3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
3.5.3. xuất các giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao
Đức Phổ là huyện với đa số người dân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, để tạo ra bước chuyển biến tích cực đối với bộ mặt nông nghiệp nông thôn, ngành nông nghiệp phải có bước chuyển dịch, thay đổi phương thức sản xuất tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hoá và khai thác tốt mọi tiềm năng đất đai đã sử dụng cũng như đất chưa sử dụng nhằm đảm bảo tốt an ninh lương thực tại chỗ, thoả
mãn nhu cầu lương thực, thực phẩm cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đât là việc làm hết sức cần thiết và đang thu hút sự chú ý của các cấp và các ban ngành liên quan. Đối với những vùng đất có đặc điểm phần lớn là đồng bằng như huyện Đức Phổ việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Căn cứ vào những phương hướng, mục tiêu phát triển của vùng trong thời gian tới, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội kết hợp với thực tiễn sản xuất nông nghiệp của vùng, tôi đưa ra một số giải pháp như sau:
3.5.3.1. Giải pháp về chính sách
- Về phía nhà nước: có chính sách ưu tiên cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản và chính sách đào tạo nhân lực trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời có các chính sách bình ổn giá nông sản, trợ giá vật tư cho nông dân.
- Về phía chính quyền xã:
+ Có các chính sách đào tạo nguồn nhân lực, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, khuyến nông phổ biến giống mới với các biện pháp canh tác phù hợp và hoàn thiện việc quy hoạch sử dụng đất.
+ Có chế độ đãi ngộ đối với những người làm công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích cán bộ có trình độ về địa phương công tác.
+ Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông nghiệp, nhất là các dịch vụ về vật tư, giống, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, công tác thú y, mạng lưới khuyến nông,... nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông hộ.
+ Hướng dẫn, tạo điều kiện để mọi người dân thực hiện tốt các quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
+ Thông tin, tuyên truyền các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước, của tỉnh, huyện cho phát triển nông nghiệp và nông thôn như vay vốn, cung cấp giống cây trồng vật nuôi cho bà con nhân dân…
3.5.3.2. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất
+ Xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp xã phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phân vùng cây trồng, vật nuôi phù hợp với thế mạnh của từng vùng theo hướng sản xuất hàng hoá.
+ Nhanh chóng hoàn thiện công tác quy hoạch nông nghiệp phục vụ công tác đổi điền dồn thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hạn chế sự manh mún của đất đai, giúp cho việc sử dụng đất có hiệu quả hơn.
+ Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho công tác sản xuất và kinh doanh.
3.5.3.3. Giải pháp về thị trường
Thị trường tiêu thụ là vấn đề chủ chốt trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Hướng dẫn sản xuất theo thị trường và tìm kiếm được thị trường tiêu thụ ổn định là những đòi hỏi hiện nay nhằm bảo vệ được hiệu quả của việc sử dụng đất, đồng thời thúc đẩy được sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý.
Huyện Đức Phổ là một huyện có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý. Các sản phẩm nông nghiệp hàng hoá của huyện có thể dễ dàng vận chuyển đến các thị trường lớn như: thành phố Quảng Ngãi, Khu Công nghiệp Dung Quất và các huyện lỵ lân cận,... thông qua chợ đầu mối thu mua nông sản, các tư thương, các công ty. Vì vậy huyện cần định hướng để sản xuất các mặt hàng phù hợp với thị trường.
Để có được thị trường tiêu thụ nông sản ổn định trong những năm tới, việc phát triển thị trường phải hướng tới cả thị trường trong huyện, tỉnh và thị trường vùng, liên vùng. Huyện Đức Phổ cần:
+ Xây dựng hệ thống thương mại, dịch vụ nông thôn, gồm hệ thống các quầy hàng, cửa hàng bán lẻ ở các khu dân cư tập trung, xây dựng hệ thống chợ nông thôn đặt ở các vị trí trung tâm, các nút giao thông thuận tiện.
+ Cung cấp các nguồn thông tin thị trường đối với các loại nông sản và vật tư nông nghiệp cho người nông dân trên địa bàn huyện để chủ động trong các hoạt động sản xuất, qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thánh các xã, huyện hay thông qua các hợp tác xã để giới thiệu sản phẩm.
+ Củng cố hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, bổ sung thêm chức năng cung cấp thông tin, giá cả thị trường của hợp tác xã đến người sản xuất.
+ Thành lập các tổ thu mua, tiêu thụ sản phẩm nông sản và xây dựng các điểm thu mua tại các thôn.
+ Tăng cường nâng cao chất lượng và quảng bá sản phẩm nông sản ra thị trường trong huyện và các vùng khác trong tỉnh.
