Ảnh hưởng của công tác thu hồi đất đến đời sống của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất khu quy hoạch đô thị mới an vân dương, tỉnh thừa thiên huế (Trang 74)

3.3.1. Tác động đến lao động, việc làm và thu nhập

Bảng 3.17. Thay đổi cơ cấu ngành nghề và lao động của người dân trước

và sau khi bị thu hồi đất

Chỉ tiêu

Dự án 1 Dự án 2

Trước thu hồi Sau thu hồi Trước thu hồi Sau thu hồi

Nông nghiệp 65,8% 43,2% 58,9% 37,5%

Dịch vụ 7,5% 9,8% 8,3% 11,7%

Tiểu thủ công nghiệp 3,5% 5,7% 4,7% 6,9%

Xây dựng 6,4% 9,2% 7,4% 12,1%

Phi nông nghiệp khác 16,8% 32,1% 20,7% 31,8%

Như vậy, tỷ lệ lao động nông nghiệp trước và sau khi thu hồi giảm 22,6%; ngược lại, lao động phi nông nghiệp tăng 15,3%; lao động làm việc ngoài địa phương cũng tăng từ 10,5%. Điều này có nghĩa, rất nhiều người dân không còn ruộng đã phải chuyển nghề sang làm công nhân, buôn bán, dịch vụ hoặc đi sang các tỉnh khác làm việc.

Bảng 3.18. Thay đổi việc làm của người dân trước và sau khi bị thu hồi đất

Chỉ tiêu Dự án 1 Dự án 2 Số lao động (người) Tỷ lệ (%) Số lao động (người) Tỷ lệ (%) Lao động và việc làm Số lao động có đủ việc làm 137 84,57 393 89,12

Số lao động thiếu và không có việc làm 25 15,43 48 10,88

Lao động và chuyển đổi ngành nghề

Số lao động có việc làm như cũ 102 62,96 289 65,53

Số lao động chuyển việc làm mới 35 21,61 104 23,58

Số lao động thiếu và không có việc làm 25 15,43 48 10,89

Đối với dự án 1: trước khi thu hồi đất số lao động có đủ việc làm chiếm 84,57% và số lao động không có việc làm chiếm 15,43%; sau khi thu hồi số lao động có việc làm như cũ chiếm 62,96%, số lao động chyển việc làm mới chiếm 21,61% và số lao động thiếu và không có ciệc làm chiếm 15,43% (Bảng 3.18).

Như vậy, sau khi thu hồi đất thì số lao động giữ nguyên ngành nghề cũ là 74,45%, còn số lao động chuyển sang việc làm mới là 25,5%. Từ đó, cứ mỗi hộ bị thu hồi đất có 0,76 lao động bị chuyển sang việc làm mới.

Đối với dự án 2: chỉ có 89,12% số lao động có đủ việc làm (số lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ là 65,53%; số lao động chuyển đổi sang nghề mới là 23,58%), còn 10,89% không có việc làm hoặc không có việc làm ổn định (Bảng 3.18). Như vậy, sau khi thu hồi đất thì số lao động giữ nguyên ngành nghề cũ là 73,53%, còn số lao động chuyển sang việc làm mới là 26,46%. Từ đó, cứ mỗi hộ bị thu hồi đất có 0,79 lao động bị chuyển sang việc làm mới.

Một trong những nguyên nhân khiến chỉ được một tỷ lệ nhỏ những người lao động trong các hộ bị thu hồi đất được tuyển dụng là do phần lớn họ là những người chưa được đào tạo (lao động phổ thông).

3.3.2. Tài sản sở hữu

Bảng 3.19. Kết quả điều tra phương thức sử dụng tiền bồi thường của các hộ dân

Đvt:Đồng

STT Chỉ tiêu

Số hộ (hộ) Tiền bồi thường hỗ trợ

Tổng số Tỷ lệ (%) Dự án 1 Dự án 2 Dự án 1 Dự án 2 Dự án 1 Dự án 2 1

Đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp

11 13 1952,97 2308,05 53,17 66,94

2 Xây dựng, sửa chữa

nhà cửa 3 2 605,61 403,74 16,49 11,71

3 Mua sắm đồ dùng 7 9 141,35 181,74 3,85 5,27

4 Gửi tiết kiệm 4 2 741,74 370,87 20,20 10,76

5 Đầu tư học hành 3 3 135,95 135,95 3,70 3,94

6 Khác 2 1 95,20 47,6 2,59 1,38

Tổng 30 30 3672,82 3447,95 100,00 100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế hộ gia đình)

