Dự án “Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới sinh kế của ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất khu quy hoạch đô thị mới an vân dương, tỉnh thừa thiên huế (Trang 39)

sinh kế của người dân tại dự án xây dựng khu đô thị mới quận Hải An, thành phố Hải Phòng”

Dự án xây dựng khu đô thị mới quận Hải An là một dự án quan trọng của thành phố Hải Phòng năm 2008, là một trong những dự án trọng điểm nhằm phát triển cơ sở hạ tầng đô thị của quận Hải An. Khu đô thị mới bao gồm các khu đất xây dựng nhà biệt thự kiểu dáng hiện đại cùng 4 tòa nhà cao tầng phục vụ cho nhu cầu về nhà ở đối với người dân có thu nhập thấp,... Việc thực hiện dự án sẽ là một trong những điểm nhấn về cảnh quan đô thị hiện đại trên địa bàn quận Hải An. Để có thể thực hiện dự án, thành phố Hải Phòng đã giao cho công ty xây dựng và phát triển nhà tiến hành thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng khu đô thị mới tại phường Đằng Hải, quận Hải An; với quy mô diện tích 43.489m2, trong đó có 40.128m2 đất nông nghiệp với 106 hộ dân và 3.361m2 đất ở của 11 hộ dân.

Kết quả phỏng vấn 106 hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án cho thấy: bình quân diện tích đất nông nghiệp của mỗi nhân khẩu sống bằng nghề nông nghiệp là 152m2/người; bình quân đất nông nghiệp của mỗi hộ bị thu hồi 410.27m2; hộ bị thu hồi nhiều nhất là 1.464m2; hộ bị thu hồi ít nhất là 34m2.

Với giá bồi thường đất, vật kiến trúc, hoa màu và các khoản hỗ trợ thì bình quân mỗi hộ được bồi thường 85,7 triệu đồng. Tuy nhiên, mức bồi thường tiền của các hộ dân cũng sẽ khác nhau tùy theo diện tích đất bị thu hồi của hộ dân đó. Tiền bồi thường của các hộ dân dao động khoản từ 17 triệu đến hơn 300 triệu đồng. Những hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều thì số tiền đền bù về đất và các khoản hỗ trợ sẽ được nhiều hơn các hộ có diện tích đất bị thu hồi ít. Ngoài ra, trên diện tích thu hồi của các hộ gia đình có khối lượng hoa màu và vật kiến trúc khác nhau thì sẽ nhận số tiền bồi thường khác nhau. Những hộ gia đình nào có nhiều người sống bằng nghề nông nghiệp thì tiền hỗ trợ ổn định đời sống sẽ nhiều hơn các hộ có ít nhân khẩu.

Nếu công tác thu hồi đất mà hợp lý thì dự án xây dựng khu đô thị mới quận Hải An sẽ nhanh chóng thực hiện, điều đó sẽ góp phần vào việc chỉnh trang, xây dựng đô thị đồng thời đáp ứng nhu cầu ở của người dân trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, người dân ở đây chủ yếu sinh sống bằng hoạt động canh tác nông nghiệp, chiếm đến 87% tổng số hộ dân có đất bị thu hồi tại dự án. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến lao động, việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất. Mặt khác, số lao động trẻ từ 15-30 tuổi ở vùng này chiếm tỷ lệ lớn khoảng 34,5% và số lao động trên 35 tuổi chiếm 21,1%. Bản thân những người lao động ở đây vẫn chưa kịp chuẩn bị nghề hoặc tham gia học việc để có một nghề mới khi đất bị thu hồi, chủ yếu là họ trông chờ vào số tiền đền bù của Nhà nước và vào hỗ trợ việc làm của chủ đầu tư hoặc của chính quyền địa phương, do dự án trước khi được triển khai đã không hề công bố bản quy hoạch để lấy ý kiến của người dân và cán bộ phường; người dân chỉ được biết trước khi bị thu hồi đất 3-4 tháng về vấn đề chính sách bồi thường và giải phóng mặt bằng, khoảng thời gian không nhiều để họ kịp có những phản ứng đúng đắn trước sự thay đổi, hầu hết người dân ở đây không có khả năng nhanh chóng tìm việc làm mới và có thu nhập ổn định cho mình. Tình trạng thất nghiệp ngày càng nhiều gây ảnh hưởng đến đời sống của nhiều gia đình. Qua đó, có thể thấy được dựa án này vừa có tác động tích cực lại vừa gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống của người nông dân tại đây[1].

