3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐỨC PHỔ
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Đức Phổ là một huyện đồng bằng ven biển, nằm về phía Nam của tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 40 km, được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 14034'40" đến 14054'50" vĩ độ Bắc và 108047'50" đến 109005'60" kinh độ Đông.
- Phía Đông giáp với Biển Đông.
- Phía Tây giáp với huyện Ba Tơ và huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi; huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
- Phía Nam giáp với huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định - Phía Bắc giáp với huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Toàn huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn; Trong đó có 01 thị trấn, 02 xã miền núi (xã: Phổ Phong, Phổ Nhơn) và 12 xã đồng bằng, trong đó có 6 xã giáp biển (xã: Phổ An, Phổ Quang, Phổ Vinh, Phổ Khánh, Phổ Thạnh. Phổ Châu). Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 37.287,56 ha (theo kiểm kê năm 2014), chiếm 17,83% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, có Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chạy suốt chiều dài của huyện, có Quốc lộ 24 nối từ Quốc lộ 1A đi tỉnh Kon Tum, có 2 cửa biển Mỹ Á và Sa Huỳnh là đầu mối giao thông đường thủy và là tụ điểm của nghề khai thác, đánh bắt hải sản. Bên cạnh đó còn có Sa Huỳnh với bãi tắm có cảnh quan đẹp và nhiều di tích lịch sử là một điểm du lịch của tỉnh.
3.1.1.2. Địa hình
Huyện Đức Phổ có địa hình phức tạp, đa dạng và bị chia cắt mạnh do núi và đồng bằng xen kẽ, một số nhánh núi của dãy Trường Sơn chạy ra tận bờ biển, điểm cao nhất 667m, lòng đồng bằng hẹp tạo nên độ dốc nghiêng khá lớn từ Tây sang Đông. Dọc bờ biển có các hòn núi nên địa hình tạo thành lòng chảo, đây là điểm hạn chế gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong vùng.
Có thể chia ra 3 dạng địa hình:
- Vùng Bắc sông Trà Câu gồm các xã Phổ Phong, Phổ Thuận, Phổ Văn, Phổ An, Phổ Quang, địa hình tương đối bằng phẳng, là vùng sản xuất lúa chính của huyện.
- Vùng Nam sông Trà Câu đến núi Dâu gồm các xã Phổ Nhơn, Phổ Vinh, Phổ Minh, Phổ Hòa và thị trấn Đức Phổ do núi và đồng bằng xen kẽ, có nhiều sông, suối nên địa hình chia cắt mạnh, độ dốc giảm từ Tây sang Đông, độ dốc giảm mạnh tạo thành đầm Lâm Bình, nơi hàng năm thường bị ngập úng vào mùa mưa.
- Vùng Nam núi Dâu đến đèo Bình Đê chủ yếu là đồi núi và đồi núi ven biển nên đồng bằng nhỏ hẹp nằm cạnh các suối và xen kẽ với núi, sản xuất nông nghiệp khó khăn.
3.1.1.3. Khí hậu
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, Đức Phổ có nền nhiệt độ cao, mưa tương đối nhiều, bức xạ lớn cho phép sản xuất nhiều vụ trong năm và cây trồng, vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt.
- Khí hậu: được chia thành 2 mùa: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 lượng mưa nhiều, nhiệt độ thấp, lượng bốc hơi và giờ nắng ít. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa ít, nắng nóng, lượng nước bốc hơi cao.
- Nhiệt độ: trung bình hàng năm là 25,80C, tháng giêng và tháng hai nhiệt độ trung bình chỉ đạt 21,5-22,50C, đặc biệt có lúc nhiệt độ xuống thấp, dưới 200C.
- Lượng mưa: Do điều kiện hoàn lưu gió mùa và ảnh hưởng của địa hình nên Đức Phổ có chế độ mưa trái mùa với quy luật chung của cả nước. Lượng mưa trung bình năm 1.915 mm, nhưng phân bố không đều trong năm.
Đức Phổ nằm trong vùng gió mùa, có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông với hướng thịnh hành là Đông Bắc đến Bắc và gió mùa hạ với hướng chính là Đông đến Đông Nam, tốc độ gió trung bình 2 - 4 m/s. Song những lúa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc thì tốc độ gió có thể cao hơn nhiều, mặc khác mùa hè có gió Tây Nam khô nóng thổi từng đợt 5 -7 ngày ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nhất là lúa Hè Thu.