Qua bảng 3.17 ta thấy, số tiền bồi thường các hộ dân nhận được chủ yếu sử dụng vào việc đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, do Nhà nước thu hồi dự án này chủ yếu là đất nông nghiệp nên đời sống của các hộ dân ở đây trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, việc đầu tiên các hộ dân nghỉ đến khi Nhà nước tiến hành thu hồi hồi đất là dùng số tiền đó đầu tư vào việc kinh doanh sản xuất, chủ yếu các hộ dân này sử dụng vào việc mở một gian hàng nhỏ hay là sử dụng tiền vào các dịch vụ vận tải nhỏ như xích lô, xe thồ, hon đa,… Một số hộ lại dùng tiền cho việc mua sắm các đồ nội thất vật dụng trong gia đình hay sửa sang lại nhà cửa, một số hộ lại gửi tiền tiết kiệm do gia đình họ tương đối là đầy đủ về vật chất. Qua đó, ta có thể thầy được mỗi hộ sử dụng tiền bồi thường vào những mục đích khác nhau tùy theo đời sống của mỗi gia đình. Nhưng nhìn chung việc thu hồi đất của dự án này tương đối là nhanh chóng, không có cản trở gì nhiều đến quá trình thực hiện dự án.

Bảng 3.20. Thay đổi kinh tế của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất

Stt Chỉ tiêu

Dự án 1 Dự án 2

Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Tăng 5 16,7 8 26,7

2 Không thay đổi 23 76,6 16 53,3

3 Giảm 2 6,7 6 20,0

Tổng 30 100,0 30 100,0

Như vậy, đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn người dân có đất bị thu hồi có khá hơn trước đây. Tuy nhiên, đây mới là vẻ bề ngoài bởi lẽ người dân có sẵn tiền bồi thường, do chưa biết cách đầu tư sản xuất kinh doanh cái gì nên đã dùng để xây nhà và sắm các phương tiện sinh hoạt. Về lâu dài, họ sẽ không còn nguồn thu nhập nào đáng kể mang tính ổn định, vì không có việc làm chắc chắn. Do đó, sự phát triển bền vững về đời sống vật chất và tinh thần của hộ bị thu hồi đất chưa thực sự đảm bảo.

Ngoài ra, kết quả của quá trình thu hồi đất các dự án phân hoá các hộ nông dân thành 3 nhóm: Nhóm hộ thuần nông, đây là các hộ nông dân vẫn theo nghề cũ và không thay đổi nghề nghiệp sau khi bị thu hồi đất. Các hộ thuần nông thu nhập bình quân là 11,2 triệu đồng/hộ/năm (± 2,5 triệu đồng/hộ/năm). Nhóm hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm phi nông nghiệp, đây là các hộ nông dân vẫn theo nghề cũ và có một chút thay đổi nghề nghiệp sau khi bị thu hồi đất. Các hộ này thu nhập bình quân là 18,1 triệu đồng/hộ/năm (± 4,0 triệu đồng/hộ/năm). Nhóm hộ phi nông nghiệp, đây là các hộ nông dân chuyển từ nông nghiệp sang. Các hộ này có thu nhập từ ngành nghề

bình quân 22,4 triệu đồng/hộ/năm (± 9,0 triệu đồng/hộ/năm). Như vậy, kết quả cho thấy đa số kinh tế của hộ gia đình tăng lên so với trước khi thu hồi đất.

3.3.3. Phát triển các công trình cơ sở hạ tầng

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi thu hồi đất tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của người dân đều tốt hơn trước (70% nhóm dự án 1,85% nhóm dự 2), đó là do các cơ sở hạ tầng phúc lợi được đầu tư và xây dựng một cách đồng bộ. Chỉ có 3,3% nhóm của 2 dự án là kém hơn so với trước khi bị thu hồi đất (nguyên nhân chính là các hộ này nằm trong khu có hệ thống giao thông còn đang trong giai đoạn hoàn thiện). Như vậy, rõ ràng việc xây dựng các dự án có ảnh hưởng tốt tới quá trình tiếp cận, hưởng thụ cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội (Bảng 3.21).

