Xuất một số giải pháp trong công tác thu hồi, quản lý sử dụng đất hợp lý, bền vữn g

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất khu quy hoạch đô thị mới an vân dương, tỉnh thừa thiên huế (Trang 78 - 109)

bền vững

Để công tác thu hồi, bồi thường, GPMB được thực hiện nhanh hơn, dưới đây là một số giải pháp:

Về xác định đối tượng và điều kiện bồi thường:

Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ, các thủ tục khác về tách thửa, tách khẩu, chuyển nhượng QSDĐ,... và cập nhật những biến động kịp thời vào hồ sơ địa chính, lưu trữ hồ sơ pháp lý của các đối tượng sử dụng đất dưới dạng file để dễ dàng cho việc xác minh nguồn gốc, đối tượng và điều kiện bồi thường.

Giá bồi thường:

UBND tỉnh nên thành lập tổ định giá ngay trong hội đồng BTHT&TĐC, để điều chỉnh giá đất và tài sản cho tương xứng với giá thị trường theo từng thời điểm và từng vị trí thửa đất bị giải toả.

Chính sách hỗ trợ và tái định cư:

Hội đồng BTHT&TĐC liên kết với các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề để có chính sách giải quyết việc làm thiết thực, cụ thể cho người dân bị thu hồi đất trong vùng, đặc biệt là những người bị mất đất sản xuất nông nghiệp.

Các khu tái định cư phải được xây dựng hoàn thiện về cơ sở hạ tầng trước khi thu hồi đất tạo điều kiện giúp người dân bị di chuyển chỗ ở sớm khôi phục lại cuộc sống.

Công tác tổ chức thực hiện:

Chủ đầu tư tăng cường bám sát và đôn đốc các đơn vị tham gia vào công tác GPMB khẩn trương thực hiện, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để bảo đảm đúng tiến độ của các dự án.

Nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân khiếu kiện để giải quyết kịp thời mọi thắc mắc, khiếu nại của người dân.

Tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm chỉnh thực hiện quyết định thu hồi đất. Thông báo công khai và dân chủ về phương án bồi thường để người dân được biết và chủ động trong bàn giao mặt bằng.

Ngoài ra, các giải pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình thưc hiện công tác thu hồi đất:

Đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hạ tầng: Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật từ giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước và xử lý chất thải sẽ giảm được các ảnh hưởng tác động như đất cát, tiếng ồn… Hệ thống thoát nước thải riêng với hệ thống thoát nước mưa nhằm thu gom triệt để các loại nước thải.

Giải pháp khống chế ô nhiễm môi trường đất: Trong quá trình thi công cũng như trong quản lý cần hạn chế quá trình san đào đất. Bảo vệ các khu vực cây xanh và mặt nước. Các chất thải rắn cần được thu gom và phân loại theo mức độ độc hại để có biện pháp xử lý riêng cho từng loại. Khu vực tập kết rác được bố trí sao cho vừa đảm bảo mỹ quan vừa đảm bảo về các thông số kỹ thuật để tránh gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Quản lý hệ thống thu gom và xử lý nước thải, thường xuyên tu sữa và bảo dưỡng.

Giải pháp khống chế ô nhiễm môi trường không khí: Bố trí hợp lý các khu vực cây xanh để tạo cảnh quan và làm hàng rào chắn các khu vực gây ô nhiễm không khí, gây ồn bụi từ trục đường giao thông. Quá trình tháo gỡ thường gây ra ô nhiễm không khí do bụi và tiếng ồn. Cần có giải pháp và quy trình xây dựng hợp lý cho từng khu vực nhằm rút ngắn thời gian thi công. Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân thi công.