3.5.3.4. Giải pháp về vốn
Qua điều tra chúng tôi thấy các hộ nông dân rất thiếu vốn sản xuất, chỉ đủ ăn hoặc có hộ dư nhưng không đáng kể. Vì vậy, để tạo vốn các hộ cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế hiện có của gia đình của vùng nhằm tạo điều kiện vay thêm vốn phát triển sản xuất. Đảng và Nhà nước cũng như lãnh đạo địa phương cần có những chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho các hộ nông dân vay vốn dưới nhiều hình thức không lãi hoặc lãi suất thấp, dài hạn theo hướng tín chấp. Đặc biệt là các hộ nghèo cần được hỗ trợ, cấp vốn để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Thực tế nông hộ được vay vốn so với nhu cầu cần vay vốn của các hộ chiếm
tỷ lệ thấp (trên 35%) lại tập trung vào các hộ có điều kiện kinh tế hơn là các hộ kinh tế còn thiếu, ở vùng sâu vùng xa và khả năng tiếp cận mức vốn được vay hạn chế. Do vậy, cần có chính sách và giải pháp về vốn cho nông hộ như: Thu hút vốn đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến lâm. Khuyến khích mở rộng các hình thức tương trợ, tự nguyện giúp nhau trong sản xuất ở trong dân: Hội Cựu chiến binh, Hội làm vườn, Nhóm phụ nữ tiết kiệm. Tăng cường cho các nông hộ vay vốn trung và dài hạn, lượng vốn vay phải đáp ứng được yêu cầu đầu tư của hộ tuỳ thuộc vào từng kiểu sử dụng đất. Ngoài ra để sử dụng đồng vốn đúng mục đích có hiệu quả cao thì cần phải hướng dẫn cho người nông dân quản lý và sử dụng vốn trong phát triển kinh tế một cách tối ưu.
3.5.3.5. Giải pháp về nguồn nhân lực
Sản xuất nông nghiệp theo các vùng chuyên canh đòi hỏi phải không ngừng nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất cũng như thông tin về kinh tế, xã hội. Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng và kỹ thuật sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý là vấn đề rất cần thiết. Vì vậy, nâng cao trình độ hiểu biết khoa học, kỹ thuật và sự nhạy bén về thị trường cho người dân trong những năm tới là hướng đi đúng cần được giải quyết ngay.
Cán bộ lãnh đạo và cán bộ khuyến nông cần tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn cũng như các buổi tổng kết hay tham quan vùng sản xuất điển hình nhằm giúp người dân nâng cao trình độ sản xuất hoặc có những biện pháp khuyến khích, hỗ trợ nông dân tham gia các lớp học tập ngắn hạn về kỹ thuật và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ kỹ thuật mới, đặc biệt là các giống và loại cây trồng mới...
Bên cạnh đó cần có các chế độ đãi ngộ đối với những người làm công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích cán bộ có trình độ về địa phương công tác.
3.5.3.6. Giải pháp về kỹ thuật
a. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng với những kiểu sử dụng đất thích hợp
Trong điều kiện hiện tại, những giải pháp chưa được áp dụng để khắc phục điều kiện canh tác ngày càng khó khăn. Việc duy trì, sử dụng các loài cây truyền thống, có nguồn gốc bản địa là hết sức quan trọng. Bởi lẽ, chúng không những mang ý nghĩa về kinh tế mà còn bảo vệ đất, môi trường và chống khả năng sa mạc hoá. Chính vì vậy, những loài này cần phải được giữ lại và tiếp tục phát triển để đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho huyện. Đồng thời, cũng cần tiếp tục nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng ở những vùng có cùng điều kiện sản xuất thuận lợi để áp dụng vào sản xuất cho từng vùng, tạo ra nhiều loại sản phẩm, tăng độ che phủ cho đất và bảo vệ môi trường sinh thái. Khi có những giải pháp trên được áp dụng, trong điều kiện sản xuất thuận lợi hơn, cần phải tính đến sử dụng những loại giống cây trồng có
năng suất, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ và xuất khẩu, có được cơ cấu cây trồng hợp lý. Có được như vậy, mới có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo cuộc sống của người dân đi đôi với việc bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Cụ thể là:
- Tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất, bố trí các giống lúa kỹ thuật, lúa lai, lúa chất lượng cao vào sản xuất để tăng năng suất cây trồng.
- Tập trung đưa các giống lúa kỹ thuật như Xi23, NX30, X21, HT1, Nhị ưu 838 và các giống lúa lai, lúa chất lượng cao vào sản xuất. Duy trì và nâng cao chất lượng cấp I hoá giống lúa.
- Tổ chức tổng kết các phong trào nông dân sản xuất giỏi các mô hình giống cây trồng có năng suất chất lượng cao được thị trường ưa chuộng. Từng bước đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp, trước mắt tập trung vào khâu làm đất, cải tạo đồng ruộng. - Đối với cây màu cần kết hợp các biện pháp luân canh, xen canh gối vụ như mô hình xen canh. Và mở rộng diện tích ngô giống, ngô thương phẩm,… và các giống cây trồng mới, tiếp tục ổn định vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng giá trị hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
- Từng HTX phải quan tâm đến công tác quản lí giống, vật tư nông nghiệp để hổ trợ nông dân trước khi đi vào sản xuất, phối hợp với các công ty giống, tổ chức khoanh vùng sản xuất giống, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp đạt kết quả cao.