Bảng 3.21. Tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của các hộ dân sau khi bị thu hồi

Stt Các chỉ tiêu Dự án 1 Dự án 2 Tổng số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng sô hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Tốt hơn rất nhiều 13 43,3 14 46,7 2 Tốt hơn 10 33,3 9 30,0

3 Không có sự thay đổi 4 6,67 5 16,7

4 Kém đi 2 6, 7 1 3,3

5 Kém đi rất nhiều 1 3,3 1 3,3

Tổng 30 100,0 30 100,0

3.3.4. Cảnh quan môi trường

Đây là khu vực có nhiều cây xanh, mật độ dân cư thấp nên chất lượng môi trường sống tương đối tốt. Tuy nhiên, theo khảo sát thì trong khi bụi và bùn đất rơi vãi được người dân cho là gây tác động lớn nhất đến môi trường và đời sống thì hệ thống kênh rạch bắt đầu bị ô nhiễm, thường là ở các khu tập trung dân cao, do nước thải sinh hoạt không được xử lý mà xả trực tiếp xuống kênh rạch. Một phần rác thải xả thẳng xuống rạch cũng thêm phần ô nhiễm cho các kênh rạch, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và mỹ quan khu vực. Như vậy, có thể thấy rằng mức độ tác động đến dư án là không như nhau, điều này phụ thuộc vào sự hiểu biết và cảm nhận của mỗi người dân. Tuy nhiên, những đánh giá này sẽ là cơ sở cho các giải pháp giảm thiểu tác động một cách hiệu quả hơn.

3.4. Đề xuất một số giải pháp trong công tác thu hồi, quản lý sử dụng đất hợp lý, bền vững bền vững

Để công tác thu hồi, bồi thường, GPMB được thực hiện nhanh hơn, dưới đây là một số giải pháp:

Về xác định đối tượng và điều kiện bồi thường:

Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ, các thủ tục khác về tách thửa, tách khẩu, chuyển nhượng QSDĐ,... và cập nhật những biến động kịp thời vào hồ sơ địa chính, lưu trữ hồ sơ pháp lý của các đối tượng sử dụng đất dưới dạng file để dễ dàng cho việc xác minh nguồn gốc, đối tượng và điều kiện bồi thường.

Giá bồi thường:

UBND tỉnh nên thành lập tổ định giá ngay trong hội đồng BTHT&TĐC, để điều chỉnh giá đất và tài sản cho tương xứng với giá thị trường theo từng thời điểm và từng vị trí thửa đất bị giải toả.

Chính sách hỗ trợ và tái định cư:

Hội đồng BTHT&TĐC liên kết với các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề để có chính sách giải quyết việc làm thiết thực, cụ thể cho người dân bị thu hồi đất trong vùng, đặc biệt là những người bị mất đất sản xuất nông nghiệp.

Các khu tái định cư phải được xây dựng hoàn thiện về cơ sở hạ tầng trước khi thu hồi đất tạo điều kiện giúp người dân bị di chuyển chỗ ở sớm khôi phục lại cuộc sống.

Công tác tổ chức thực hiện:

Chủ đầu tư tăng cường bám sát và đôn đốc các đơn vị tham gia vào công tác GPMB khẩn trương thực hiện, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để bảo đảm đúng tiến độ của các dự án.

Nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân khiếu kiện để giải quyết kịp thời mọi thắc mắc, khiếu nại của người dân.

Tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm chỉnh thực hiện quyết định thu hồi đất. Thông báo công khai và dân chủ về phương án bồi thường để người dân được biết và chủ động trong bàn giao mặt bằng.

Ngoài ra, các giải pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình thưc hiện công tác thu hồi đất:

Đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hạ tầng: Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật từ giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước và xử lý chất thải sẽ giảm được các ảnh hưởng tác động như đất cát, tiếng ồn… Hệ thống thoát nước thải riêng với hệ thống thoát nước mưa nhằm thu gom triệt để các loại nước thải.

Giải pháp khống chế ô nhiễm môi trường đất: Trong quá trình thi công cũng như trong quản lý cần hạn chế quá trình san đào đất. Bảo vệ các khu vực cây xanh và mặt nước. Các chất thải rắn cần được thu gom và phân loại theo mức độ độc hại để có biện pháp xử lý riêng cho từng loại. Khu vực tập kết rác được bố trí sao cho vừa đảm bảo mỹ quan vừa đảm bảo về các thông số kỹ thuật để tránh gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Quản lý hệ thống thu gom và xử lý nước thải, thường xuyên tu sữa và bảo dưỡng.

