3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Mô hình đăngký đất đai ở Malaysia
Tại Malaysia, cơ quan đăng ký đất đai được thành lập theo 1 cấp ở các bang và có một số rất ít chi nhánh trực thuộc, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thực hiện tất cả các công việc của các thủ tục đăng ký đất đai và bất động sản, cấp Giấy chứng nhận; quản lý, cập nhật dữ liệu đất đai; lưu trữ toàn bộ hệ thống hồ sơ đăng ký đất đai; đồng thời thực hiện thu các khoản phí, lệ phí liên quan đến thủ tục đăng ký, kể cả lệ phí trước bạ.
Giám đốc cơ quan đăng ký và chi nhánh cùng có thẩm quyền ký, cấp Giấy chứng nhận cho mọi tổ chức và cá nhân.
Thủ tục đăng ký chuyển nhượng đất đai thông thường phải qua các bước:
Người mua và người bán thỏa thuận, thuê luật sư của mình để tìm hiểu thông tin và thương thảo Hợp đồng. Trường hợp bên mua vay tiền ngân hàng để mua (là hình thức rất phổ biến tại Malaysia) thì bên mua thông qua Luật sư thương thảo với ngân hàng về việc cho vay tiền mua đất;
Sau khi Hợp đồng đã được ký kết, hai bên mua bán thông qua Luật sư của mình làm đại diện đến cơ quan thuế trực thuộc Bộ Tài chính để thực hiện đánh giá tài sản và làm thủ tục nộp thuế;
Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, hồ sơ được chuyển sang cơ quan
đăng ký và làm thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu tài sản ở cơ quan đăng ký đất đai trực thuộc nơi có tài sản.
Có thể thực hiện đăng ký trực tiếp tại cơ quan đăng ký hoặc đăng ký trên mạng (online), việc đăng ký trên mạng có ưu điểm rút ngắn thời gian nộp và chuyển hồ sơđến bộ phận xử lý (thời gian từ 08 ngày xuống còn 01 ngày); thời gian chờ xử
lý hồ sơ (đánh giá tài sản, chuyển thông tin nghĩa vụ tài chính…) từ 08 ngày xuống còn 01 ngày (Quách Văn Chiến, 2010).