Quy hoạch, định hướng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI DO BẤT LỢI VỀ NGUỒN NƯỚC ĐỐI VỚI SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH AN GIANG (Trang 40 - 42)

Trong tương lai, các vấn đề về tăng dân số, sự phát triển kinh tế, tiến bộ mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhu cầu về hàng hóa của con người tăng cao, thị trường mở rộng cùng với vấn đề BĐKH và thời tiết cực đoan sẽ ảnh hưởng lớn đến vùng ĐBSCL nói chung, tỉnh An Giang nói riêng. Những ảnh hưởng của BĐKH sẽ thúc đẩy SXNN thay đổi theo hướng tích cực như thu hẹp sản xuất lúa, phát triển thủy sản, mở rộng diện tích canh tác các cây trồng khác sử dụng ít nguồn nước, giúp khai thác tiềm năng của ngành nông nghiệp không chỉ về mặt thích ứng mà còn về khả năng sản xuất ra tăng giá trị, giảm đầu vào.

Lúa gạo là sản phẩm thuộc ngành nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Do đó, định hướng phát triển ngành hàng lúa gạo của tỉnh là tiếp tục cơ cấu lại ngành lúa gạo theo hướng nâng cao giá trị và hiệu quả thông qua nâng cao chất lượng lúa gạo: sản xuất theo cánh đồng lớn, gắn kết với vùng nguyên liệu có sự tham gia nông dân – Hợp tác xã – doanh nghiệp, hình thành các cụm sản xuất đồng bộ với sơ chế, chế biến – xây dựng nhãn hiệu – thương hiệu.

Giảm bớt diện tích trồng lúa ở những nơi, những mùa vụ canh tác có năng suất thấp nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực. Bằng cách, thực hiện giải pháp chuyển đổi linh hoạt đất lúa hiệu quả thấp sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn hoặc nuôi trồng thủy sản và tăng diện tích lúa luân canh với thủy sản (tôm - lúa, lúa - cá) hoặc rau, màu …

39

Từng bước phục hồi và bảo tồn các vùng sản xuất lúa truyền thống của địa phương (lúa mùa nổi và phát triển các vùng sản xuất lúa hữu cơ, lúa đặc sản (lúa Nàng Nhen)) của tỉnh để góp phần vừa bảo tồn nền văn hóa lúa nước vừa phát triển những sản phẩm lúa gạo có chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2030 cho thấy, việc hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung quy mô lớn tạo điều kiện thuận lợi bố trí cơ cấu mùa vụ, xả lũ và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, tăng cường việc cơ giới hóa trong sản xuất lúa.

Giảm diện tích gieo trồng lúa hàng năm khoảng 2,5 – 2,8 %/năm. Diện tích gieo trồng lúa chuyển đổi linh hoạt theo hướng tăng tỷ lệ diện tích lúa luân canh (với rau màu, thủy sản) đáp ứng nhu cầu thị trường. Đến năm 2025, diện tích gieo trồng lúa giảm còn khoảng 511,10 nghìn ha (hệ số sử dụng đất lúa là 2,34 lần), sản lượng ước 3.304 nghìn tấn; trong đó cơ cấu mùa vụ được bố trí như sau: vụ Đông Xuân chiếm 38,45%, vụ Hè Thu chiếm 37,21%, vụ Mùa chiếm 0,04% và vụ Thu Đông chiếm 24,30% diện tích đất gieo trồng lúa. [6]

Dự kiến đến 2030, diện tích đất gieo trồng lúa giảm còn khoảng 463,50 nghìn ha (hệ số sử dụng đất lúa là 2,25 lần), sản lượng ước đạt 3.000 nghìn tấn; với cơ cấu mùa vụ giảm diện tích gieo trồng vụ Thu Đông còn 22% diện tích đất gieo trồng lúa. [6]

Bảng 21. Dự kiến diện tích, sản lượng lúa đến năm 2030

TT

Phân theo huyện, thành

phố

Diện tích gieo trồng lúa (ha) Sản lượng lúa (nghìn tấn)

Hiện trạng 2020 Năm 2025 Năm 2030 Hiện trạng 2020 Năm 2025 Năm 2030 Tổng 637.228 511.100 463.500 4.014 3.304 3.002 1 TP. Long Xuyên 11.498 8.900 8.000 75 57 52 2 TP. Châu Đốc 18.242 12.400 9.200 122 77 57 3 H. An Phú 32.854 21.200 19.100 209 136 123 4 TX. Tân Châu 30.131 20.900 18.300 187 138 120 5 H. Phú Tân 60.151 53.000 49.800 367 350 330

40 6 H. Châu Phú 89.853 80.600 73.800 579 537 492 7 H. Tịnh Biên 43.969 35.200 32.800 246 218 203 8 H. Tri Tôn 118.007 81.600 74.800 679 480 441 9 H. Châu Thành 79.476 69.800 62.300 546 467 418 10 H. Chợ Mới 38.797 34.500 29.800 245 224 194 11 H. Thoại Sơn 114.250 93.000 85.600 759 620 572

Các vùng sản xuất lúa tập trung được xác định là khâu đột phát trong phát triển lúa gạo của tỉnh giai đoạn 2021-2030 như sau: [6]

- Vùng chuyên canh lúa hàng hóa, chất lượng cao có liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ lớn 80.000 ha, tại các tại các huyện, thị xã và thành phố, trong đó tập trung ở huyện Thoại Sơn (34.000 ha), huyện Châu Thành (28.000 ha), Châu Phú…

- Vùng trồng lúa nếp huyện Phú Tân 20.000 ha.

- Vùng trồng lúa thơm, lúa jasmine ở các xã Bình Mỹ, Bình Chánh, Bình Phú và Bình Long thuộc huyện Châu Phú, 11.000 ha.

- Vùng sản xuất và bảo tồn lúa mùa nổi ở huyện Tri Tôn, An Phú: 200-500 ha. - Vùng sản xuất lúa đặc sản, lúa hữu cơ – lúa Nàng Nhen ở 2 huyện: Tri Tôn (xã Núi Tô) và Tịnh Biên (xã Văn Giáo và An Hảo), 600 ha.

- Sản xuất lúa Nhật: TP. Long Xuyên.

- Đồng thời ổn định vùng sản xuất lúa giống quy mô khoảng 22.000 ha trên địa bàn các huyện, thị xã và thành phố.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI DO BẤT LỢI VỀ NGUỒN NƯỚC ĐỐI VỚI SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH AN GIANG (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)