TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI DO BẤT LỢI VỀ NGUỒN NƯỚC ĐỐI VỚI SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH AN GIANG (Trang 44)

Tài nguyên nước rất quan trọng đối với cả xã hội và hệ sinh thái. Nước là nguồn tài nguyên thiết yếu đối với cuộc sống con người về các mảng nông nghiệp, sản xuất, năng lượng, vận chuyển, giải trí. Tuy nhiên, với mức độ sử dụng quá lãng phí cũng như những tác động từ phía con người đã tạo nên các tác động đến nguồn tài nguyên nước, dẫn tới các hệ quả nghiêm trọng. Một số nghiên cứu trên thế giới về vấn đề lượng giá liên quan đến tài nguyên nước như sau:

Dựa vào nghiên cứu cho khu vực Jamaica, nhiều tác giả với cách nhìn và hướng nghiên cứu đưa ra nhiều kết luận cũng như cải thiện nền kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên nước. Nghiên cứu của Spash [16] về việc đánh giá lợi ích phát triển của rạn san hô dựa vào phương pháp đánh giá ngẫu nhiên, tác giả muốn đưa ra các lợi ích để thúc đẩy mảng du lịch được thể hiện thông qua việc tham quan của du khách và đánh giá khả năng chịu chi trả để thúc đẩy chất lượng, đánh giá mức độ chất lượng nguồn nước kết hợp với giá trị kinh tế mà nguồn nước đem lại thông qua các mặt hàng kinh doanh liên quan tới nguồn nước và mức khả năng chi trả để có một nguồn nước đảm bảo phục vụ nhu cầu.

Nghiên cứu của EMU [12], nghiên cứu định giá kinh tế xã hội của công viên hàng hải Ocho Rios. Khoa Địa chất và Địa lý, Đại học Tây Ấn căn cứ vào phương pháp chi phí du hành, phương pháp tránh né thiệt hại và phương pháp chuyển đổi lợi ích cho các ngành nghề liên quan nhằm đưa ra các dẫn chứng về sản lượng thủy sản, quản lý việc sử dụng nguồn lực tài nguyên thiên nhiên và kiểm soát các mức độ thiệt hại. Do đó, việc áp dụng nghiên cứu của EMU sẽ đưa ra hướng nghiên cứu về khía cạnh giá trị lợi ích của nguồn tài nguyên nước và các thiệt hại ảnh hưởng đến việc ô

43

nhiễm nguồn nước trên khía cạnh kinh tế, cũng như các thiệt hại có thể hạn chế nếu kết cấu nguồn nước bị thay đổi như việc ngập mặn xảy ra do mực nước biển dâng cao sẽ dẫn đến một số khu vực thủy sản nước ngọt, nước lợ hay nước mặn sẽ ảnh hưởng đến loại và lượng hải sản đang nuôi trồng. Bên cạnh thủy sản, thì việc xâm phạm nước mặn cũng ảnh hưởng tới nông sản và việc sử dụng sinh hoạt nước của người dân trong vùng ngập mặn.

Bên cạnh đó, dựa vào báo cáo về “Tổng quan về các kỹ thuật đánh giá các nguồn lực tài nguyên ở Coast zones của nước Úc” do Robinson [15] đã thể hiện từng khía cạnh đánh giá liên quan tới định giá của tài nguyên. Căn cứ vào các phương pháp có chọn lọc để đưa ra các nội dung phù hợp để định giá nguồn tài nguyên nước như xác định những yếu tố ảnh hưởng của môi trường đến khả năng sản xuất, sự ảnh hưởng, thực hiện các chính sách thông qua phương pháp ước tính chức năng của nguồn nước cũng như các hạn chế các chi phí rủi ro phát sinh khi nguồn nước bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, để đo được lượng giá của nguồn tài nguyên nước có thể áp dụng phương pháp ước tính đường cầu (demand curve). Bên cạnh ước tính các tổn thương của nước, thì ảnh hưởng của thay đổi khí hậu hoặc mực nước biển tăng sẽ ảnh hưởng tới các ngành nghề liên quan tới nguồn tài nguyên nước thông qua phương pháp chuyển đổi lợi ích (benefit transfer) nhằm mục đích phân loại theo nhóm để theo dõi mức độ ảnh hưởng để đưa ra cách đánh giá cho từng tác động ảnh hưởng một cách chính xác nhất.

