3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng theo giá trị sản xuất (GO) binh quan đạt 13%. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người 40 triệu đồng/người/năm
Bảng 3.1. Tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2011 - 2014 (%)
TT Ngành Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Nông - lâm - ngư 18,81 15,95 14,37 12,72 2 Công nghiệp - xây dựng 43,85 44,41 42,60 43,75 3 Thương mại - dịch vụ 36,34 39,64 43,03 43,53
(Nguồn: Báo cáo Kinh tế - xã hội của huyện Đức Phổ)
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2011 - 2014
a. Ngành nông - lâm - ngư nghiệp
Những năm qua đã triển khai thực hiện nhiều nhóm giải pháp tích cực, đồng bộ, tập trung đầu tư xây dựng quy hoạch sử dụng đất, xây dựng hệ thống thủy lợi, khai hoang mở rộng diện tích, giao đất, giao rừng cho người lao động, phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại, chuyển đổi tập quán sản xuất củ, lạc hậu, theo hướng tâm canh, đã cải thiện chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Trong 4 năm (2011 - 2014) tổng sản lượng lương thực quy thóc bình quân đạt 55069,5 tấn. Trong đó: Năm 2014 đạt 57252 tấn, đạt 106,00% kế hoạch năm, tăng 3735 tấn so với năm 2013.
Bảng 3.2. Tỷ trọng cơ cấu các ngành Nông, lâm, ngư giai đoạn 2011 - 2014
TT Ngành Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Nông nghiệp 26,76 26,79 25,55 26,62
2 Lâm nghiệp 2,16 2,03 3,66 2,47
3 Ngư nghiệp 71,08 71,18 70,79 70,91
(Nguồn: Báo cáo Kinh tế - xã hội của huyện Đức Phổ)
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu các ngành Nông, Lâm, Ngư giai đoạn 2011 - 2014
Đến nay chăn nuôi đã có nhiều chuyển biến mới, giá trị ngành sản xuất chăn nuôi bình quân chiếm 53,33 tỷ đồng và chiếm 26,12% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên chưa đạt kế hoạc đề ra, nhưng tổng đàn gia súc, gia cầm được duy trì, dịch bệnh được kiểm soát, mâu thuẫn giữa chăn nuôi và trồng trọt được chỉ đạo khắc phục dần, chuồng trai, công tác thú y được quan tâm hơn. Đã đưa các giống gia súc lai có năng suất cao vào địa bàn nhằm cải thiện chất lượng giống.
Lâm nghiệp được chú trọng, đã tập trung rà soát, bổ sung và điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng: Rừng sản xuất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; tiến hành giao đất giao rừng cho người lao động ở những diện tích đất sử dụng không có hiệu quả của các Lâm trường Quốc doanh, nâng độ che phủ rừng từ 30% năm 2011 lên 38,6% năm 2014. Công tác tuyên truyền vận động và tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng đến từng hộ gia đình, xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng được được đặc biệt quan tâm; Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát phát hiện và xử lý nghiêm minh những vụ vi phạm quản lý, bảo vệ rừng, khai thác, vận chuyển, buôn bán trải phép gỗ và động vật hoang dã.
b. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
Những năm qua, nhờ sự dầu tư từ các nguồn vốn đã đưa giá trị sản xuát ngành xây dựng tăng mạnh. Tổng giá trị sản xuất 4 năm đạt 6.019,1 tỷ đồng, đạt 98,99% kế
hoạch cả năm, tăng 18,87% so với cùng kỳ. Bình quân hàng năm đạt 1.504,78 tỷ đồng/ năm (Riêng năm 2014 đã đạt 1.826,4 tỷ đồng, tăng 23,89% so với năm 2013), tốc độ tăng bình quân hàng năm là 116,98%.
Nhìn chung ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng có tỷ trọng tăng lên là nhờ chủ yếu vào các mặt hàng như: Vật liệu xây dựng, Cụm CN-TTCN Phổ Phong, Cụm CN-TTCN Sa Huỳnh, Cụm CN-TTCN Đồng Làng, ước đạt riêng 3 cụm CN-TTCN đã có doanh thu 1.475,5 tỷ đồng, đạt 103,25% kế hoạch năm, tăng 23,89% so với cùng kỳ năm 2013.
