MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 41)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

1.3. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới

Dân số tăng nhanh dẫn đến nhu cầu của con người ngày càng tăng, trong khi diện tích đất đai lại có hạn, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người về về trước mắt cũng như lâu dài thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất là một vấn đề hết sức quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Để đảm bảo an ninh lương thực, con người phải tăng cường các biện pháp khai thác, khai hoang đất đai phục vụ cho mục đích nông nghiệp.

Cho tới nay, trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đề ra nhiều phương pháp đánh giá để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hoá. Nhưng tuỳ thuộc vào điều kiện, trình độ và phương thức sử dụng đất ở mỗi nước mà có sự đánh giá khác nhau.

Các nhà khoa học trên thế giới cho rằng: đối với những vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Nghiên cứu bố trí luân canh cây trồng hợp lý hơn bằng cách đưa các giống cây trồng mới vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm trên một đơn vị diện tích đất canh tác trong một năm. Ở Châu Á có nhiều nước cũng tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác luân phiên cây lúa với cây trồng cạn đã thu được hiệu quả cao hơn.

Các phương pháp đã được nghiên cứu áp dụng dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á như: phương pháp chuyên khảo, phương pháp mô phỏng, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia... Bằng những phương pháp đó các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng.

Hàng năm, các Viện nghiên cứu nông nghiệp các nước trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn trước. Viện Lúa quốc tế IRRI đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác.

Tạp chí "Farming Japan" của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất, điển hình là của Nhật [5]. Nhà khoa học Nhật Bản Otak Tanakad đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất đai thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác: là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hóa của sản phẩm.

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất đã thúc đẩy kinh tế - xã hội nông thôn phát triển toàn diện về mọi mặt và nâng cao được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Thực hiện chủ trương “Ly nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn phát triển toàn [5].

Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có nhiều nhiều quy chế mới ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp với đất nhằm quản lý và bảo vệ đất tốt hơn [9]. Thái Lan luôn coi trọng việc nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa. Thái Lan đã chú trọng vào việc tăng giá trị sản phẩm trong nông nghiệp và làm cho nông nghiệp bền vững, hơn là chú trọng tăng năng suất cây trồng, mở rộng diện tích. Theo hướng này, các nhà khoa học trong nông nghiệp của Thái Lan đóng một vai trò hết sức quan trọng. Một trong các vai trò công nghệ mới là cải tiến giống lúa cổ truyền nhờ công nghệ sinh học và kỹ thuật di truyền, các giống cây khác cũng được cải tiến và trở thành những sản phẩm nổi tiếng trên thị trường quốc tế như: phong lan, bông, đay… Thái Lan đã hợp tác với các nước tiên tiến trên thế giới trong việc áp dụng công nghệ sinh học để cải tiến quy trình sản xuất nhiều loại cây trồng, giảm tối thiểu sử dụng hóa chất. Kết quả này đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững, tạo ra sản phẩm sạch với chất lượng cao.

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đã gắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịch theo

hướng công nghiệp hoá nông nghiệp. Các nước Châu Á trong quá trình sử dụng đất canh tác đã rất chú trọng đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, các công thức luân canh tiến bộ để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Nhưng để đạt được hiệu quả thì một phần phải nhờ vào công nghiệp chế biến, gắn sự phát triển công nghiệp với bảo vệ môi sinh - môi trường.

Dự đoán mức độ tăng dân số của thế giới có thể gấp đôi với khoảng 10 tỉ người vào năm 2050 (UNFPA, 1992; trong FAO, 1993). Do đó, hầu hết các nhà khoa học và các chuyên gia trên thế giới đồng ý với nhau rằng cần thiết phải áp dụng những công nghệ nông nghiệp tiên tiến cho việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai để cung cấp lương thực đầy đủ, chất sợi, thức ăn gia súc, dầu sinh học và gỗ lên gấp đôi. Trong thực tế, có những sự thiếu hụt đất đai trầm trọng trong nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.

Trong một nghiên cứu của FAO (Alexandratos, 1995; trong FAO, 1993) ước lượng khoảng 92% của 1.800 triệu ha đất đai của các quốc gia đang phát triển bao gồm luôn cả Trung Quốc thì có tiềm năng cho cây trồng sử dụng nước trời, nhưng hiện nay vẫn chưa sử dụng hết và đúng mục đích, trong đó vùng bán hoang mạc ở Châu Phi 44%, Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê 48%. Hai phần ba của 1.800 triệu ha này tập trung chủ yếu một số nhỏ quốc gia như: 27% Brasil, 9% ở Zaire, và 30% ở 12 nước khác. Một phần của đất tốt này vẫn còn để dành cho rừng hay vùng bảo vệ khoảng 45% và do đó đất trong các vùng này không thật sự được sử dụng cho nông nghiệp. Một phần khác thì lại gặp khó khăn về mặt đất và dạng bậc thềm như khoảng 72% vùng Châu Phi bán sa mạc và vùng Châu Mỹ Latinh.

Một trong những chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là chính sách đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD (chiếm 28,3% trong tổng thu nhập nông nghiệp), Canada tương ứng là 5,7 tỉ USD (chiếm 39,1%), Otraylia 1,7 tỉ USD (chiếm 14,5%), Nhật Bản là 42,3 tỉ USD (chiếm 68,9%), Cộng đồng Châu Âu 67,2 tỉ USD (chiếm 40,1%), Áo là 1,6 tỉ USD (chiếm 35,3%) [27].