Trên biển trung bình có 135 ngày gió mạnh cấp 6 gây ảnh hưởng đến thời tiết đi biển của người dân, nhất là vào thời gian từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Mỗi năm trung bình có 1 - 2 cơn bão vào Quảng Ngãi, thường có bão vào tháng 10, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân.
3.1.1.4. Thủy văn
* Nước mặt: Huyện Đức Phổ không có sông lớn chảy qua, chỉ có các sông suối nhỏ bắt nguồn từ huyện Ba Tơ và trong nội huyện. Các sông chính là: Sông Trà Câu, sông Lò Bó, sông Thoa,…, chế độ dòng chảy trong năm phụ thuộc theo mùa: Mùa mưa kèm theo lũ lụt, mùa khô kèm theo hạn hán và khô kiệt.
* Nước ngầm: Hiện nay chưa có số liệu điều tra, khảo sát, tuy nhiên về mùa khô những vùng cao, xa sông, các giếng khơi đều không còn nước như thị trấn Đức Phổ, Sa Huỳnh, Phổ Khánh, Phổ Phong, Phổ Nhơn.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đức Phổ giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025,đất của huyện Đức Phổ có 15 loại đất được tổng hợp thành 6 nhóm đất chủ yếu sau:
- Đất cát và cồn cát chiếm 11% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã ven biển.
- Đất nhiễm mặn chiếm 4% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã ven biển như Phổ Minh, Phổ Quang, Phổ Thạnh, Phổ Khánh, Phổ An, Phổ Châu,…
- Đất phù sa chiếm 10% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Phổ Văn, Phổ Ninh, Phổ Thuận, Phổ Minh, Phổ Hòa, Phổ Nhơn, ....
- Đất thung lũng dốc tụ chiếm 1,5% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Phổ Thạnh, Phổ Khánh.
- Đất xám bạc màu và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa chiếm 26% trong đó đất xám phân bố chủ yếu ở các xã vùng đồi các xã Phổ Nhơn, Phổ Ninh, Phổ Hòa, Phổ Phong,…
- Đất đỏ vàng trên đá macma axit chiếm 57% diện tích tự nhiên, tập trung ở các xã vùng đồi Phổ Thạnh, Phổ Khánh, Phổ Nhơn, Phổ Phong, Phổ Hòa, Phổ Thuận,…
b. Tài nguyên nước
Nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước, mặt khác nước có thể gây tai họa cho con người và môi trường.
* Nước mặt: Đức Phổ không có sông lớn chỉ có sông suối nhỏ bắt nguồn từ huyện Ba Tơ chảy về với đặc điểm chung là lưu vực hẹp, sông nhỏ, dốc.
- Sông Trà Câu bắt nguồn từ độ cao 500m, diện tích lưu vực 230km2, chiều dài 45km, lưu lượng bình quân 11,3m3/s.
- Sông Lò Bó bắt nguồn từ độ cao 300m, diện tích lưu vực đến công trình thủy lợi 36 km2, chiều dài 27,8km.
- Sông Thoa là sông đào tiêu nước của sông Vệ đổ về cửa Mỹ Á dài 32 km, diện tích lưu vực 157 km3.
Ngoài ra còn có một số con suối nhỏ khác gần như cạn kiệt nước vào mùa khô.
* Nước ngầm: Hiện nay chưa có số liệu điều tra, khảo sát, tuy nhiên về mùa khô những vùng cao, xa sông, các giếng khơi đều không còn nước như thị trấn Đức Phổ, Sa Huỳnh, Phổ Khánh, Phổ Phong, Phổ Nhơn,…
Nhìn chung, nguồn nước của Đức Phổ kể cả nước mặt và nước ngầm là hạn chế. Với những đặc điểm của sông suối nêu trên, việc xây dựng các hồ đập tưới nước ở thượng lưu không nhiều, công suất không lớn và thượng nguồn rừng còn bị tàn phá nên các hồ chứa nước thường bị thiếu nước tưới vào mùa khô.
c. Tài nguyên rừng và thảm thực vật
Theo kết quả thống kê đến ngày 31/12/2014, diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 15.976.92ha, chiếm 42,8% diện tích tự nhiên, trong đó đất rừng sản xuất là 12.345,54 ha, đất rừng phòng hộ là 3.631,38 ha.