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Công tác thu hồi, bồi thường đất của một dự án tiến hành nhanh hay chậm tùy thuộc vào phạm vi của dự án cũng như sự đồng thuận của người dân. Đối với dự án 1 (dự án đường 56m nối từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Thủy Dương- Thuận An), dự án này chủ yếu bồi thương bằng tiền mặt. Dự án này chủ yếu là đất nông nghiệp và đất nghĩa trang nghĩa địa nên khi tiến hành thu hồi cũng như bồi thường tuy không tốn thời gian nhiều so với dự án khác nhưng với đơn giá bồi thường như đã nêu ở trên thì đa số người dân không thỏa mãn vì vật giá thì ngày càng tăng trong lúc đó cuộc sống của người dân khó khăn, thiếu trình độ dẫn đến đưa ra những lý do không thuyết phục. Việc người dân đòi bồi thường giá cao và định giá bồi thường thấp nhưng khi thu tiến sử dụng đất lại khiếu nại giá cao và đòi nộp tiền ít cũng là một vấn đề được đặt ra cho Nhà nước. Ngoài ra, sự không nhất quán minh bạch trong quá trình thu hồi cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ dự án.

Đối với dự án 2 (dự án đường trung tâm mặt cắt 100m khu A), dự án này bồi thường bằng tiền mặt và bồi thường bằng đất. Công tác bồi thường về đất chiếm tỷ lệ nhỏ hơn số lượng đối tượng được bồi thường về tài sản; một số hộ sử dụng đất hợp pháp về tài sản chưa có tên đăng ký trong hồ sơ địa chính về phần đất của mình đang sử dụng khi bị giải tỏa. Nhiều trường hợp trên một thửa đất có nhiều hộ sinh sống nhưng chỉ có một nguồn gốc đất, các hộ còn lại chưa tách thửa nên không được bồi thường theo quy định của pháp luật, vì vậy công tác thu hồi đất cũng như bồi thường gặp không ít khó khăn. Dự án này thu hồi cả đất nông nghiệp và đất ở nên chi phí hỗ trợ phải kèm theo chi phí tạo công ăn việc làm ổn định cuộc sống của người dân nơi có đất bị thu hồi và một số chi phí khác nên giá trị hỗ trợ dự án này lớn hơn nhiều so với dự án 1.

Tóm lại, công tác thu hồi đất hai dự án này phân hóa các hộ nông dân thành ba nhóm hộ là hộ thuần nông, hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm phi nông nghiệp và hộ phi nông nghiệp. Kết quả cho thấy đa số kinh tế của các hộ gia đình đa số là tăng lên so với trước khi thu hồi đất. Ngoài ra, sau khi thu hồi đất thì cách tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội đều tốt hơn trước. Cảnh quan môi trường cũng được Nhà nước chú trọng hơn. Công tác thu hồi không những mang lại lợi ích cho chủ đầu tư mà còn có những tác động tích cực về mặt xã hội, mang lại bộ mặt mới cho tỉnh nói riêng và khu vực lân cận thành phố Huế nói chung. Đồng thời khẳng định được vai trò của Nhà nước trong việc quản lý, điều hành, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế thực hiện dự án.

Kiến nghị

Để thực hiện tốt công tác thu hồi đất cũng như chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo điều kiện cho các địa phương trong quá trình thực hiện, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và người bị thu hồi đất, dưới đây là ra một số kiến nghị:

Vấn đề tiếp cận đất đai với nhiều quy định còn chồng chéo và sự hỗ trợ về các thủ tục hành chính trong việc triển khai thực hiện các dự án thì Nhà nước còn nhiều thiếu sót đòi hỏi cần phải cải cách các thủ tục về thu hồi đất cũng như bổ sung chính sách về giá đất và quy định đơn giản hơn về xác định nguồn gốc đất.

Trước khi tiến hành lập kế hoạch nhằm thu hồi đất của các đối tượng thì Nhà nước cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, đủ quỹ nhà với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tốt để chủ động tái định cư cho các đối tượng phải di dời khi Nhà nước thu hồi đất. Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất phải được tiến hành song song với quá trình lập quy hoạch, kế hoạch thu hồi đất của Nhà nước nhằm ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Thuận An, (2012). Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới sinh kế của người dân tại dự án xây dựng khu đô thị mới quận hải an, thành phố hải phòng. Luận văn thạc sĩ.

[2] Báo Ngệ An, (13/05/2014). Thẩm quyền thu hồi đất thuộc cơ quan nào.

[3] Bộ TNMT, (2009). Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 "V/v quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất".

[4] Lê Thanh Bồn, (2009). Giáo trình thổ nhưỡng học. Nhà xuất bản Nông nghiệp,276.