Ngoài ra, các nghiên cứu khác như của Sheila [14], đã xem xét mức độ và tính hữu ích của các tài liệu thực nghiệm hiện có về cung cầu nước thích ứng với BĐKH để mô hình hóa các vấn đề. Bài nghiên cứu cũng xem xét các tác động thông qua cung cầu nước trong các lưu vực sông và khả năng thích ứng để giảm thiểu các tác động từ BĐKH. Tác giả cũng xem xét những phản ứng của người sử dụng nước đối với giá nước, chính sách bảo vệ nguồn nước, kinh doanh, đầu tư và hoạt động của cơ sở lưu trữ và cơ sở hạ tầng vận chuyển, và các cơ chế cấp nước xuyên biên giới. Sheila cũng làm rõ được những tác động tiềm tàng của BĐKH đến nguồn cung cấp nước cũng như việc phân bổ nước của thành phố.

44

Tóm lại, các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến vấn đề lượng giá đã chỉ ra được các phương pháp cũng như định hướng cho việc xem xét, tính toán lợi ích của các khía cạnh kinh tế khi chịu ảnh hưởng bởi các tác động từ tài nguyên và con người.

2.1.2 Nghiên cứu trong nước

Nguyễn Quốc Nghi [3] đã có bài viết “Đánh giá sự tổn thương do BĐKH tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển Cà Mau”. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đánh giá chỉ số tổn thương kinh tế (LVI) để đánh giá độ nhạy cảm, tổn thương của các yếu tố như sức khỏe, lương thực, tài nguyên nước, … đối với các tác động của BĐKH.

Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 202 hộ dân sinh sống tại vùng ven biển tỉnh Cà Mau bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên phân tầng với các tiêu chí: địa bàn cư trú, đặc trưng sinh kế. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp bằng câu hỏi bảng cấu trúc. Khu vực tiến hành nghiên cứu chủ yếu là các hộ dân sinh sống tại 2 xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển và xã Khánh Hội huyện U Minh.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng khá lớn từ tác động BĐKH, khả năng tổn thương giảm dần theo các yếu tố chính là mạng lưới xã hội, chiến lược sinh kế, lương thực thực phẩm, nguồn nước, đặc điểm hộ, vốn tài chính, thảm họa BĐKH và sức khỏe.

Võ Hồng Tú và cộng sự [9] sử dụng phương pháp PRA – phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân và cách tiếp cận khung sinh kế bền vững để đánh giá tổn thương của nông hộ bị ảnh hưởng bởi lũ tại An Giang.

Khi tiến hành thu thập thông tin, nhóm tác giả điều tra nông hộ bằng phiếu điều tra soạn sẵn được sử dụng để thu thập thông tin liên quan đến các hoạt động sinh kế nông hộ, nguồn vốn sinh kế, tính tổn thương của năm nguồn vốn sinh kế, những hỗ trợ của chính quyền địa phương và các giải pháp ứng phó với lũ. Địa điểm nghiên cứu là hai huyện An Phú (huyện đầu nguồn – chịu ảnh hưởng sớm do lũ) và huyện Tri Tôn (hạ nguồn – chịu ảnh hưởng chậm do lũ).

45

Nguyên tắc chọn hộ điều tra tuân thủ và tôn trọng tính chính xác và đại diện của mẫu được chọn quan sát thông qua cách ngẫu nhiên có điều kiện (các hộ được chọn phải sống trong khu vực chịu ảnh hưởng lũ và phải bao gồm các hộ khá giàu, nghèo và trung bình) theo hướng dẫn của cán bộ địa phương. Tổng số mẫu điều tra nông hộ là 244 (trong đó hộ khá giàu chiếm 31%, trung bình là 31% và nghèo là 38%).

Theo đánh giá về tính tổn thương sinh kế nông hộ cho thấy nguồn vốn con người tuy dồi dào nhưng lực lượng lao động phụ thuộc vẫn còn ở mức cao (2 người/hộ), trình độ học vấn còn thấp (cấp I và cấp II chiếm 83%) nên sinh kế rất dễ bị tổn thương do lũ vì trong thời gian này việc làm ít, vì vậy một lượng lớn lao động chính tạo ra thu nhập không đủ chi tiêu trong gia đình. Về vốn tài chính thì việc làm trong mùa lũ không ổn định và thu nhập thấp nên không đủ để trang trải trong cuộc sống, đặc biệt là các hộ nghèo không hoặc ít đất sản xuất. Về vốn tự nhiên, diện tích đất bình quân trên hộ tại địa bàn nghiên cứu là rất thấp, hơn 35% nông hộ không đất sản xuất và khoảng 24% có diện tích dưới 0,5 ha. Về vốn vật thể, hộ nghèo rất thiếu các phương tiện phục vụ cho sản xuất vào mùa lũ như ghe/ xuồng và câu/ lưới. Về nguồn vốn xã hội, nhìn chung nguồn vốn này tại vùng nghiên cứu khá tốt do tính cộng đồng cao và sự quan tâm nhiệt tình từ chính quyền địa phương.