Thảm thực vật rừng chủ yếu là các loại cây keo lai, bạch đàn trắng và cây phi lao. Thảm thực vật tự nhiên cũng như rừng trồng góp phần cung cấp gỗ, chất đốt, các lâm sản và cải thiện môi trường, cải thiện nguồn nước mặt của huyện.
Do yếu tố địa hình phức tạp và thảm thực vật tự nhiên ở đây còn khá phong phú nên trong vùng có nhiều động vật hoang dã sinh sống như nhím, chồn, hoẵng, khỉ, sóc, lợn rừng, kỳ đà và một số loài chim quý,…
d. Tài nguyên biển
Đức Phổ có tiềm năng lớn về tài nguyên biển, với chiều dài bờ biển trên 40 km, trải dài từ xã Phổ An đến xã Phổ Châu, có ưu thế trong việc khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
Theo số liệu điều tra, tài nguyên biển và ven biển của huyện Đức Phổ có trữ lượng lớn và đa dạng về chủng loại, gồm các loại sau:
- Tôm: có hơn 60 loài, trong đó tôm he và tôm hùm có trữ lượng lớn hơn các vùng biển khác.
- Mực: có 20 loại, trong đó mực ống và mực nang có giá trị kinh tế cao và trữ lượng khá.
- Cá: Đức Phổ nằm trong khu hệ cá vùng biển miền Trung có thành phần đa dạng (khoảng 600 loài), trong đó có 26 loài có giá trị kinh tế cao như cá chuồn, cá thu, cá ngừ, cá nhám, cá bạc má,…
Ngoài nguồn lợi cá nổi chiếm 60% thì vùng biển Đức Phổ còn có nguồn lợi cá đáy chiếm 40%, phân bổ không đều theo độ sâu.
- Ven biển có vùng ngập mặn 300 ha ở vùng cửa Mỹ Á, đầm nước mặn Sa Huỳnh 350 ha, vùng ngập nước mặn nổi đầm An Khê 300 ha thích hợp cho việc nuôi tôm, cá và làm muối.
Tóm lại, tài nguyên biển và ven biển của huyện Đức Phổ là một trong những thế mạnh cần được tiếp tục đầu tư đẩy mạnh khai thác và phát triển trong thời gian tới.
đ. Tài nguyên khoáng sản
Đức Phổ có nhiều tài nguyên dùng làm vật liệu xây dựng chất lượng tốt như đá granit, riolit, đất sét, cát sỏi. Hiện nay, đã có các xí nghiệp sản xuất đá dăm sản lượng 25.000 - 35.000 m3/năm; sản xuất gạch ngói từ 12 - 18 triệu viên/năm, khai thác mỗi năm khoảng 7.000 - 8.000 m3 cát sỏi và khoảng 5 triệu viên đá chẻ. Bên cạnh những tài nguyên trên, trên địa bàn huyện còn phát hiện 3 mỏ sa khoáng cao lanh ở Phổ Vinh, Phổ Cường, Phổ Khánh, nhưng chưa có tài liệu về trữ lượng và chất lượng.
Nhìn chung, huyện Đức Phổ có tiềm năng về tài nguyên dùng làm vật liệu xây dựng cần được khai thác, phát triển không những đáp ứng được nhu cầu xây dựng trong huyện mà còn phát triển ra các thị trường khác.
e. Tài nguyên nhân văn
Huyện Đức Phổ là vùng đất có bề dày lịch sử, giàu truyền thống cách mạng, nơi đây còn lưu giữ các di tích lịch sử văn hóa cách mạng tiêu biểu cho quá trình đấu tranh bền bỉ, hy sinh oanh liệt dựng nước và chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta như: di tích chiến thắng Cầu Giác (Phổ Thuận), di tích chiến thắng Phổ An (Phổ An), di tích vụ thảm sát cuộc biểu tình Trà Câu (Phổ Văn), di tích vụ thảm sát Vĩnh Bình (thị trấn Đức Phổ), di tích thảm sát Hội An (Phổ An), di tích Đặng Thùy Trâm (xã Phổ Cường),…
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng theo giá trị sản xuất (GO) binh quan đạt 13%. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người 40 triệu đồng/người/năm
Bảng 3.1. Tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2011 - 2014 (%)
TT Ngành Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Nông - lâm - ngư 18,81 15,95 14,37 12,72 2 Công nghiệp - xây dựng 43,85 44,41 42,60 43,75 3 Thương mại - dịch vụ 36,34 39,64 43,03 43,53
(Nguồn: Báo cáo Kinh tế - xã hội của huyện Đức Phổ)
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2011 - 2014
a. Ngành nông - lâm - ngư nghiệp
Những năm qua đã triển khai thực hiện nhiều nhóm giải pháp tích cực, đồng bộ, tập trung đầu tư xây dựng quy hoạch sử dụng đất, xây dựng hệ thống thủy lợi, khai hoang mở rộng diện tích, giao đất, giao rừng cho người lao động, phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại, chuyển đổi tập quán sản xuất củ, lạc hậu, theo hướng tâm canh, đã cải thiện chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Trong 4 năm (2011 - 2014) tổng sản lượng lương thực quy thóc bình quân đạt 55069,5 tấn. Trong đó: Năm 2014 đạt 57252 tấn, đạt 106,00% kế hoạch năm, tăng 3735 tấn so với năm 2013.