Trên địa bàn toàn huyện có 1.817 cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khai thác cát sạn, mộc dân dụng, rèn công cụ cầm tay, cưa xẻ gỗ, hàng năm thu hút khoảng trên 14.500 lao động. Công tác khuyến công được chú trọng, tổ chức nhiều khóa đào tạo nghề như: Mộc mỹ nghệ, đào tạo công nghệ may công nghiệp, may công nghiệp, khai thác khoáng sản, chế biến dăm keo nguyên liệu,... các ngành nghề truyền thống được khôi phục, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Các công trình giao thông trong huyện, thủy lợi, điện thắp sáng, trường học và trạm y tế đã được đầu tư xây dựng, không những chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội mà còn giữ vững ổn định chính trị quốc gia, cũng cố lòng tin của nhân dân; Đến nay đã có 100% số xã có đường ô tô và điện sáng đến trung tâm xã, có hơn 91% hộ dân được sử dụng điện và có 87% hộ dân sử dụng nước sạch. Phương tiện vận tải tăng lên đáp ứng nhu cầu vận chuyển, lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân.
c. Thương mại và dịch vụ
Thương mại và dịch vụ từng bước phát triển, quản lý tốt các hoạt động thương mại, chống buôn lậu, trốn lậu thuế, hàng giả, hàng cấm; doanh thu của ngành đạt 5.234 tỷ đồng, tăng 20,32% so với cùng kỳ năm 2013.
Trao đổi lưu thông hàng hóa cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; chợ trung tâm huyện và chợ Khu Đông được xây dựng tại địa điểm mới và đưa vào sử dụng; đầu tư xây dựng các dự án phát triển các khu du lịch theo nghị quyết của Huyện ủy đề ra.
Tài chính, tín dụng, ngân hàng có nhiều tiến bộ rõ rệt, đã tiến hành khai thác có hiệu quả các nguồn thu. Tổng thu ngân sách nhà nước 4 năm là 1.423,49 tỷ đồng, bình quân là 355,87 tỷ đồng/năm, tăng trưởng bình quân hàng năm là 115,59%/năm (Trong đó: Tổng thu ngân sách huyện được hưởng 4 năm là 318,04 tỷ đồng). Tỷ lệ gửi tiền tiết kiệm ngày một nâng lên, điều này chứng minh các hộ gia đình đã có tích lũy, hơn nữa các tổ chức cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay vốn kinh doanh, phát triển sản xuất ngày một tăng, tỷ lệ nợ quá hạn ở dưới mức cho phép.
Triển khai thực hiện tốt việc hỗ trợ lãi suất ưu đãi tiền vay của Nhà nước và các dự án đầu tư vào địa bàn, đã và đang phát huy hiệu quả như chương trình 135, bãi ngang ven biển,... và một số dự án phi Chính phủ khác đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động.
3.1.2.2. Dân số và lao động
Ở huyện Đức Phổ người dân tộc Kinh chiếm 99,972% dân số toàn huyện (theo thống kê năm 2014), ngoài ra còn có một số dân tộc khác cùng sinh sống. Lãnh đạo Đảng và Chính quyền huyện Đức Phổ đã thường xuyên thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống vật chất cho người dân trong huyện. Thực hiện tốt chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn, công tác định canh định cư, hạn chế di cư tự do, ổn định đời sống và sản xuất.
Bảng 3.3. Tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập của huyện năm 2014
Tiêu chí Đặc điểm
Dân số
Tổng dân số: 147.626 người, với 37.240 hộ. Trong đó:
- Dân tộc Kinh: 147.589 người (chiếm 99,97%) - Dân tộc khác: 37 người (chiếm 0,03%)
- Nữ: 33.793 người (chiếm 42,71%) Mật độ dân số trung bình là 395 người/km2
- Cao nhất 1.496 người/km2 (thị trấn Đức Phổ) - Thấp nhất 156 người/km2 (xã Phổ Nhơn) - Tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,94%/năm
Lao đông, việc làm
- Lao động trong độ tuổi 79.122 người, chiếm 53,60% dân số. - Lao động nữ 33.793 người chiếm 42,71% dân số.
- Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 71 - 74%, còn lại là lao động dịch vụ, thương mại và tiểu thủ công nghiệp.
Thu nhập, mức sống
- Tỷ lệ nghèo đói năm 2014 chỉ còn 8,12%.
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 40 triệu đồng/người/năm.
Qua bảng số liệu 3.3 cho thấy:
Theo thống kê dân đến ngày 31 tháng 12 năm 2014, dân số toàn huyện là 147.626 người, với 37.240 hộ. Số người trong độ tuổi lao động là 79.122 người, trong đó lao động nữ là 33.793 người chiếm tỷ lệ là 42,71%.
- Về dân số: Mật độ dân số không cao (trung bình 395 người/km2), nhưng tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức độ cao 1,94%/năm.
- Về lao động việc làm: Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn ở mức cao (chiếm 74%), thu nhập của người dân phụ thuộc chủ yếu vào sản phẩm nông nghiệp, nhưng do điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, tập quán canh tác còn lạc hậu, nguy cơ rủi ro rất cao, nên đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
- Thu nhập, mức sống còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của cuộc sống. Tỷ lệ đói nghèo có giảm qua các năm nhưng vẫn còn cao, cần được sự quan tâm đầu tư và sự hỗ trợ của Nhà nước.
3.1.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng
a. Hệ thống giao thông
* Giao thông đường bộ trên địa bàn huyện có tổng chiều dài 324,05 km, phân bố khá đồng đều giữa các vùng, với mật độ 2,2 km/1000 dân. Giao thông phát triển tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội, các phương tiện cơ giới có thể vận chuyển hàng hóa, hành khách đến các trung tâm xã và các trung tâm khu dân cư. Tuy nhiên do bề rộng mặt đường hạn chế, chủ yếu mới xây dựng nền và mặt đường, các dải hành lang, vỉa hè chưa đầu tư nên thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông.
- Quốc lộ: Có 2 tuyến đi qua địa bàn huyện Đức Phổ, tổng chiều dài 32,7 km, trong đó: Quốc lộ IA chạy theo trục dọc, dài 13,63 km; Quốc lộ 24 chạy theo trục ngang đến Cầu Hương Chiên dài 12,01 km. Chất lượng các tuyến đường tương đối tốt, tuy nhiên do bề rộng các tuyến đường còn hạn chế, mật độ phương tiện giao thông cao nên thường xảy ra tai nạn.
- Đường tỉnh lộ: Có 1 tuyến đường tỉnh lộ đi qua địa bàn huyện Đức Phổ, với tổng chiều dài 49,5 km nối ven biển huyện Mộ Đức với Đức Phổ, trong đó trên huyện Đức Phổ dài 11 km.
- Đường huyện lộ: Có nhiều tuyến đường, với tổng chiều dài là 241,85 km. * Đường sắt Bắc - Nam chạy qua các xã Phổ Thạnh, Phổ Khánh, Phổ Cường, Phổ Ninh, Phổ Thuận,... với chiều dài đi qua địa bàn huyện là 14 km, có ga Đức Phổ và ga Sa Huỳnh là 2 ga nhỏ, hàng ngày có 2 chuyến tàu địa phương dừng tại ga để đón khách và hàng hóa.
b. Hệ thống mạng lưới điện và bưu chính viễn thông.
- Lưới 110KV: Dự kiến xây dựng nhánh rẽ trạm Đức Phổ, chiều dài 0,2 km, đấu chuyển tiếp trên đường dây 110 KV Mộ Đức - Bình Định và xây dựng trạm 110/35/22 KV Đức Phổ công suất 1×25 MVA.
Nâng cấp trạm trung gian Phổ Khánh thành trạm 110 KV công suất 16 MVA và nâng lên 2×16 MVA theo nhu cầu phụ tải tăng của Khu du lịch - kinh tế - văn hoá Sa Huỳnh.