1.3.2. Dự án “Đánh giá thực trạng công tác thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án xây dựng tuyến đường nối tiếp đường HN2 qua nhà máy quy chế Từ Sơn đến TL 287 thuộc địa phận thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”

Có thể thấy cơ cấu sử dụng đất có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương. Thị xã Từ Sơn cũng không ngoại lệ, với mật độ dân số cao 2.291 người/km2 nên nhu cầu về đát ở và đất cho các công trình công cộng tăng cao, đặt ra một bài toán khó cho các nhà quản lý là làm sao sử dụng quỹ đất vừa không bị lãng phí, lại tránh thu hồi đất trồng lúa của người dân quá nhiều, gây xáo trộn đời sống của họ.

Tính đến dầu năm 2010, trên địa bàn thị xã Từ Sơn có 20 dự án cần thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế và xây dựng

cơ sở hạ tầng nói chung với tổng diện tích là 189.2 ha. Trong đó đã tiến hành lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng được 14 dự án tổng diện tích 108.86 ha; thực hiện thu hồi được 103.25ha. Nhiều dự án được chia thành 2 giai đoạn để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Bên cạnh đó vẫn còn 6 dự án đã có quyết định thu hồi đất song chưa tiến hành lập phương án bồi thường với tổng diện tích 86.5ha. Nguyên nhân của tình trạng này là chưa có sự phối kết hợp một cách thống nhất giữa các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp chủ đầu tư của dự án về giá cả cũng như phương thức thanh toán bồi thường cho người dân. Đến nay diện tích còn lại vẫn đang được tiến hành định giá và xây dựng hoàn thiện phương án bồi thường trong thời gian sớm nhất.

Đối với dự án xây dựng tuyến đường nối tiếp đường HN2 qua nhà máy quy chế Từ Sơn đến TL 287 thuộc địa phận thị xã Từ Sơn thì chỉ mới hoàn thành giai đoạn 1. Trên thực tế, hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án đã lập phương án bồi thường cho các loại đất khác, song chưa được thống nhất từ phía người dân nên vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến để tiếp tục hoàn thiện phương án bồi thường cho giai đoạn 2 của dự án. Giai đoạn 2 gặp một số vướng mắc:

Những hộ gia đình có diện tích nằm trong dự án buộc phải thu hồi nhưng do cấp trái thẩm quyền từ năm 1994 không chấp nhận với mức giá mà dự thảo phương án bồi thường đưa ra. Phần đông họ là những người lao động tự do nên chưa hiểu rõ các quy định của pháp luật về việc công nhận quyền hợp pháp của thửa đất mà họ đang sử dụng.

Việc tính áp giá tài sản trên đất cũng gặp khó khăn, nếu chỉ căn cứ vào quyết định 1132/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh ngày 28/08/2008 về việc ban hành đơn giá nhà cửa, vật kiến trúc áp dụng cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trên thực tế chưa đủ để xây dựng mức giá bồi thường phù hợp với nguyện vọng của người dân có đất bị thu hồi[20].