Bảng 3.2. Tỷ trọng cơ cấu các ngành Nông, lâm, ngư giai đoạn 2011 - 2014
TT Ngành Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Nông nghiệp 26,76 26,79 25,55 26,62
2 Lâm nghiệp 2,16 2,03 3,66 2,47
3 Ngư nghiệp 71,08 71,18 70,79 70,91
(Nguồn: Báo cáo Kinh tế - xã hội của huyện Đức Phổ)
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu các ngành Nông, Lâm, Ngư giai đoạn 2011 - 2014
Đến nay chăn nuôi đã có nhiều chuyển biến mới, giá trị ngành sản xuất chăn nuôi bình quân chiếm 53,33 tỷ đồng và chiếm 26,12% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên chưa đạt kế hoạc đề ra, nhưng tổng đàn gia súc, gia cầm được duy trì, dịch bệnh được kiểm soát, mâu thuẫn giữa chăn nuôi và trồng trọt được chỉ đạo khắc phục dần, chuồng trai, công tác thú y được quan tâm hơn. Đã đưa các giống gia súc lai có năng suất cao vào địa bàn nhằm cải thiện chất lượng giống.
Lâm nghiệp được chú trọng, đã tập trung rà soát, bổ sung và điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng: Rừng sản xuất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; tiến hành giao đất giao rừng cho người lao động ở những diện tích đất sử dụng không có hiệu quả của các Lâm trường Quốc doanh, nâng độ che phủ rừng từ 30% năm 2011 lên 38,6% năm 2014. Công tác tuyên truyền vận động và tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng đến từng hộ gia đình, xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng được được đặc biệt quan tâm; Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát phát hiện và xử lý nghiêm minh những vụ vi phạm quản lý, bảo vệ rừng, khai thác, vận chuyển, buôn bán trải phép gỗ và động vật hoang dã.
b. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
Những năm qua, nhờ sự dầu tư từ các nguồn vốn đã đưa giá trị sản xuát ngành xây dựng tăng mạnh. Tổng giá trị sản xuất 4 năm đạt 6.019,1 tỷ đồng, đạt 98,99% kế
hoạch cả năm, tăng 18,87% so với cùng kỳ. Bình quân hàng năm đạt 1.504,78 tỷ đồng/ năm (Riêng năm 2014 đã đạt 1.826,4 tỷ đồng, tăng 23,89% so với năm 2013), tốc độ tăng bình quân hàng năm là 116,98%.
Nhìn chung ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng có tỷ trọng tăng lên là nhờ chủ yếu vào các mặt hàng như: Vật liệu xây dựng, Cụm CN-TTCN Phổ Phong, Cụm CN-TTCN Sa Huỳnh, Cụm CN-TTCN Đồng Làng, ước đạt riêng 3 cụm CN-TTCN đã có doanh thu 1.475,5 tỷ đồng, đạt 103,25% kế hoạch năm, tăng 23,89% so với cùng kỳ năm 2013.
Trên địa bàn toàn huyện có 1.817 cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khai thác cát sạn, mộc dân dụng, rèn công cụ cầm tay, cưa xẻ gỗ, hàng năm thu hút khoảng trên 14.500 lao động. Công tác khuyến công được chú trọng, tổ chức nhiều khóa đào tạo nghề như: Mộc mỹ nghệ, đào tạo công nghệ may công nghiệp, may công nghiệp, khai thác khoáng sản, chế biến dăm keo nguyên liệu,... các ngành nghề truyền thống được khôi phục, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Các công trình giao thông trong huyện, thủy lợi, điện thắp sáng, trường học và trạm y tế đã được đầu tư xây dựng, không những chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế - xã