Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất khu quy hoạch đô thị mới an vân dương, tỉnh thừa thiên huế (Trang 43)

2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các báo cáo, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng và biến động đất đai; các tài liệu, số liệu về công tác thu hồi đất tại các phòng ban của thành phố để có những thông tin cơ bản về vùng nghiên cứu.

Thu thập những văn bản, nghị quyết, nghị định, thông tư, điều luật của cơ quan Nhà nước cấp trung ương và địa phương có liên quan đến công tác thu hồi đất tại vùng nghiên cứu.

Thu thập thông tin từ những công trình nghiên cứu đã được công bố, những bài báo, tạp chí, báo cáo, tài liệu hội thảo hay các thông tin từ internet qua địa chỉ các

website về công tác thu hồi đất cũng như học hỏi những kinh nghiệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu ở trong và ngoài nước.

2.5.1.2.Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra ngẫu nhiên 60 hộ gia đình của hai dự án là dự án đường 56m nối từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Thủy Dương- Thuận An và dự án đường trung tâm mặt cắt 100m khu A được thực hiện đối với trường hợp bị thu hồi đất ở, đất sản xuất nông nghiệp và bị thiệt hại về nhà cửa, cây lâu năm, hoa màu trên đất.

Điều tra cán bộ tại thị xã Hương Thủy - thành phố Huế và cán bộ tại ban quản lý phat triển khu đô thị mới tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể là anh Hiền phó ban quản lý dự án - Ban quản lý phat triển khu đô thị mới tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp thống kê, mô tả

Phương pháp này dùng để mô tả tổng quát về địa bàn nghiên cứu, thực trạng công tác thu hồi đất của khu dự án. Sử dụng phần mềm excel để tổng hợp, tính toán.

Phương pháp phân tích, tổng hợp

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được từ các cơ quan, ban ngành hay là kết quả của quá trình phỏng vấn; ta tiến hành đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng công tác thu hồi đất của địa bàn nghiên cứu.

Sau khi có các thông tin và chỉ tiêu cần thiết, ta tiến hành chỉnh lý và tổng hợp theo từng nhóm đối tượng, từng nội dung nghiên cứu theo mẫu bảng.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Quá trình hình thành

Quy hoạch chung khu đô thị mới An Vân Dương do Viện quy hoạch đô thị nông thôn - Bộ Xây Dựng lập và đã được tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt theo quyết định số 1577/QĐ-UB ngày 09/05/2005.

Khu vực nghiên cứu thuộc khu đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế; được giới hạn như sau:

Phía Bắc giáp sông Như Ý và Khu B - Đô thị mới An Vân Dương. Phía Nam giáp sông An Cựu (sông Lợi Nông).

Phía Đông giáp đường Thủy Dương - Thuận An. Phía Tây giáp sông Phát Lát và khu Kiểm Huệ. Qui mô đất đai: 441ha. Qui mô dân số: 18400 người.

Cơ quan thực hiện GPMB: Hội đồng BTHT&TĐC Thành phố Huế

Khu vực nghiên cứu nằm dọc theo trục đường giao thông chính khu đô thị mới An Vân Dương, phía Đông thành phố Huế, có địa hình bằng phẳng.

Lớp đất màu có độ dày từ 0,5- 1,0m

Lớp cát pha sét, cát pha sạn sỏi lẫn xác động thực vật Lớp cát, cát pha.

Khu vực ao hồ có lớp bùn dày 0,5- 1,0m; có lúc trên 1,5m.

Khu vực nghiên cứu có mực nước ngầm cao, trung bình cách mặt đất 0,5- 1,5m. Nước ngầm bị nhiễm mặn, không dùng để cung cấp cho sinh hoạt.