- Phát huy hiệu quả của công trình thuỷ lợi hoá đất màu tại các bãi bồi để phát triển vùng rau chuyên canh, tạo điều kiện cho việc dồn điền đổi thửa một số diện tích.
Những giải pháp trên được thực hiện một cách đầy đủ và đồng bộ sẽ mang lại sự ổn định xã hội, đảm bảo diện tích canh tác, cây trồng được tưới nước sẽ làm thay đổi cơ cấu cây trồng trong vùng.
b. Áp dụng các kỹ thuật canh tác để cải tạo độ phì cho đất
+ Tăng cường che phủ cho đất, tăng tối đa lượng chất hữu cơ trong đất. Điều này có thể đạt được qua áp dụng các kỹ thuật xen canh, luân canh, gối vụ và trồng cây che phủ đất để đạt sinh khối tối đa. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học đối với tất cả các hệ thống sử dụng đất.
+ Luân canh, xen canh và đa dạng hoá cây trồng không chỉ tăng thu nhập mà còn tăng sinh khối nhờ sử dụng các loại cây ngắn ngày, đa chức năng có bộ rễ phát triển khoẻ, sâu để khai thác dinh dưỡng, hoặc tăng dinh dưỡng cho đất nhờ cây họ đậu cố định đạm.
+ Làm giàu chất hữu cơ cho đất bằng cách trả lại nó các sản phẩm phụ của trồng trọt (rơm rạ, thân đậu). Với giải pháp này, có thể áp dụng đối với tất cả kiểu sử dụng đất.
c. Đẩy mạnh công tác khuyến nông
Công tác khuyến nông là rất cần thiết đòi hỏi phải kiên trì, liên tục nó là công việc cần thiết cho cả trước mắt và lâu dài. Cần truyền bá và thông tin kịp thời những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được xác định là khâu then chốt trong sản xuất nông nghiệp, cần phải sử dụng các chuyên gia, các cán bộ khoa học kỹ thuật của địa phương thực hiện công tác khuyến nông nhằm xác định được các thành tựu khoa học kỹ thuật về trồng trọt mới nhất vào đồng ruộng.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho nông dân về công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất như: Sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới năng suất cao, bón phân cân đối, hợp lý, phòng trừ sâu bệnh đúng quy trình… Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ khuyến nông tiếp cận với người sản xuất.
- Đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình trình diển về cây trồng, con vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Thường xuyên tổ chức hội nghị đầu bờ về các loại giống cho năng suất cao để bà con nông dân học hỏi và nhân rộng diện tích. Thường xuyên tổ chức hội thảo cho các cán bộ kỹ thuật, cán bộ phụ trách sản xuất, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở.
- Bố trí cây trồng con vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, từng bước đảm bảo cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp bền vững.
- Kết hợp tốt với các cơ quan chức năng của huyện thực hiện các mô hình trình diển và khảo nghiệm giống các loại nhờ tìm ra những giống có năng suất, chất lượng cao phù hợp với địa phương đưa vào sản xuất.
- Các vùng sản xuất chuyên canh cây trồng theo kế hoạch HTX có bao tiêu sản phẩm, cần tiếp tục mở rộng liên doanh liên kết với các công ty, hợp tác với nông hộ phát triển ổn định.
- Xây dựng mô hình thí điểm về sản xuất rau sạch áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhằm làm cơ sở để nhân rộng, giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu.
- Cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc BVTV, đưa chương trình IPM vào sản xuất đảm bảo môi trường phát triển bền vững. Chi cục BVTV, ngành tài nguyên và môi trường cần tham gia tích cực trong hoạt động quản lý, sản xuất, lưu thông và sử dụng thuốc BVTV, phân hoá học trong sản xuất rau màu của người dân.
d. Công tác bảo vệ thực vật
- Thường xuyên theo dõi, dự tính, dự báo và có biện pháp xử lý kịp thời khi dịch bệnh xảy ra. Tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật, quy luật về phát sinh các đối tượng
sinh vật có hại đối với các loại cây trồng trước khi vào vụ và trong suốt quá trình sản xuất cho bà con nông dân nhằm hạn chế mức thấp nhất trong sản xuất nông nghiệp.
- Xây dựng và cũng cố mạng lưới bảo vệ thực vật ở từng HTX nông nghiệp. - Tuyên truyền và phổ biến pháp lệnh bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật đối với các loại giống cây trồng. Kiểm tra và chấn chỉnh việc mua bán thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng không đảm bảo chất lượng.
- Đẩy mạnh chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, tiếp tục nhân rộng chương trình 3 giảm 3 tăng trên cây lúa.
- Phối hợp tổ chức phát động thường xuyên công tác diệt chuột, ốc bươu vàng,