Do tác động trực tiếp từ những kết quả phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua, nhu cầu vật chất của người nông dân tăng lên đáng kể, người nông dân không còn phải lo đói ăn, thiếu mặc mà có sự phát triển từ những nhu cầu tối thiểu sang những nhu cầu có chất lượng cao. Xuất phát từ thực tế (cụ thể là 50 hộ dân) cho thấy số người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế trong hai khu vực. Nếu tính tuổi lao động đối với nam từ 15 đến 60 tuổi và nữ từ 15 đến 55 tuổi thì trong số 50 hộ điều tra có 185 lao động, bình quân 3,7 người/hộ. Trong đó lao động trong độ tuổi trên 35 chiếm 64,87%. Những người ở độ tuổi trên 35 rất được quan tâm vì sau khi thu hồi hết đất sản xuất họ rất dễ dẫn đến thất nghiệp do ở độ tuổi này rất khó tìm được việc làm trong các doanh nghiệp. Mặt khác, họ cũng khó để đi ra ngoài tìm kiếm việc làm vì đa số ở trong độ tuổi này đã lập gia đình. Ngoài ra, đa số lao động trong khu vực điều tra có trình độ trung học cơ sở, nhìn chung số người có học vấn cao không nhiều nhưng với nhịp điệu phát triển nhanh của xã hội, họ cũng phần nào nhận

thấy được tầm quan trọng trong giáo dục. Từ đó dẫn đến thay đổi trong quan niệm, nhu cầu học tập, văn hóa trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Qua đó, ta có thể thấy được thị xã Từ Sơn tuy đã được công nhận là đô thị nhưng trước đây phần đông lao động vẫn làm nông nghiệp, dân cư sống theo lề lối cũ với những tập tục văn hóa riêng. Song, đi đôi với việc thu hồi đất sản xuát nông nghiệp, cơ cấu việc làm đã thay đổi, thái dộ, hành vi ứng xử giữa các cá nhân với nhau và với môi trường thay đổi theo xu hướng mới và tích cực hơn.

Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng công tác thu hồi đất của khu quy hoạch đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Phân tích bất cập về quá trình trượt giá đất từ năm này qua năm khác, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng độ tin cậy khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất.

- Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

- Diện tích đất bị thu hồi của hai dự án là đường 56m nối từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Thủy Dương- Thuận An và dự án đường trung tâm mặt cắt 100m khu A.

- Người dân bị ảnh hưởng của 2 dự án nghiên cứu

2.3. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: khu A, khu quy hoạch đô thị mới An Vân Dương - Phạm vi thời gian: Thời gian thực tập từ tháng 9/2014 - 6/2015

2.4. Nội dung nghiên cứu

- Khái quát về địa bàn nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng công tác thu hồi, bồi thường hỗ trợ và tái định cư khu A, khu quy hoạch đô thị mới An Vân Dương

- Ảnh hưởng của công tác thu hồi đất đến đời sống của người dân

- Đề xuất một số giải pháp trong công tác thu hồi, quản lý sử dụng đất hợp lý, bền vững

2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các báo cáo, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng và biến động đất đai; các tài liệu, số liệu về công tác thu hồi đất tại các phòng ban của thành phố để có những thông tin cơ bản về vùng nghiên cứu.

Thu thập những văn bản, nghị quyết, nghị định, thông tư, điều luật của cơ quan Nhà nước cấp trung ương và địa phương có liên quan đến công tác thu hồi đất tại vùng nghiên cứu.

Thu thập thông tin từ những công trình nghiên cứu đã được công bố, những bài báo, tạp chí, báo cáo, tài liệu hội thảo hay các thông tin từ internet qua địa chỉ các

website về công tác thu hồi đất cũng như học hỏi những kinh nghiệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu ở trong và ngoài nước.

2.5.1.2.Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra ngẫu nhiên 60 hộ gia đình của hai dự án là dự án đường 56m nối từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Thủy Dương- Thuận An và dự án đường trung tâm mặt cắt 100m khu A được thực hiện đối với trường hợp bị thu hồi đất ở, đất sản xuất nông nghiệp và bị thiệt hại về nhà cửa, cây lâu năm, hoa màu trên đất.