Việc phê duyệt quy hoạch chung khu đô thị mới An Vân Dương của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần làm tăng quỹ đất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh làm cơ sở kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất của vùng nghiên cứu

3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất và kinh tế xã hội

Khu A của Đô thị mới An Vân Dương là khu vực ven thành phố Huế có mật độ dân không cao. Mật độ xây dựng và ở thấp nhưng đang phát triển nhanh, tình hình xây dựng đô thị diễn ra khá sôi động, tình trạng chia đất vườn bán trong các khu vực nhà vườn giáp với sông An Cựu có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường, văn hoá và lối sống của người dân. Nhà kiên cố hai tầng hiện đại đang dần thay thế nhà vườn truyền thống. Một phần quỹ đất hiện tại của khu A được giao cho các dự án để phục vụ tái định cư của thành phố và đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu vực.

Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2013, khu A khu đô thị mới An Vân Dương có tổng diện tích tự nhiên là 380.41ha.

Trong đó:

Nông nghiệp: 171.32ha chiếm 45,04% tổng diện tích tự nhiên. Phi nông nghiệp: 200.60ha chiếm 52,73% tổng diện tích tự nhiên. Đất chưa sử dụng: 8.491ha chiếm 2,23% tổng diện tích tự nhiên.

Bảng 3.1. Tổng hợp hiện trạng đất đai tại khu A khu đô thị mới An Vân Dương

tỉnh Thừa Thiên Huế

STT Loại đất ĐVT Diện tích Tỷ lệ

(%)

Tổng diện tích tự nhiên ha 380.41 100,00

1 Đất nông nghiệp NNP ha 171.32 45,04

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN m2 1713171.448 45,04

1.1.1 Đất trồng cây hằng năm CHN m2 1699388.767 44,67

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA m2 1646264.984 43,28

1.1.1.2 Đất trồng cây hằng năm khác BHK m2 53123.783 1,40

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN m2 13782.681 0,36

2 Đất phi nông nghiệp PNN ha 200.60 52,73

2.1 Đất ở OTC m2 704269.9274 18,51

2.2 Đất chuyên dùng DCG m2 1185638 31,17

2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD m2 71834.0247 1,89

2.4 Đất sông suối và mặt nước

chuyên dùng SMN m2 44232.8245 1,16

3 Đất chưa sử dụng CSD ha 8.491 2,23

(Nguồn: Phòng TNMT thị xã Hương Thủy)

Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước việc chuẩn bị một quỹ đất lớn cho xây dựng cơ sở hạ tầng và các nhà máy, xí nghiệp đòi hỏi chúng ta phải có phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thật hợp lý.

Có thể xác định là thực trạng dân cư cũng như điều kiện tự nhiên trong khu vực nghiên cứu không ảnh hưởng đến công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng để xây dựng và phát triển đô thị. Tuy nhiên, công tác di dời giải phóng mặt bằng cần có kế hoạch và phương án tốt, phù hợp với giai đoạn đầu tư phát triển đô thị.

Qua bảng trên, ta có thể thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm diện tích khá lớn so với tổng diện tích tự nhiên, nên có thể thấy được công tác bồi thường cũng diễn ra tương đối nhanh chóng.

- Tình hình chăn nuôi

Trong năm qua do bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và thực hiện cấm nuôi gia cầm trong thành phố nên đàn gia cầm có hạn chế. Phát triển chăn nuôi lợn thịt, lợn nái sinh sản được tiêm phòng dịch lở mồm lông móng, tai xanh. Trong năm qua cũng không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn của phường, các hộ chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường. Chăn nuôi đã mang lại việc làm và nguồn thu nhập cho các hộ gia đình, góp phần ổn định cuộc sống của người dân, giảm bớt áp lực việc làm phi nông nghiệp của phường.

- Tiểu thủ công nghiệp

Trên địa bàn nghiên cứu có các cở sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhỏ, nhưng quy mô không lớn và không tập trung.

- Thương mại dịch vụ

Các hộ tiểu thương, buôn bán tập trung nhỏ lẻ. Tình hình buôn bán và đời sống của người lao động khá ổn định, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

Ngoài ra, trên địa bàn nghiên cứu còn có thêm các dịch vụ vận tải nhỏ như: xích lô, xe thồ và dịch vụ quán ăn, giải khát. Những dịch vụ này cũng góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân trên địa bàn. Cơ quan Nhà nước tại địa phương cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các hộ gia đình trên địa bàn của phường được vay vốn của ngân hàng chính sách để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Nhìn chung các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ có nhiều tiến bộ, nhưng chưa phát triển đúng tiềm năng. Nguyên nhân dẫn đến việc phát triển chậm là do hệ thống giao thông nhỏ hẹp, xuống cấp mang lại khó khăn cho công việc sản xuất - kinh doanh.

