3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Phú Bình là huyện trung du, nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên có tọa độ địa lý từ 21023’40’’ đến 21034’30’’ vĩ độ Bắc; từ 105051’30’’ đến 1060 03’10’’ kinh
độĐông.
- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp huyện Yên Thế và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. - Phía Tây giáp thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.
Phú Bình có diện tích tự nhiên 24.139,00 ha, chiếm 7,13% diện tích tự nhiên của tỉnh, là huyện có diện tích lớn thứ 7/9 huyện, thành phố, thị xã. Trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 25 km, cách trung tâm thủđô Hà Nội khoảng 70 km, Phú Bình có 20 đơn vị hành chính gồm: 19 xã và 01 thị trấn có 7 xã
được xếp vào diện miền núi. Phú Bình là huyện có vị trí quan trọng và thuận lợi, có khả năng giao lưu kinh tế xã hội và giao lưu hàng hóa với các tỉnh, thành phố và các huyện trong tỉnh tạo mối quan hệ vùng và hợp tác đầu tư thúc đẩy kinh tế phát triển.
3.1.1.2. Địa hình địa mạo
a. Địa hình:
Địa hình huyện Phú Bình thuộc 2 loại cảnh quan chính:
- Loại cảnh quan địa hình đồng bằng: Có diện tích không lớn phân bố chủ
yếu ở phía Nam của huyện, thuộc các xã vùng nước máng sông Cầu và các xã phía tây nam thuộc vùng nước kênh hồ Núi Cốc. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn gò đồi thấp có độ cao trung bình từ 20 ÷ 30 m. Bao gồm các xã: Thượng Đình, Điềm Thụy, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Nga My, Hà Châu, Xuân Phương, Kha Sơn, Lương Phú, Tân
Đức, Dương Thành, Thanh Ninh và thị trấn Hương Sơn.
- Loại cảnh quan hình thái địa hình gò đồi và miền núi: Loại cảnh quan này chủ yếu phân bố ở phía Đông - Bắc của huyện, kéo dài dọc theo ranh giới giữa huyện Phú Bình với huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Bình với tỉnh Bắc Giang. Địa hình này chủ yếu ở các xã niền núi của huyện như Tân Hòa, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Bàn Đạt, Bảo Lý và một phần xã Đào Xá, phía Bắc thị trấn Hương Sơn.
b. Địa mạo, địa chất: Cấu trúc địa tầng của huyện Phú Bình khá đa dạng, các quá trình thành tạo địa chất, hình thành trầm tích, các loại đá gốc, đều có tuổi phong hoá khá cao. Sớm nhất cũng có tuổi cách đây 2300 triệu năm. Các đá gốc chủ yếu là các đá mắc ma xâm nhập, đá sét, đá cát, cấu trúc khối tảng, bở rời, dạng bột kết, sét kết, cát kết, các trầm tích phong hoá. Gắn liền với thành tạo địa chất là một số các
đứt gẫy nhỏ được hình thành trong khu vực, như đứt gãy sông Cầu, đứt gãy sông Thương..., theo hướng Tây Bắc - Đông nam, Đông Bắc - Tây Nam và một số ít theo hướng Bắc - Nam. (Theo tài liệu bản đồ địa chất Đông Dương quốc gia Việt Nam xuất bản năm 1996).