Trong nghiên cứu về xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro lũ lụt vùng ĐBSCL – áp dụng thí điểm cho tỉnh An Giang của Cấn Thu Văn [11] đã thiết lập được bộ tiêu chí để đánh giá mức độ rủi ro do lũ lụt vùng ĐBSCL có dự kết hợp giữa yếu tố thiên tai (lũ lụt), yếu tố kinh tế (thiệt hại), xã hội và môi trường sẽ có tính tổng hợp. Đây là cơ sở để xây dựng bản đồ mức độ rủi ro lũ lụt và đánh giá được những thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Một nghiên cứu khác của Nguyễn Ngọc Thanh [8] về lượng giá kinh tế do BĐKH với thủy sản miền Bắc (bao gồm các tỉnh ven biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Quảng Bình và 2 tỉnh Bắc Trung Bộ là Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) đã áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng khi tiến hành đánh giá giá trị kinh tế tại vùng này. Tác giả đã xây dựng hai mô hình hàm sản xuất

46

trong nghiên cứu này nhằm lượng hóa ảnh hưởng của BĐKH đến khai thác thủy sản (KTTS) và nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Các nghiên cứu này cũng đã chỉ ra được mức độ thiệt hại và đánh giá thiệt hai do sự bất lợi của điều kiện tự nhiên đến kinh tế-xã hội của các khu vực nghiên cứu.

2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI 2.2.1 Phương pháp đánh giá chỉ số tổn thương kinh tế (LVI) 2.2.1 Phương pháp đánh giá chỉ số tổn thương kinh tế (LVI)

Phương pháp đánh giá chỉ số tổn thương kinh tế (LVI) sử dụng nhiều chỉ số để đánh giá độ nhạy cảm, tổn thương của các yếu tố như sức khỏe, lương thực, tài nguyên nước, … do các tác động của BĐKH [3].

Do mỗi yếu tố phụ thuộc được đo lường theo mỗi hệ thống khác nhau nên các chỉ số đã được chuẩn hóa thành một dưới dạng phương trình:

𝑖𝑛𝑑𝑒𝑥𝑠𝑑 = 𝑠𝑑−𝑠𝑚𝑖𝑛

𝑠𝑚𝑎𝑥−𝑠𝑚𝑖𝑛 (2.1) Trong đó:

Sd là giá trị gốc yếu tố phụ (giá trị thực) đối với địa phương (huyện/ xã); Smin là giá trị tối thiểu;

Smax là giá trị tối đa.

Sau khi được chuẩn hóa, các yếu tố phụ được lấy trung bình để tính giá trị của mỗi yếu tố chính bằng cách áp dụng phương trình sau:

𝑀𝑑 ∑ 𝑖𝑛𝑑𝑒𝑥𝑠𝑑𝑖 𝑛 𝑖=1 n (2.2) Trong đó:

Md: là một trong bảy yếu tố chính đối với địa phương (huyện, xã);

index Sdi: thể hiện các yếu tố phụ được ghi chỉ số theo i, chúng tạo nên mỗi yếu tố chính;

47

Khi giá trị của các yếu tố chính được xác định, chỉ số tổn thương sinh kế cấp địa phương (huyện, xã) được tính toán theo phương trình:

𝐿𝑉𝐼𝑑 =∑ 𝑊𝑀𝑖𝑀𝑑𝑖

7 𝑖=1

∑7𝑖=1𝑊𝑀𝑖 (2.3) Trong đó:

LVId: chỉ số tổn thương sinh kế địa phương (huyện, xã), tương ứng với trung bình có trọng số tất cả 7 yếu tố chính;

WMi: trọng số của mỗi yếu tố chính được xác định bằng số lượng các yếu tố phụ tạo nên các yếu tố chính.

Giá trị chỉ số LVI dao động trong khoảng 0 (mức tổn thương thấp nhất) đến 1 (mức tổn thương cao nhất).

Phương pháp đánh chỉ số tổn thương sinh kế (LVI) đánh giá được mức độ tổn thương của các đối tượng kinh tế, xã hội, tài nguyên nước, … khi chịu ảnh hưởng bởi BĐKH. Ở Việt Nam, phương pháp này cũng đã được áp dụng rộng rãi để đánh giá mức độ tổn thương do BĐKH tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là việc lựa chọn các yếu tố phụ và mối liên quan giữa yếu tố phụ và các yếu tố chính. Ngoài ra, phương pháp này liên quan đến việc phỏng vấn một cách ngẫu nhiên các hộ dân ở khu vực nghiên cứu cũng gặp một số hạn chế về độ tin cậy của những số liệu sơ cấp thu được.