3.1.2.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng

Kiến trúc cảnh quan

Là khu vực dân cư cũ, nên các công trình kiến trúc hầu như không có gì. Khu vực có cảnh quan thiên nhiên khá đẹp, giáp ranh hai con kênh và gần bốn con sông là Sông Như ý, sông Nhất Đông, sông An cựu và sông Phát Lát. Thảm thực vật, cây cối xanh tốt và phong phú.

Về phía Đông có tuyến giao thông quan trọng Thuỷ Dương- cảng biển Thuận An. Về phía Tây là trung tâm đô thị Huế sầm uất.

Về phía Bắc là chuỗi đô thị B, C, D của đô thị mới An Vân Dương là trung tâm hành chính công cộng, khu văn hoá thể thao vui chơi giải trí và trung tâm dịch vụ du lịch.

Về phía Nam, kết nối với tuyến đường ra sân bay Phú Bài, các tuyến giao thông huyết mạch và tuyến Quốc lộ đi về các tỉnh thành phía Nam.

Giao thông

Là khu nằm trên tuyến tỉnh lộ 1, đi từ Kiểm Huệ về cầu ngói Thanh Toàn, hiện trạng khu đất có các tuyến đường cụ thể như sau:

Tuyến đường tỉnh lộ 1 có bề rộng lòng đường 3,5m. Tuyến đường bê tông vào trong khu dân cư rộng 2m. Cấp nước và thoát nước

Cấp nước

Hiện nay phần lớn diện tích là đất ruộng lúa nên chưa có mạng lưới đường ống cấp nước máy.

Dân cư quanh khu vực hiện nay sử dụng nguồn nước ngầm khai thác tại chỗ giếng khoan ở tầng nước mạch nông sâu 40m- 60m, chất lượng nước không đều có nhiều giếng bị nhiễm mặn và có hàm lượng sắt cao cần phải xử lý trước khi sử dụng.

Thoát nước

Tổ chức mạng thoát nước mưa riêng. Nước được thu gom dọc trên các tuyến giao thông đổ ra các sông Phát Lát, Như Ý và Lợi Nông. Mạng thoát nước mưa được đấu nối với hệ thống thoát nước đô thị [22].

Môi trường vùng nghiên cứu

Chất lượng nước mặt: Khu vực có nhiều cây xanh, mật độ dân cư thấp nên chất lượng môi trường sống tương đối tốt. Tuy nhiên, hệ thống kênh rạch bắt đầu bị ô nhiễm, thường là ở các khu tập trung dân cao, do nước thải sinh hoạt không được xử lý mà xả trực tiếp xuống kênh rạch. Ngoài ra, kênh rạch trong khu vực còn bị ảnh hưởng bởi nguồn nuớc ô nhiễm từ các kênh rạch nội thành. Một phần rác thải xả thẳng xuống rạch cũng thêm phần ô nhiễm cho các kênh rạch, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và mỹ quan khu vực.

Chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn: Chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn vẫn được duy trì tốt

Chất lượng nước ngầm: Chưa có tài liệu đánh giá nguồn nước ngầm cho riêng khu xây dựng. Do sự xáo trộn phức tạp của các nhịp trầm tích chứa nước. Nên chất lượng nước ngầm thay đổi tùy theo chiều sâu lỗ khoan. Nước có độ PH là 4-5, hàm lượng sắt cao.

Nguồn gây ô nhiễm: Khu vực có nhiều cây xanh, mật độ dân cư thấp nên chất lượng môi trường sống tương đối tốt. Tuy nhiên, hệ thống kênh rạch bắt đầu bị ô nhiễm, thường là ở các khu tập trung dân cao, do nước thải sinh hoạt không được xử lý

mà xả trực tiếp xuống kênh rạch. Ngoài ra kênh rạch trong khu vực còn bị ảnh hưởng bởi nguồn nước ô nhiễm từ các kênh rạch nội thành. Một phần rác thải xả thẳng xuống rạch cũng thêm phần ô nhiễm cho các kênh rạch, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và mỹ quan khu vực.

