3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
3.1.3.1. Thuận lợi:
- Đức Phổ là huyện có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn đặc thù, tuy nhiên huyện Đức Phổ có vị trí quan trọng của tỉnh Quảng Ngãi; Huyện Đức Phổ có lợi thế so với các huyện khác trong tỉnh, là địa bàn tiếp giáp với các huyện khác trong và ngoài tỉnh (huyện Mộ Đức, huyện Ba Tơ, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi; huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) nên thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế.
- Hệ thống giao thông khá phát triển có tuyến Quốc lộ 1A và Quốc Lộ 24 đi qua thuận lợi cho việc giao lưu và thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện.
- Huyện có diện tích tự nhiên khá lớn, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp; Tài nguyên đất khá đa dạng, thích hợp với nhiều loại cây trồng nhiệt đới có giá trị cao, thuận lợi cho việc phát triển phong phú các loại cây trồng: lúa và các loại cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân; Có vùng biển rộng lớn, thuận lợi cho khai thác đánh bắt hải sản, góp phần phát triển kinh tế và du lịch sinh thái của vùng.
- Huyện Đức Phổ được nhà nước, tỉnh, các tổ chức trong và ngoài nước quan tâm, hỗ trợ thông qua các chương trình dự án, chính sách đầu tư, đặc biệt, huyện là một trong những huyện thuộc chương trình bãi ngang ven biển, nên đã phần nào có nguồn vốn kịp thời cho nhân dân sản xuất kinh doanh.
3.1.3.2. Khó khăn:
- Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nhiều, nhưng ý thức khai thác còn thấp và đang trên đà xuống cấp;
- Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là người dân ở vùng đồi núi có trình độ dân trí còn thấp, tình trạng tiếp cận các nguồn thông tin khó khăn. Trình độ canh tác còn mang tính tự cung tự cấp là chính, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa chưa được chú trọng.
- Huyện Đức Phổ có 35,17% diện tích là đồi núi, đây là loại đất khó khai thác sử dụng kém hiệu quả, đặc biệt là đất đã mất thảm thực vật che phủ. Do đó diện tích đất sản xuất thiếu dẫn đến nông dân miền vúi vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc lớn, chịu xói mòn rất mạnh, thời gian canh tác bị rút ngắn, thường chỉ trồng được 1 vụ cây lương thực ngắn ngày và sau đó trồng sắn hoặc trồng cây keo. Tuy nhiên, hiện nay do dân số gia tăng dẫn đến bình quân diện tích đầu người giảm, độ phì và các tính chất lý hóa của đất chưa được cải tạo đúng mức cần thiết cho sinh trưởng và phát triển cây trồng nông nghiệp. Vì vậy năng suất cây trồng rất thấp, một số vùng đất trống, đồi núi trọc khó có khả năng khôi phục được. Ngoài ra, hiện tượng khai thác rừng đầu nguồn trái phép diễn ra tràn lan khó kiểm soát, kết quả là rừng bị mất, đất bị thái hóa, năng suất cây trồng thấp, thu nhập giảm, nên cuộc sống của nhân dân ở đây gặp nhiều khó khăn, luẩn quẩn trong vòng đói nghèo.