Các loại hình sử dụng đất chính tại vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 71 - 73)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3.3.1. Các loại hình sử dụng đất chính tại vùng nghiên cứu

Theo FAO: Loại hình sử dụng đất (LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định.

Để xác định loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Đức Phổ chúng tôi đã tiến hành điều tra nông hộ bằng phiếu điều tra và điều tra hiện trạng sử dụng đất với phương pháp chọn xã điểm trên địa bàn huyện. Chúng tôi tiến hành điều tra 90 hộ trên địa bàn 3 xã điểm như: Phổ Phong, Phổ Vinh và Phổ Cường. Kết quả điều tra các loại hình sử dụng đất ở vùng nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại các vùng nghiên cứu

Loại hình sử dụng đất

Kiểu sử dụng đất

Vùng đồng bằng Vùng gò đồi Vùng ven biển

1. Chuyên lúa Lúa ĐX

Lúa HT Lúa ĐX Lúa HT Lúa ĐX Lúa HT 2. Chuyên màu Lạc Lạc Lạc

Ngô Ngô Ngô

- Khoai lang Khoai lang

- Sắn

3. Chuyên rau Rau các loại Rau các loại Rau các loại

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của nông hộ năm 2015

Cơ cấu giống cây trồng chính trên địa bàn bao gồm: - Lúa: Xi 23, Nhị ưu 838, HT1...

- Ngô: VN10, C6919, C.919. - Lạc: L14, Xẻ Gia Lai.

- Khoai lang: giống địa phương. - Sắn: KM94, giống địa phương.

- Các loại rau như: xà lách, rau cải, rau muống, rau mồng tơi...

Nhìn vào bảng 3.7, ta thấy có 3 loại hình sử dụng đất chính là chuyên lúa và chuyên rau và chuyên màu. Chuyên lúa là loại hình sử dụng đất phổ biến ở cả ba tiểu vùng sinh thái. Do có điều kiện tưới tiêu thuận lợi nên 100% diện tích đất trồng lúa ở cả ba tiểu vùng sinh thái đều trồng 2 vụ lúa. Tuy nhiên, các loại hình sử dụng đất của 3 tiểu vùng sinh thái chưa đa dạng, phong phú (lúa, lạc, ngô, rau...). Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt đối với vùng nghiên cứu là thuần nông thì việc nhân rộng các kiểu sử dụng đất hiện có tại vùng nghiên cứu là cần thiết nhưng vẫn chưa đủ, cần phải đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất với nhiều chủng loại cây trồng khác phù hợp với từng vùng nhằm làm cho thị trường nông sản đa dạng, khai thác hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên đất đai hiện có và đồng thời làm tăng nguồn thu nhập cho các nông hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)