Giải pháp khống chế ô nhiễm môi trường không khí: Bố trí hợp lý các khu vực cây xanh để tạo cảnh quan và làm hàng rào chắn các khu vực gây ô nhiễm không khí, gây ồn bụi từ trục đường giao thông. Quá trình tháo gỡ thường gây ra ô nhiễm không khí do bụi và tiếng ồn. Cần có giải pháp và quy trình xây dựng hợp lý cho từng khu vực nhằm rút ngắn thời gian thi công. Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân thi công.

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Công tác thu hồi, bồi thường đất của một dự án tiến hành nhanh hay chậm tùy thuộc vào phạm vi của dự án cũng như sự đồng thuận của người dân. Đối với dự án 1 (dự án đường 56m nối từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Thủy Dương- Thuận An), dự án này chủ yếu bồi thương bằng tiền mặt. Dự án này chủ yếu là đất nông nghiệp và đất nghĩa trang nghĩa địa nên khi tiến hành thu hồi cũng như bồi thường tuy không tốn thời gian nhiều so với dự án khác nhưng với đơn giá bồi thường như đã nêu ở trên thì đa số người dân không thỏa mãn vì vật giá thì ngày càng tăng trong lúc đó cuộc sống của người dân khó khăn, thiếu trình độ dẫn đến đưa ra những lý do không thuyết phục. Việc người dân đòi bồi thường giá cao và định giá bồi thường thấp nhưng khi thu tiến sử dụng đất lại khiếu nại giá cao và đòi nộp tiền ít cũng là một vấn đề được đặt ra cho Nhà nước. Ngoài ra, sự không nhất quán minh bạch trong quá trình thu hồi cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ dự án.

Đối với dự án 2 (dự án đường trung tâm mặt cắt 100m khu A), dự án này bồi thường bằng tiền mặt và bồi thường bằng đất. Công tác bồi thường về đất chiếm tỷ lệ nhỏ hơn số lượng đối tượng được bồi thường về tài sản; một số hộ sử dụng đất hợp pháp về tài sản chưa có tên đăng ký trong hồ sơ địa chính về phần đất của mình đang sử dụng khi bị giải tỏa. Nhiều trường hợp trên một thửa đất có nhiều hộ sinh sống nhưng chỉ có một nguồn gốc đất, các hộ còn lại chưa tách thửa nên không được bồi thường theo quy định của pháp luật, vì vậy công tác thu hồi đất cũng như bồi thường gặp không ít khó khăn. Dự án này thu hồi cả đất nông nghiệp và đất ở nên chi phí hỗ trợ phải kèm theo chi phí tạo công ăn việc làm ổn định cuộc sống của người dân nơi có đất bị thu hồi và một số chi phí khác nên giá trị hỗ trợ dự án này lớn hơn nhiều so với dự án 1.

Tóm lại, công tác thu hồi đất hai dự án này phân hóa các hộ nông dân thành ba nhóm hộ là hộ thuần nông, hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm phi nông nghiệp và hộ phi nông nghiệp. Kết quả cho thấy đa số kinh tế của các hộ gia đình đa số là tăng lên so với trước khi thu hồi đất. Ngoài ra, sau khi thu hồi đất thì cách tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội đều tốt hơn trước. Cảnh quan môi trường cũng được Nhà nước chú trọng hơn. Công tác thu hồi không những mang lại lợi ích cho chủ đầu tư mà còn có những tác động tích cực về mặt xã hội, mang lại bộ mặt mới cho tỉnh nói riêng và khu vực lân cận thành phố Huế nói chung. Đồng thời khẳng định được vai trò của Nhà nước trong việc quản lý, điều hành, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế thực hiện dự án.

Kiến nghị

Để thực hiện tốt công tác thu hồi đất cũng như chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo điều kiện cho các địa phương trong quá trình thực hiện, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và người bị thu hồi đất, dưới đây là ra một số kiến nghị:

Vấn đề tiếp cận đất đai với nhiều quy định còn chồng chéo và sự hỗ trợ về các thủ tục hành chính trong việc triển khai thực hiện các dự án thì Nhà nước còn nhiều thiếu sót đòi hỏi cần phải cải cách các thủ tục về thu hồi đất cũng như bổ sung chính sách về giá đất và quy định đơn giản hơn về xác định nguồn gốc đất.

Trước khi tiến hành lập kế hoạch nhằm thu hồi đất của các đối tượng thì Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất khu quy hoạch đô thị mới an vân dương, tỉnh thừa thiên huế (Trang 74)