[5] Cục Quản lý Nhà nước - Bộ Xây dựng .Các yếu tố ảnh hưởng đến bất động sản. [6] Nguyễn Thị Dung, (2009). Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước

trong khu vực và Việt nam. Tạp chí Cộng Sản số 11 (179). Đại học Luật Hà Nội. [7] Nguyễn Ngọc Dự, (2012). Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng, bồi

thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư tại huyện Núi Thành- tỉnh Quảng Nam. Khoá luận tốt nghiệp.

[8] Nguyễn Thị Hải, (2010). Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất. 118:2.

[9] Công Hậu, (11/07/2014). TT- Huế đối thoại trực tuyến với dân về chính sách đất đai. Báo Nhân Dân.

[10] Vũ Thúy Hòa, (2009). Bài giảng giao thuê, thu hồi đất. Trường Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội.

[11] Đức Khoa, (2014). Luật đất đai 2013 với quy định về thu hồi đất. Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn ngày 09/07/2014.

[12] Luật quản lý đất đai Trung Quốc, (2004). Và Quy định về trưng mua nhà thuộc sở hữu nhà nước và bồi thường, (2011).

[13] Anh Ngọc, (21/08/2014). Triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2013. Báo Phú Yên. [14] Trần Văn Nguyện (1999), Bài giảng định giá đất, trường Đại học Nông Lâm Huế. [15] Nguyễn Hữu Ngữ và Nguyễn Thị Hải, 2013. Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất.

Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 212:9.

[16] Quốc hội, Luật đất đai 1993, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[17] Quốc Hội, số 13/2003/QH11, 26/11/2003. Luật đất đai 2003. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

[18] Quốc Hội, số 45/2013/QH13, 29/11/2013. Luật đất đai 2013. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

[19] Nguyễn Khắc Thái Sơn, (2007). Giáo trình Quản lý nhà nước về đất đai. Trường Đại học Thái Nguyên, 200:5; 21; 121; 18-21; 21-31.

[20] Nguyễn Thị Minh Tâm, (2010). Đánh giá thực trạng công tác thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn thị xã Từ Sơn– tỉnh Bắc Ninh. Luận văn thạc sĩ.

[22] Hồ Lạc Thiện, (2011). Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ. Luận văn thạc sĩ.

[23] Nguyễn Văn Toàn, (2011). Đánh giá công tác tái định cư của một số dự án trên địa bàn thành phố Huế. Luận văn thạc sĩ.

[24] Trường Đại học Luật Hà Nội, (2006). Giáo trình luật đất đai. Nhà xuất bản Tư Pháp. [25] UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, (2007). Quyết định số 2636/QĐ-UBND ngày

27/11/2007 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu A, khu đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế.

[26] UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, (2010). Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND ngày 10/04/2010 "V/v bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh".

[27] Viện Triết Học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, 6:1-5.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

