
Tiếng Anh
[12] EMU (2001), Socio-Economic Valuation Study of the Ocho Rios Marine Park, Environmental Management Unit, Department of Geology and Geography University of the West Indies, Kingston, Jamaica, p. 58.
[13] FAO – Food and Agriculture Organization (1990), Cropwat, a computer program of irrigation planning and management, Irrigation and Drainage Paper 46, Rome, Italy.
[14] Olmstead, S. M. (2014), Climate change adaptation and water resource management: A review of the literature". Energy Economics, vol. 46, pp. 500-509. [15] Robinson, J. (2001), A review of techniques to value environmental resources in coastal zones, Coastal Zone Estuary and Waterway Management, University of Queensland, Australia, p. 23.
[16] Spash, C. L. (2000), "Assessing the benefits of improving coral reef biodiversity: the contingent valuation method". Collected essays on the economics of coral reefs, pp.
[17] C.T.Van, P.T.T.Duong, D.T.Nga, L.V.Ninh (2021), Study on assessing the impact of climate change (temperature and rainfall) on rice yield in the Long Xuyen Quadrangle region (LXQR) – Vietnam, VN J. Hydrometeorol, pp.65-73.