2.2.2 Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)

Phương pháp PRA là phương phá đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân và cách tiếp cận khung sinh kế bền vững. Phương pháp PRA giúp tìm hiểu và đánh giá nhu cầu của cộng đồng, xác định vấn đề ưu tiên cho các hoạt động phát triển, tìm ra giải pháp có thể và xác định các hoạt động iên quan những lĩnh vực chủ đề khác nhau, chuẩn bị kế hoạch hoạt động cụ thể và hệ thống; … [9]

Phương pháp PRA bao gồm các công cụ để thu thập và phân tích thông tin (số liệu thứ cấp và số liệu thực địa). Những công cụ chính bao gồm: xem xét số liệu thứ

48

cấp, quan sát trực tiếp, vẽ bản đồ, biểu đồ xu hướng (biến động theo thời gian), biểu đồ thời vụ, xếp hạng ma trận trực tiếp, đánh giá giải pháp, …

Trong đó, khung sinh kế bền vững được mô tả như sau: Mỗi nông hộ có năm nguồn vốn tài chính, vật thể, xã hội và tự nhiên. Mỗi nông hộ sẽ quyết định chiến lược sinh kế của gia đình dựa vào sự kết hợp các nguồn vốn sinh kế này và môi trường chính sách, thể chế cũng như bối cảnh dễ bị tổn thương. Trong trường hợp nghiên cứu này, lũ là yếu tố thuộc bối cảnh dễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến sinh kế cũng như nguồn vốn nông hộ. Khi một sinh kế yếu kém sẽ dẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả các sinh kế còn lại.

Hình 7. Khung sinh kế bền vững [9]

Phương pháp này có ưu điểm là có sự tham gia ở mức độ cao của cộng đồng, thời gian ngắn và chi phí thấp. Nhược điểm là phần lớn thông tin là định tính, không thể áp dụng phép tính thống kê; khó khăn trong việc tìm đúng câu hỏi để trả hỏi, tìm đúng đối tượng để thực hiện các cuộc điều tra; …

2.2.3 Phương pháp thay đổi năng suất

Phương pháp tiếp cận thay đổi năng suất còn được gọi là phương pháp hàm sản xuất, tiếp cận tác động lên sản xuất , hay định giá môi trường như là một đầu vào tìm

49

cách khai thác mối quan hệ giữa các thuộc tính môi trường và mức sản lượng của một hoạt động kinh tế. Cách tiếp cận dựa theo sự đánh giá thay đổi năng suất là một trong những kỹ thuật lượng hoá được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Phương pháp này chú trọng vào đánh giá các tài nguyên thiên nhiên là đầu vào của quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Khi chất lượng và số lượng nguồn tài nguyên đầu vào giảm sẽ dẫn đến dịch vụ cung cấp cho sản xuất giảm theo. Kết quả là làm giảm lợi nhuận của nhà sản xuất.

Một số ứng dụng cho phương pháp này gồm:

- Xói mòn đất: đo lường sự suy giảm sản lượng mùa vụ và tác động gây ra đối với vùng hạ lưu do hiện tượng xói mòn.

- Ô nhiễm không khí: đo lường thiệt hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người do ô nhiễm không khí.

- Mưa axit: Đo lường sự thiệt hại đối với cây trồng thông qua sụt giảm sản lượng.

Một cách khái quát, phương pháp tiếp cận hàm sản xuất bao gồm một quy trình hai bước. Bước đầu tiên là xác định các tác động vật lý của sự thay đổi môi trường lên hoạt động sản xuất. Bước thứ hai là lượng giá những tác động này dựa trên đầu ra của hoạt động sản xuất.

Gọi Y là đầu ra của hoạt động sản xuất, ENV là biến môi trường quan tâm, Xi, Xk là các biến đầu vào khác của hoạt động sản xuất, hàm sản xuất của một doanh nghiệp hay một ngành sản xuất có thể được mô tả bằng công thức :

Y = f (Xi... Xk, EVN) (2.4) Nếu 𝛿𝑌

𝛿𝐸𝑉𝑁 ≠ 0, biến môi trường thể hiện qua ENV (ví dụ như tăng hoặc giảm nhiệt độ, lượng mưa) với điều kiện các yếu tố khác không đổi, sẽ làm giảm/tăng mức sản lượng. Nhìn chung, khi sản lượng đầu ra Y là một hàng hóa thị trường, và giá cả có thể quan sát được và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan ngoài thị trường, mức giá này có thể được sử dụng để ước tính giá trị của một sự

50

thay đổi do tác động của các yếu tố môi trường (qua biến ENV). Ngoài ra, giá trị

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI DO BẤT LỢI VỀ NGUỒN NƯỚC ĐỐI VỚI SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH AN GIANG (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)