3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.4.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu theo hướng
định tính. Thông tin thu được từđiều tra xã hội học được xử lý chủ yếu theo hướng
định lượng thông qua thống kê mô tả bằng Excel. Hệ thống hoá các kết quả thu
được thành thông tin tổng thể, để từđó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Bình, tỉnh Thái Nguyên
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Phú Bình là huyện trung du, nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên có tọa độ địa lý từ 21023’40’’ đến 21034’30’’ vĩ độ Bắc; từ 105051’30’’ đến 1060 03’10’’ kinh
độĐông.
- Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp huyện Yên Thế và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. - Phía Tây giáp thị xã Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.
Phú Bình có diện tích tự nhiên 24.139,00 ha, chiếm 7,13% diện tích tự nhiên của tỉnh, là huyện có diện tích lớn thứ 7/9 huyện, thành phố, thị xã. Trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 25 km, cách trung tâm thủđô Hà Nội khoảng 70 km, Phú Bình có 20 đơn vị hành chính gồm: 19 xã và 01 thị trấn có 7 xã
được xếp vào diện miền núi. Phú Bình là huyện có vị trí quan trọng và thuận lợi, có khả năng giao lưu kinh tế xã hội và giao lưu hàng hóa với các tỉnh, thành phố và các huyện trong tỉnh tạo mối quan hệ vùng và hợp tác đầu tư thúc đẩy kinh tế phát triển.
3.1.1.2. Địa hình địa mạo
a. Địa hình:
Địa hình huyện Phú Bình thuộc 2 loại cảnh quan chính:
- Loại cảnh quan địa hình đồng bằng: Có diện tích không lớn phân bố chủ
yếu ở phía Nam của huyện, thuộc các xã vùng nước máng sông Cầu và các xã phía tây nam thuộc vùng nước kênh hồ Núi Cốc. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn gò đồi thấp có độ cao trung bình từ 20 ÷ 30 m. Bao gồm các xã: Thượng Đình, Điềm Thụy, Nhã Lộng, Úc Kỳ, Nga My, Hà Châu, Xuân Phương, Kha Sơn, Lương Phú, Tân
Đức, Dương Thành, Thanh Ninh và thị trấn Hương Sơn.
- Loại cảnh quan hình thái địa hình gò đồi và miền núi: Loại cảnh quan này chủ yếu phân bố ở phía Đông - Bắc của huyện, kéo dài dọc theo ranh giới giữa huyện Phú Bình với huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Bình với tỉnh Bắc Giang. Địa hình này chủ yếu ở các xã niền núi của huyện như Tân Hòa, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Bàn Đạt, Bảo Lý và một phần xã Đào Xá, phía Bắc thị trấn Hương Sơn.
b. Địa mạo, địa chất: Cấu trúc địa tầng của huyện Phú Bình khá đa dạng, các quá trình thành tạo địa chất, hình thành trầm tích, các loại đá gốc, đều có tuổi phong hoá khá cao. Sớm nhất cũng có tuổi cách đây 2300 triệu năm. Các đá gốc chủ yếu là các đá mắc ma xâm nhập, đá sét, đá cát, cấu trúc khối tảng, bở rời, dạng bột kết, sét kết, cát kết, các trầm tích phong hoá. Gắn liền với thành tạo địa chất là một số các
đứt gẫy nhỏ được hình thành trong khu vực, như đứt gãy sông Cầu, đứt gãy sông Thương..., theo hướng Tây Bắc - Đông nam, Đông Bắc - Tây Nam và một số ít theo hướng Bắc - Nam. (Theo tài liệu bản đồ địa chất Đông Dương quốc gia Việt Nam xuất bản năm 1996).
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phú Bình lần thứ XXVI, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Huyện Uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện, tập thể cán bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã và đang thực hiện chương trình đổi mới, phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo nghị
quyết đã đề ra. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, các Sở, Ban, Ngành của tỉnh. Kinh tế của huyện đã đạt được những thành tích đáng khích lệ.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng Bộ huyện Phú Bình lần thứ XXVI tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXVII. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2015 - 2019) đạt 15,7%/ năm hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 4,5%, công nghiệp tăng 54,0%. Xây dựng tăng 16,8%, dịch vụ tăng 18,5 %. Đến năm 2015 tỷ trọng giá trị nông, lâm nghiệp, thủy sản là 30,8%, công nghiệp và xây dựng 37,3%, dịch vụ 32,0%.
