3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1.2.4. Xây dựng nền nông nghiệp bền vững
1.2.4.1. Sự cần thiết phải xây dựng nền nông nghiệp bền vững
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý báu không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai. Khi dân số trên trái đất còn ít thì diện tích đất luôn đáp ứng một cách dễ dàng nhu cầu
của con người và con người cũng ít tác động lớn đến tài nguyên quý báu này.
Theo tài liệu của FAO/UNESCO: Trên thế giới hàng năm có khoảng 15% diện tích đất bị suy thoái vì lý do tác động con người, trong đó suy thoái vì xói mòn do nước chiếm khoảng 55,7% diện tích, do gió 28% diện tích, mất chất dinh dưỡng do rửa trôi 12,2% diện tích. Ở Trung Quốc, diện tích đất bị suy thoái là 280 triệu ha, chiếm 30% lãnh thổ, trong đó có 36,67 triệu ha đất đồi bị xói mòn nặng; 6,67 triệu ha đất bị chua mặn; 4 triệu ha đất bị úng, lầy. Tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương có khoảng 860 ha đất đã bị hoang mạc hoá làm ảnh hưởng đến đời sống của 150 triệu người. Theo kết quả điều tra của FAO, 1992 [30], do chế độ canh tác không tốt đã gây xói mòn đất nghiêm trọng dẫn đến suy thoái đất, đặc biệt ở vùng nhiệt đới và vùng đất dốc. Mỗi năm lượng đất bị xói mòn tại các châu lục là: Châu Âu, Châu Úc, Châu Phi: 5 -10 tấn/ha, Châu Mỹ: 10 - 20 tấn/ha; Châu Á: 30 tấn/ha.
Những vấn đề môi trường đã trở nên mang tính toàn cầu và được phân thành 2 loại chính: một loại gây ra bởi công nghiệp hoá và các kỹ thuật hiện đại, loại khác gây ra bởi lối canh tác tự nhiên. Hệ sinh thái nhiệt đới vốn cân bằng một cách mong manh rất dễ bị đảo lộn bởi các phương thức canh tác phản tự nhiên, buộc con người phải sản xuất nông nghiệp theo hướng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, thoả mãn các yêu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm phương hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai, đó là mục tiêu của việc xây dựng và phát triển nông nghiệp bền vững và đó cũng là hướng đi trong tương lai [26].
Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu Á có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nguồn đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên trên người là 0,45 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 135 trên thế giới, xếp thứ 9/10 Đông Nam Á. Mặt khác, dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên người sẽ tiếp tục giảm.
Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp có chiều hướng giảm nhanh do chuyển mục đích sử dụng. Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới.
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ giữa người và đất đai. Mục tiêu của con người là sử dụng đất khoa học và hợp lý. Mục tiêu đặt ra là sử dụng tối đa và có hiệu quả toàn bộ quỹ đất của quốc gia, nhằm phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân và phát triển xã hội. Việc sử dụng đất dựa trên nguyên tắc là ưu tiên đất đai cho sản xuất nông nghiệp.
1.2.4.2. Định hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững
Những năm gần đây Chính phủ đã ban hành một số chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Theo đó 10 năm tới những ngành sản
xuất hàng hoá quan trọng của nông nghiệp nước ta cần phát triển theo định hướng sau: - Về sản xuất lương thực: Lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh, sản lượng ổn định khoảng 33 triệu tấn/năm. Cây màu lương thực chủ yếu là ngô, cần phát triển đạt mức 5 - 6 triệu tấn/năm đủ nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.
- Về cây công nghiệp ngắn ngày: Phát triển mạnh cây có dầu (lạc, đậu tương, vừng, hướng dương…) để cung cấp dầu ăn, các loại cây có sợi (dâu tằm, bông…) gắn với ngành ươm tơ dệt lụa.
- Những cây công nghiệp lâu năm truyền thống có giá trị kinh tế cao, tập trung phát triển cà phê, chè; sản lượng cà phê trong tương lai giữ mức khoảng 600.000 tấn/năm. Phát triển mạnh cây điều ở miền trung, diện tích cây cao su. Bên cạnh đó phát triển mạnh công nghiệp chế biến các sản phẩm mủ từ cao su, gỗ cao su.
- Về rau, hoa quả và cây cảnh, ngoài các loại rau truyền thống, phát triển các loại rau cao cấp mới như: Các loại đậu rau, ngô rau, măng, nấm ăn, nấm dược liệu… là những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, có thị trường tiêu thụ, tiếp tục phát triển các loại cây ăn quả có khả năng suất khẩu: vải, nhãn, dứa, thanh long,… gắn với công nghiệp chế biến.
- Về lâm nghiệp: ngoài việc bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh, trồng rừng phòng hộ, cần phát triển rừng sản xuất. Cụ thể là phát triển các loại tre trúc, keo thông, các loại bạch đàn… làm nguyên liệu cho phát triển ngành giấy. Tiếp tục phát triển các ngành sản xuất gỗ ván nhân tạo gồm ván ghép thành, ván dăm, ván sợi, công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, thủ công mỹ nghệ…Phát triển các loại quế hồi… các loại cây quý hiếm như giáng hương, sao, lim, lát, pơmu, tếch… các loại cây đặc sản, cây lấy gỗ để làm nguyên liệu để chế biến sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
- Về chăn nuôi: Phát triển đàn lợn phù hợp với nhu cầu cảu thị trường tiêu dùng trong nước, một số vùng chăn nuôi lợn chất lượng cao để xuất khẩu. Phát triển đàn bò sữa, nâng cao chất lượng và năng suất sữa. Phát triển đàn gia cầm chủ yếu là chăn nuôi gà vịt ngan.
- Về thuỷ sản: Cùng với việc phát triển đánh bắt xa bờ, tập trung đầu tư phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản. Tôm là ngành chủ lực trong nuôi trồng thuỷ sản gồm tôm nước lợ và tôm nước ngọt. Đồng thời phát triển mạnh nuôi các loại cá nước ngọt, nước lợ, nước mặn và các loại đặc sản khác [24].
Ở Việt Nam, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã góp phần làm tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp: năm 1990-1992 tăng 4,21%, GTSX nông nghiệp tăng 5,83%, trong đó trồng trọt tăng 5,88%, chăn nuôi tăng 5,98%. Năm 1999, cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp tính theo giá hiện hành cho thấy: ngành trồng trọt chiếm 79,39%, chăn nuôi chiếm 18,22%, dịch vụ chiếm 2,39%. Cơ cấu GTSX ngành trồng
trọt năm 1999 (tính theo giá cố định 1994) cây lương thực chiếm 63,7%, cây rau đậu chiếm 7,3%, cây công nghiệp chiếm 20,5% và cây ăn quả chiếm 7,5%. Mặt khác, cơ cấu mùa vụ ở nhiều vùng đã có sự chuyển đổi, đã hình thành một số vùng chuyên canh tập trung sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng đáp ứng yêu cầu cho xuất khẩu [24.
Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương khoá IX (2001) đã chỉ rõ định hướng phát triển vùng ĐBSH là “Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, cùng với lương thực đưa vụ đông thành một thế mạnh, hình thành các vùng chuyên canh rau, cây ăn quả, hoa và phát triển chăn nuôi...”.