- Lưới điện phân phối: Cải tạo, nâng cấp kết hợp xây dựng mới các tuyến 22 KV, xây dựng các trạm biến áp và hệ thống điện chiếu sáng tại các khu công nghiệp, đô thị, khu du lịch. Tỷ lệ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100% số xã, thị trấn.
Phát triển ngành bưu chính theo hướng cải thiện chất lượng dịch vụ và đưa mạng lưới phục vụ đến gần hơn với khách hàng, kết hợp cung cấp các dịch vụ công ích với các dịch vụ thương mại.
Nâng cao chất lượng hoạt động các điểm bưu điện văn hoá xã; phấn đấu có báo Đảng đến trong ngày và duy trì dịch vụ trên.
Xây dựng, mở rộng các tuyến cáp quang kết nối với tất cả các xã, thị trấn trước năm 2015, ngầm hoá hệ thống cáp truyền dẫn thông tin tại các đô thị, thị tứ để đảm bảo mỹ quan đô thị, an toàn cho sinh hoạt cộng đồng.
Dự kiến đến năm 2015 mật độ thuê bao điện thoại đạt 28-30 máy cố định và 70- 80 máy di động/100 dân; đến năm 2020 đạt 10-20 máy cố định và 90 máy di động/100 dân [15].
c. Thủy lợi
- Xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi đầu mối (đập, hồ,…): Xây dựng mới hồ Lỗ Lá (Phổ Nhơn); hồ chứa nước Cây Xoài (Phổ Thạnh); nâng cấp hồ Diên Trường (Phổ Khánh); xây dựng mới hồ Chóp Vung, hệ thống kênh mương (Phổ Ninh); xây dựng đập Suối Giữa (Phổ Thạnh); đập Bàu Đen (Phổ Cường).
- Xây dựng, kiên cố hóa các tuyến kênh, hệ thống thoát lũ, tiêu úng Sông Thoa - cửa Mỹ Á,... nâng cấp và kiên cố hóa hệ thống đê biển, đê sông.
- Hằng năm UBND các xã cũng sử dụng nguồn tiền bù thủy lợi phí để sửa chữa, nhưng mang tính chất nhỏ lẻ, không đáng kể, nguồn kinh phí này chỉ phục vụ sửa chữa những tuyến kênh mương hư hỏng là chính. Cần có nguồn kinh phí lớn hơn để sửa chữa và nâng cấp toàn bộ hệ thống thủy lợi ở địa phương.
d. Giáo dục và đào tạo
Giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, làm cơ sở vững chắc hướng tới phổ cập giáo
dục trung học phổ thông. Tiếp tục xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nâng chuẩn đội ngũ giáo viên.
Chia tách, thành lập mới một số trường mầm non và phổ thông. Nâng cấp trường trung cấp nghề thành trường Cao đẳng nghề. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển các cơ sở đào tạo ở tất cả các cấp, bậc trên địa bàn huyện.
e. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia; Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, nhẹ cân xuống 12 - 12,5% vào năm 2015 và dưới 10% vào năm 2020.
Tăng cường công tác truyền thông dân số và kế hoạch hóa gia đình. Chú trọng chăm sóc sức khỏe sinh sản, giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3, nhất là tại các xã ven biển.
Đầu tư nâng cấp để các trạm y tế đạt chuẩn quốc gia trước năm 2015, đảm bảo và đa dạng hóa các mô hình khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Dự kiến tỷ lệ bác sĩ/vạn dân tăng lên 5,5 - 6 bác sĩ năm 2015 và 7,5 - 8,0 bác sĩ vào năm 2020, số giường bệnh/vạn dân tăng lên 18 - 20 giường năm 2015 và 20 - 22 giường vào năm 2020.
Đầu tư, nâng cấp bệnh viện Đức Phổ thành Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm, xây dựng mới bệnh viện tại Trà Câu, phòng khám khu vực Sa Huỳnh để phục vụ nhân dân 2 xã Phổ Thạnh và Phổ Châu.