Điều tra cán bộ tại thị xã Hương Thủy - thành phố Huế và cán bộ tại ban quản lý phat triển khu đô thị mới tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể là anh Hiền phó ban quản lý dự án - Ban quản lý phat triển khu đô thị mới tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp thống kê, mô tả

Phương pháp này dùng để mô tả tổng quát về địa bàn nghiên cứu, thực trạng công tác thu hồi đất của khu dự án. Sử dụng phần mềm excel để tổng hợp, tính toán.

Phương pháp phân tích, tổng hợp

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được từ các cơ quan, ban ngành hay là kết quả của quá trình phỏng vấn; ta tiến hành đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng công tác thu hồi đất của địa bàn nghiên cứu.

Sau khi có các thông tin và chỉ tiêu cần thiết, ta tiến hành chỉnh lý và tổng hợp theo từng nhóm đối tượng, từng nội dung nghiên cứu theo mẫu bảng.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Quá trình hình thành

Quy hoạch chung khu đô thị mới An Vân Dương do Viện quy hoạch đô thị nông thôn - Bộ Xây Dựng lập và đã được tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt theo quyết định số 1577/QĐ-UB ngày 09/05/2005.

Khu vực nghiên cứu thuộc khu đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế; được giới hạn như sau:

Phía Bắc giáp sông Như Ý và Khu B - Đô thị mới An Vân Dương. Phía Nam giáp sông An Cựu (sông Lợi Nông).

Phía Đông giáp đường Thủy Dương - Thuận An. Phía Tây giáp sông Phát Lát và khu Kiểm Huệ. Qui mô đất đai: 441ha. Qui mô dân số: 18400 người.

Cơ quan thực hiện GPMB: Hội đồng BTHT&TĐC Thành phố Huế

Khu vực nghiên cứu nằm dọc theo trục đường giao thông chính khu đô thị mới An Vân Dương, phía Đông thành phố Huế, có địa hình bằng phẳng.

Lớp đất màu có độ dày từ 0,5- 1,0m

Lớp cát pha sét, cát pha sạn sỏi lẫn xác động thực vật Lớp cát, cát pha.

Khu vực ao hồ có lớp bùn dày 0,5- 1,0m; có lúc trên 1,5m.

Khu vực nghiên cứu có mực nước ngầm cao, trung bình cách mặt đất 0,5- 1,5m. Nước ngầm bị nhiễm mặn, không dùng để cung cấp cho sinh hoạt.

Việc phê duyệt quy hoạch chung khu đô thị mới An Vân Dương của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần làm tăng quỹ đất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh làm cơ sở kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất của vùng nghiên cứu

3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất và kinh tế xã hội

Khu A của Đô thị mới An Vân Dương là khu vực ven thành phố Huế có mật độ dân không cao. Mật độ xây dựng và ở thấp nhưng đang phát triển nhanh, tình hình xây dựng đô thị diễn ra khá sôi động, tình trạng chia đất vườn bán trong các khu vực nhà vườn giáp với sông An Cựu có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường, văn hoá và lối sống của người dân. Nhà kiên cố hai tầng hiện đại đang dần thay thế nhà vườn truyền thống. Một phần quỹ đất hiện tại của khu A được giao cho các dự án để phục vụ tái định cư của thành phố và đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu vực.

Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2013, khu A khu đô thị mới An Vân Dương có tổng diện tích tự nhiên là 380.41ha.

Trong đó:

Nông nghiệp: 171.32ha chiếm 45,04% tổng diện tích tự nhiên. Phi nông nghiệp: 200.60ha chiếm 52,73% tổng diện tích tự nhiên. Đất chưa sử dụng: 8.491ha chiếm 2,23% tổng diện tích tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất khu quy hoạch đô thị mới an vân dương, tỉnh thừa thiên huế (Trang 39)