DANH SÁCH CÁC HỘ PHỎNG VẤN

STT Họ và tên Địa chỉ

1 Văn Sơn – Thị Hoa Trần Văn Ơn, phường Xuân Phú

2 Lê Bình – Thị Lúa Trần Văn Ơn, phường Xuân Phú

3 Lê Mãng – Thị Vàng Trần Văn Ơn, phường Xuân Phú

4 Thị An – Quang Thông Trần Văn Ơn, phường Xuân Phú

5 Hữu Khuyết – Thị Hai Trần Văn Ơn, phường Xuân Phú

6 Thị Kinh Trần Văn Ơn, phường Xuân Phú

7 Văn Mạnh – Thị Tấm Trần Văn Ơn, phường Xuân Phú

8 Quốc Tuấn – Kim Trinh Trần Văn Ơn, phường Xuân Phú

9 Văn Nghẹt – Thị Lạc Trần Văn Ơn, phường Xuân Phú

10 Văn Điếu – Thị Nguyệt Trần Văn Ơn, phường Xuân Phú

11 Lê Hai – Duy Linh Trần Văn Ơn, phường Xuân Phú

12 Võ Tân – Thị Huệ Trần Văn Ơn, phường Xuân Phú

13 Viết Xê – Thị Bi Trần Văn Ơn, phường Xuân Phú

14 Lê Lân – Thị Hường Trần Văn Ơn, phường Xuân Phú

15 Hữu Phước – Thị Hiền Trần Anh Liên, phường An Đông

16 Văn Châu – Thị Hồng Trần Anh Liên, phường An Đông

17 Trần Sẽ - Thị Thọ Trần Anh Liên, phường An Đông

18 Văn Phước – Thị Tuyết Trần Anh Liên, phường An Đông

STT Họ và tên Địa chỉ

20 Văn Bích – Thị Tâm Trần Anh Liên, phường An Đông

21 Thanh Thạch – Thị Rơi Trần Anh Liên, phường An Đông

22 Thị Nghệ - Văn Dụ Trần Anh Liên, phường An Đông

23 Văn Dễ - Thị Khớ Trần Anh Liên, phường An Đông

24 Thị Định – Phạm Bửu Trần Anh Liên, phường An Đông

25 Đình Thoại – Đình Mau Trần Anh Liên, phường An Đông

26 Công Hóa – THị Thẻo Trần Anh Liên, phường An Đông

27 Đình Bơi – Thị Nga Trần Anh Liên, phường An Đông

28 Hữu Lụt Phạm Văn Thanh, phường Thủy Dương

29 Thanh Thủy Phạm Văn Thanh, phường Thủy Dương

30 Thị Nghiêm Phạm Văn Thanh, phường Thủy Dương

31 Viết Tú - Thị Vui Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

32 Đỗ Tâm - Thị Hiền Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

33 Trần Lương - Thị Oanh Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

34 Thị Lài Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

35 Thị Lựu - Đắc quý Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

36 Văn Địch - Thị Hoa Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

37 Lê Huấn - Thị Nhạn Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

38 Văn Huệ - Thị Lài Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

39 Ngọc Danh - Kim Lan Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

STT Họ và tên Địa chỉ

41 Đắc Thích - Thị Phượng Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

42 Ngọc Tam - Thị Bảy Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

43 Trần Kiệm (Xuân Kiếm) Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

44 Đình Phong - Thị Mừng Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

45 Văn Hinh - Thị Hương Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

46 Văn Thảo - Thị Nết Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

47 Ngọc Đặng - Thị Gái Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

48 Văn Chu - Thị Liểm Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

49 Đắc Dũng - Thị Hiền Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

50 Đăng Chước Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

51 Đăng Thông - Thị Điệp Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

52 Lê Cự - Thị Hoa Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

53 Lê Chất - Thị Xuân Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

54 Ngọc Bé - Thị Văn Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

55 Thị Chắc Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

56 Thanh Hải - Thị Búp Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

57 Đăng Đồng - Tố Ngân Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

58 Ngọc Toàn - Thị Hà Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

59 Văn Thảo - Thị Nết Hoàng Quốc Việt, phường An Đông

Phụ lục 2

Phụ lục 3

TỔNG SỐ TIỀN ĐỀN BÙ ĐẤT NÔNG NGHIỆP THUỘC DỰ ÁN ĐƯỜNG 56M NỐI TỪ ĐƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG ĐẾN THỦY DƯƠNG - THUẬN AN

Stt Đối tượng được đền bù Diện tích (m2) QĐ 2640 ngày 21/12/10 QĐ 38 ngày 09/01/12 QĐ 2227 ngày 27/11/12 Tổng cộng Thành phố Huế 1. QĐ 2640

1 Hữu Thuyết - Thị Hai 2474.2 98,967,000 98,967,000

2 Quốc Tuấn - Kim Trinh 1482.9 59,316,000 59,316,000

3 Văn Mạnh - Thị Tấm 1680.1 67,203,000 67,203,000

4 Văn Sơn - Thị Hoa 1153.8 46,153,000 46,153,000

5 Thị Kinh 2423.3 96,931,000 96,931,000

6 Văn Lợi - Thị Duyên 1226.4 49,056,000 49,056,000

7 Văn Bích - Thị Tâm 1670.7 66,828,000 66,828,000

8 Thanh Thạch - Thị Rơi 3426.1 137,045,000 137,045,000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất khu quy hoạch đô thị mới an vân dương, tỉnh thừa thiên huế (Trang 78 - 109)