Xuất phát từ những vấn đề này, nhiều nước trong khu vực đã có sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng kết hợp hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội với việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

Ngày nay, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vấn đề sản xuất nông nghiệp hàng hóa luôn được các quốc gia có nền nông nghiệp mạnh đầu tư phát triển. Chính vì vậy, đã thu hút được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, các nhà khoa học các nước đã chú trọng đến việc nghiên cứu các cây con giống mới, nghiên cứu những công

nghệ sản xuất và chế biến, nghiên cứu về chính sách, định hướng nhằm phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

1.3.2. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nước

Việt Nam có tốc độ dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên đầu người lại giảm mạnh. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhiều do yêu cầu của việc chuyển mục đích sử dụng. Theo dự kiến, nếu tốc độ tăng dân số là 1 - 1,2%/năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015. Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đât nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới.

Việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở nước ta được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây trồng mới ngắn ngày có nhiều năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng vật nuôi phù hợp với từng loại đất, thực hiện luân canh toàn diện, liên tục trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Trong những năm qua, ở Việt Nam nhiều tác giả đã có những công trình nghiên cứu về sử dụng đất, vì đây là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Các nhà khoa học đã chú trọng đến công tác lai tạo và chọn lọc giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt hơn để đưa vào sản xuất. Làm phong phú hơn hệ thống cây trồng, góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Các công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995) [13]; Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của tác giả Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp; Đánh giá phân hạng toàn quốc của tác giả Tôn Thất Chiểu và các cộng sự (1986), thực hiện năm 1984 ở tỷ lệ bản đồ 1/500.000; Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng [14]; Lê Hồng Sơn (1995) [23] với nghiên cứu "ứng dụng kết quả đánh giá đất vào đa dạng hoá cây trồng đồng bằng Sông Hồng" hay hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa Sông Hồng huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Dương của tác giả Vũ Thị Bình (1993) [1]; Đánh giá kinh tế đất lúa vùng đồng bằng Sông Hồng, Quyền Đình Hà, (1993) [22].

Từ đầu thập kỷ 90, chương trình quy hoạch tổng thể đang được tiến hành nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp, nội dung quan trọng nhất là phát triển hệ thống cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Những công trình nghiên cứu mô phỏng chiến lược phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng của GS.VS. Đào Thế Tuấn (1992) cũng đề cập việc phát triển hệ thống cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong điều kiện Việt Nam. Công trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng Sông Hồng do GS.VS. Đào Thế Tuấn (1998) [17] chủ trì và hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông

Cửu Long do GS.VS. Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đưa ra một kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Trong những năm gần đây, chương trình quy hoạch tổng thể vùng Đồng bằng Sông Hồng (1994) [18]; quy hoạch sử dụng đất vùng Đồng bằng Sông Hồng (Phùng Văn Phúc,1996) [9]; phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù xa Sông Hồng (Nguyễn Như Hà, 2000) [2]; Bên cạnh đó, vấn đề luân canh tăng vụ, trồng gối, trồng xen nhằm sử dụng nguồn lực đất đai, khí hậu, để bố trí cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng được nhiều tác giả đề cập. Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng - 1997 cho thấy, ở vùng này đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3 - 4 vụ/1 năm đạt hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt ở vùng ven đô, vùng tưới tiêu chủ động đã có những điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế lớn đã được bố trí trong các phương thức luân canh như cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp,...

Ở vùng đồng bằng Bắc bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3- 4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, tưới tiêu chủ động đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng, bố trí lại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế cao đạt giá trị sản lượng bình quân từ 30- 35 triệu đồng/năm.

Hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất trên các tiểu vùng sinh thái khác nhau sẽ khác nhau. Trong nghiên cứu của mình về “Hiệu quả sử dụng đất canh tác huyện Đông Anh, Hà Nội”, tác giả Nguyễn Thị Vòng đã tiến hành phân tích và so sánh hiệu quả tính trên một đơn vị diện tích và tính trên một đơn vị công lao động của từng tiểu vùng sinh thái so với bình quân chung của toàn huyện. Từ đó có những điều kiện chính cũng như phát triển các loại hình sử dụng đất triển vọng phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của từng tiểu vùng góp phần vào sự phát triển chung của toàn huyện.

Vùng đồng bằng sông Hồng có tổng diện tích đất nông nghiệp là 903.650 ha, chiếm 44% diện tích tự nhiên trong vùng. Trong đó, gần 90% đất nông nghiệp dùng để trồng trọt. Đây là trung tâm sản xuất lương thực lớn thứ hai của cả nước, là nơi thu hút nhiều công trình nghiên cứu khoa học, góp phần định lượng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Trong đó phải kể đến công trình như: Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng; hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng của tác giả Vũ Thị Bình; đề tài đánh giá một số mô hình đa dạng hóa cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng

của tác giả Vũ Năng Dũng; Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp lưu vực sông Hồng của tác giả Đào Thế Tuấn và Pascal Bergret (1998).

Hà Học Ngô và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên. Kết quả cho thấy, vùng này có thể phát triển các loại hình sử dụng đất cho kết quả kinh tế cao như: lúa - màu, lúa - cá, chuyên rau màu, hoa, cây cảnh và cây ăn quả.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện các biện pháp quản lý kinh tế sản xuất tổ chức ngành hàng trong nông nghiệp cũng như trong nông hộ của: Đỗ Văn Viện, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Tô Dũng Tiến, Nguyễn Huy Cường, Hoàng Văn Khẩn...

Từ năm 1995 đến năm 2000, Nguyễn Ích Tân [17] đã tiến hành nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao đối với vùng úng trũng xã Phụng Công, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trên đất vùng úng trũng Phụng Công - Châu Giang, tỉnh Hưng Yên có thể áp dụng mô hình lúa xuân - cá hè đông cho lãi từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)