Giá trị sản xuất đến năm 2019 đạt 9.217 tỷ đồng tăng bình quân giai đoạn 28,4%, gấp 3,5 lần so với năm 2015.
Các chỉ tiêu kinh tế của huyện đều vượt so mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng Bộ huyện đề ra, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, GDP bình quân đầu người là 5,1 triệu đông/người/ năm vào năm 2010; năm 2015 và năm 2019 là 9,3 triệu đồng/ người/ năm.
Huyện tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2020 tỷ trọng giá trị nông, lâm nghiệp, thủy sản là 4,5%, công nghiệp tăng trưởng 54% vượt 10% so với mục tiêu, Xây dựng tăng 16,8%, dịch vụ
tăng 18,5 %. Phú Bình đã có bước chuyển biến toàn diện, cả về kinh tế, chính trị, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tếhuyện Phú Bình giai đoạn 2015 – 2020 Chỉ tiêu ĐV T Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100 100 100
Công nghiệp – xây dựng % 15,9 16,2 18,4 18,9 18,7 19,7 Nông lâm nghiệp, thủy sản % 59,2 59,1 56,0 54,2 53,5 52,3 Dịch vụ % 24,9 24,7 25,6 26,9 27,8 28,0
(Nguồn tài liệu: Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXVI) 3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a) Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ
XXV, bên cạnh những thuận lợi huyện cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức. Song với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong toàn huyện, Đảng bộđã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị.
Kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá, đạt mức tăng cao ở những năm cuối nhiệm kỳ, bình quân 5 năm đạt 15,7%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 33 triệu đồng.
b) Khu vực kinh tế Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Do đặc điểm về vị trí địa lý, yếu tố lịch sử và nguồn tài nguyên sẵn có của
địa phương. Sản phẩm công nghiệp chủ lực của huyện hiện nay gồm các sản phẩm chế biến gỗ, sản xuất các mặt hàng như: bàn, ghế, gường, tủ … sản xuất thực phẩm và đồ uống, khai thác đá, cát, sỏi, sản xuất gạch xây dựng, may mặc, xay sát, thủ
công mỹ nghệ…
Đểđẩy nhanh tiến độ phát triển công nghiệp, huyện đã tiến hành quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp như: Khu công nghiệp
Điềm Thụy quy mô 350 ha đã được duyệt và đã đầu tư xây dựng với diện tích 170,00 ha do công ty cổ phần APEC thực hiện, công ty liên doanh kim loại mầu
Việt Bắc xây dựng xong đã đi vào sản xuất, cụm công nghiệp Điềm Thụy 52 ha,
điểm công nghiệp Kha Sơn là công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG đã được xây dựng và đưa vào sản xuất; tổ hợp khu đô thị, công nghiệp, nông nghiêp và dịch vụ Yên Bình đã được phê duỵêt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 đến năm 2030 quy mô khoảng 8.000 ha; thuộc hai huyện Phú Bình và Phổ Yên, khu công nghiệp công nghệ cao APEC...
Công tác thu hút đầu tư đạt kết quả tích cực, tổng nguồn vốn huy động thực hiện cả giai đoạn đạt trên 9.572 tỷđồng, (nguồn vốn huy động đầu tư từ ngân sách nhà nước 606,1 tỷđồng, nhân dân đối ứng đạt trên 132 tỷđồng, vốn đầu tư từ các tổ
chức, doanh nghiệp đạt 7,265 tỷ đồng, vốn cho vay từ các tổ chức tín dụng trên 1,569 tỷ đồng). Đặc biệt đã thu hút đầu tư xây dựng nhà máy may TNG, công ty may Thành Hưng, nhà máy may TDT, thu hút 30 dự án FDI vào khu công nghiệp
Điềm Thụy với tổng số vốn cam kết trên 6,000 tỷđồng, thu hút dự án trung tâm văn hóa huyện, cầu treo Hà Châu... và nhiều công trình quan trọng khác.
c) Khu vực kinh tế dịch vụ
Trong những năm gần đây nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường phát triển mạnh đã tác động đến sản xuất và tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện phát triển mạnh.