3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm

Lực lượng lao động là động lực thúc đẩy sự phát triển về xã hội, tăng trưởng về kinh tế của mỗi quốc gia hay mỗi địa phương riêng biệt. Nói như vậy vì mọi tăng trưởng, phát triển đều do con người tạo ra và cũng nhằm phục vụ nhu cầu của con người và lực lượng chính để thực hiện là lực lượng lao động. Nhưng sự tăng trưởng này có ý nghĩa khi quy mô và tốc độ tăng dân số phải phù hợp, nếu không sẽ gây ra hàng loạt vấn đề như tình trạng thất nghiệp, thiếu đất đai, nhà ở, nước sạch... Do vậy dân số và lao động luôn là vấn đề được quan tâm trong việc phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương.

Khu A của Đô thị mới An Vân Dương là khu vực ven thành phố Huế có mật độ dân không cao. Mật độ xây dựng và ở thấp nhưng đang phát triển nhanh, tình hình xây dựng đô thị diễn ra khá sôi động, tình trạng chia đất vườn bán trong các khu vực nhà vườn giáp với sông An Cựu có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường, văn hoá và lối sống của người dân. Nhà kiên cố hai tầng hiện đại đang dần thay thế nhà vườn truyền thống. Một phần quỹ đất hiện tại của khu A được giao cho các dự án để phục vụ tái định cư của thành phố và đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu vực.

Khu A là khu vực có các dự án về nhà ở nhiều như: các khu đô thị, các dự án tái định cư và đặc biệt là phát triển theo mô hình không gian cảnh quan trung tâm mới theo bố cục sử dụng đất hỗn hợp, không gian đa chức năng, quy hoạch xanh và bền vững, với bản sắc đặc thù, phục vụ nhu cầu đa dạng của Khu Trung tâm Dịch vụ Thương mại Thành phố. Mô hình đô thị này có tư duy mới, liên kết với việc tổ chức khu đô thị cao cấp thân thiện với môi trường sinh thái, hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa Khu Đô thị với các khu vực lân cận xung quanh. Hiện nay vẫn còn rất nhiều các dự án đang triển khai thực hiện, sẽ và sắp đi vào hoạt động nên trong thời gian sắp tới dân số của khu này sẽ tăng lên.

Khu A hiện có khoảng 2516 hộ dân cư đang sinh sống, với khoảng 6290 nhân khẩu. Xét theo ngành nghề thì ngành thương mại dịch vụ có số lao động nhiều nhất (chiếm gần 1/3 số lao động) và có xu hướng tăng qua các năm. Còn lao động trong ngành nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và liên tục giảm qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, người lao động không còn đất canh tác, không có việc làm bắt buộc họ phải chuyển sang làm công việc khác. Phấn lớn lao động mất đất canh tác chuyển sang làm nghề xây dựng và thương mại- dịch vụ. Khi người dân bị thu hồi đất nông nghiệp, không còn đất canh tác và họ cũng không có trình độ kỹ thuật để chuyển sang các ngành khác. Vì vậy, nếu là lao động

nam thì họ chuyển sang ngành xây dựng, phụ thợ nề là chính, còn lao động nữ thì buôn bán nhỏ lẻ ngoài chợ, ngoài vỉa hè hoặc những gánh hàng rong để kiếm thêm thu nhập. Tuy phần lớn lao động bị mất đất canh tác chuyển sang làm các ngành khác và cũng có thu nhập để ổn định cuộc sống. Nhưng những công việc mà họ đang làm không ổn định, thường là làm việc theo mùa vụ, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết nên ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người lao động.

3.1.3. Đánh giá chung

3.1.3.1. Thuận lợi

Khu A nằm ở phía Nam của khu đô thị mới An Vân Dương, có vị trí giao lưu thuận lợi với các khu khác trong khu đô thị mới nên tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất khu quy hoạch đô thị mới an vân dương, tỉnh thừa thiên huế (Trang 43)