- Ngành thương mại:
Hệ thống chợ trên địa bàn huyện đứng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nhân dân trên địa bàn và khu vực phụ
cận, hiện tại hệ thống chợ cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật còn nghèo, số lượng còn thiếu. Trên địa bàn huyện đến nay mới chỉ có 1 chợ trung tâm huyện đạt tiêu chuẩn loại 3, được họp tất cả các ngày trong năm và 12 chợ ở các xã với diện tích trung bình 4.500 m2/chợ, được họp theo phiên, ngoài ra còn một số chợ tạm, chợ cóc, còn 8 xã chưa có chợ. Tới đây huyện quy hoạch, nâng cấp các chợ của các địa phương tạo diều kiện để người dân giao lưu hàng hoá nông sản, tạo cơ sở phát triển nền kinh tế thị trường, thuận tiện mua bán, kích thích hàng hoá phát triển.
Trong những năm qua nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường phát triển mạnh đã tác động đến sản xuất và tiêu dùng, đã kéo theo hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện phát triển khá, tổng giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ
tăng trưởng dần song nhìn chung hệ thống thương mại, dịch vụ vẫn cò mang tính nhỏ lẻ, tự phát chiếm đại đa số, cơ sở hạ tầng còn yếu do đó việc giao lưu trao đổi hàng hóa trong và ngoài khu vực còn nhiều hạn chế.
Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển đa dạng, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Dịch vụ vận tải, viễn thông phát triển mạnh; tỷ
lệ người dân được sử dụng điện thoại, internet tăng nhanh; hiện tại bình quân đạt 36,33 thuê bao điện thoại/100 người dân, 1,42 thuê bao internet/100 người dân.Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2019 dựước đạt trên 999 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2015. Thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2015 đạt 75,240 tỷđồng, tăng 150% so với đầu nhiệm kỳ, tăng bình quân 20,1%, vượt 0,1% so với mục tiêu.
3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
- Dân số: Dân số trung bình năm 2019 là 144.940 người; mật độ dân số 575 người/km2. Tỷ lệ phát triển dân số trung bình toàn huyện dao động thấp ở mức 1,0% - 1,02%. Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn huyện đã được quan tâm đúng mức, công tác tuyên truyền pháp lệnh dân số, thực hiện kế hoạch hoá gia đình được các cấp, các ngành tăng cường chỉ đạo. Tuy nhân tình trạng sinh con thứ 3 có chiều hướng gia tăng.
- Lao động: Toàn huyện có trên 80.000 người trong độ tuổi lao động, có khả
năng lao động, tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động chiếm 23%. Số
lao động được giải quyết việc làm mới hàng năm tăng, tỷ lệ lao động trong độ tuổi chưa có việc làm ở khu vực thành thị chiếm 3,8%, tỷ lệ thời gian sử dụng lao động của lực lượng lao động trong độ tuổi ở nông thôn là 85,6%.
- Việc Làm: Số người có việc làm mới hàng năm là 2.300 người (trong đó lao động xuất khẩu là 100 người), Lao động được đào tạo mới trong năm là 3000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động là 25%. Lực lượng lao
xuyên dẫn tới một bộ phận không nhỏ trong nhân dân đời sống còn khó khăn. Trong sản xuất nông nghiệp mang rõ tính thời vụ, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chưa ổn định, quy mô còn hạn chế, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động chưa cao, thu nhập hạn chế.
Thu Nhập: Thu nhập bình quân đầu người năm 201 - 2019 là 6,8 triệu/người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 16,48%.
3.2. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Bình, tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Tình hình thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước vềđất đai của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
3.2.1.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó
Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013 và có hiệu lực kể từ 01/7/2014. Đây là đạo luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhân dân. Để
các quy định đổi mới của Luật sớm đi vào cuộc sống. Thực hiện Chỉ thị số 01/CT- TTg ngày 22/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất
đai, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 18/4/2014 và Kế hoạch số
46/KH-UBND ngày 12/6/2014 về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 trên địa bàn huyện Phú Bình. Đồng thời nhanh chóng triển khai thực hiện các nhiệm vụ, sớm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm sao cho phù hợp với những quy
định mới của Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013. Cụ thể như: Xây dựng đề án thành lập Văn phòng
Đăng ký Đất đai một cấp và Tổ chức phát triển quỹđất; xây dựng bảng giá đất: rà soát, điều chỉnh bảng giá đất sát với giá thị trường và triển khai xác định giá đất cụ
thể theo quy định của Luật; thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cũng như công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cưđảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng theo kế hoạch và đúng quy định pháp luật. Sở sẽ hoàn thiện chi tiết các quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa, trình tự thu hồi đất, giao
thi hành quyết định giải quyết…, một số văn bản UBND tỉnh đã ban hành những văn bản, như:
- Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 22/08/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 08/09/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về hạn mức giao đất; Hạn mức công nhận quyền