3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai trên địabàn huyện Phú Bình,tỉnh Thái Nguyên
Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện huyện Phú Bình năm 2019 được thể hiện chi tiết qua bảng 3.2, cụ thể như sau:
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Bình năm 2019 STT LOẠI ĐẤT hiKý ệu Diện tích (ha) C(%) ơ cấu hành chính Tổng diện tích đất của đơn vị 24.139,00 100,00 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 20.057,59 83,09 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 13.919,36 57,66 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 9.351,04 38,74 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 7.276,34 30,14 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.074,70 8,59 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.568,33 18,93 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 5.562,08 23,04 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 5.562,08 23,04 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 513,57 2,13 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 62,58 0,26
2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 4.079,00 16,90
2.1 Đất ở OCT 1.111,65 4,61
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.045,59 4,33 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 66,06 0,27 2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.096,09 8,68 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 12,70 0,05 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 140,88 0,58
2.2.3 Đất an ninh CAN 1,11 0,00
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 151,38 0,63 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh PNN CSK 155,97 0,65 2.2.6 cĐấộng t sử dụng vào mục đích công CCC 1.634,06 6,77 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 32,56 0,13 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 26,65 0,11 2.5 Đấlễ, nhà ht nghĩỏa trang, ngha táng ĩa địa, nhà tang NTD 104,08 0,43 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 594,31 2,46 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 113,12 0,47 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,54 0,00
3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 2,41 0,01
3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 2,41 0,01
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Bình, 2019)
Bình năm 2019 là 24.139,00 ha. Trong đó đất nông nghiệp có diện tích là 20.057,59 ha, chiếm 83,09 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Mặc dù tổng diện tích đất tự nhiên của huyện khá lớn nhưng Phú Bình là 1 huyện miền núi nên diện tích đất phi nông nghiệp của huyện còn rất ít, chỉ có 4,079,00 ha, chiếm 16,90 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Diện tích đất chưa sử dụng là 2,41 ha, chiếm 0,01 % tổng diện tích đất tự nhiên.
Trong thời gian tới chính quyền địa phương huyện Phú Bình nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung cần đưa ra các biện pháp để đưa phần diện tích đất chưa sử
dụng còn lại của huyện vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp trong các năm tiếp theo.
Hình 3.1 thể hiện cơ cấu sử dụng các nhóm đất chính trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên năm 2019.
Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
3.3. Thực trạng và kết quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất
đai huyện Phú Bình
3.3.1. Thực trạng động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Tổ chức bộ máy hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng kýđất đai huyện Phú Bình được thể hiện qua sơđồ sau:
Sơđồ 3.1: Tổ chức bộ máy hoạt động của Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Phú Bình
Hiện tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện phú Bình, tỉnh Thái Nguyên có 15 cán bộ, nhân viên, hợp đồng lao động, số lượng cụ thể như sau:
- Giám đốc CN: 1 - Bộ phận tổng hợp: 3
- Bộ phận đăng ký, cấp GCN: 5 - Bộ phận: Kỹ thuật địa chính: 5 - Bộ phận lưu trữ: 1
Tính đến năm 2019 đội ngũ cán bộ nhân viên, hợp đồng lao động đang công tác tại Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Phú Bình đã có 3 cán bộđạt trình độ thạc sĩ, 12 cán bộđạt trình độđại học.
3.3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Phú Bình
a. Chức năng của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Theo quy định của pháp luật hiện hành, CN.VPĐK đất đai là đơn vị sự
nghiệp công trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký
đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp
Giám Đốc
CN. Văn phòng đăng ký đất đai
Bộ phận: Tổng hợp Bộ phận: Đăng ký - Cấp GCN Bộphận: Kỹ thuật địa chính Bộ phận: Thông tin - Lưu trữ
thông ti đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu, thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
Tại Điều 2 Thông tư liên tịch Số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 4/4/2015 đã quy định chức năng và quyền hạn của văn phòng đăng ký đất đai, cụ
thể như sau:
1. Thực hiện việc đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Thực hiện việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).
3. Thực hiện việc đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4. Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận, quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
5. Cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất; chỉnh lý bản đồđịa chính; trích lục bản đồ địa chính.
7. Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
8. Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
9. Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.
12. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng
đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện chếđộ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.
c. Cơ chế hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Phú Bình
Tại Điều 4 Thông tư liên tịch Số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 4/4/2015 đã quy định Cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai như sau:
1. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự
nghiệp công lập.
2. Nguồn kinh phí của Văn phòng đăng ký đất đai a) Kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo, gồm:
- Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của Văn phòng đăng ký đất đai (sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp) theo quy định hiện hành;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, nhiệm vụđột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Kinh phí khác.
b) Nguồn thu sự nghiệp, gồm:
- Phần tiền thu phí, lệ phí được để lại cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước;
- Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị;
- Thu khác (nếu có). c) Nội dung chi, gồm:
- Chi thường xuyên, gồm: chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí, lệ phí của đơn vị, gồm: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,
kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cốđịnh và các khoản chi khác theo chếđộ quy định;
- Chi hoạt động dịch vụ, gồm: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; nguyên, nhiên, vật liệu; khấu hao tài sản cốđịnh; sửa chữa tài sản cốđịnh; chi các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; các khoản chi khác (nếu có);
- Chi không thường xuyên, gồm:
+ Chi thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. Đối với nhiệm vụ có định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá được cấp có thẩm quyền ban hành thực hiện theo đơn giá
đã được quy định và khối lượng thực tế thực hiện. Đối với nhiệm vụ chưa có định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá dự toán, thực hiện theo chếđộ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Chi khác.
3.3.2. Kết quả hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
3.3.2.1. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2016 - 2019 3.3.2.1.1. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2016 - 2019
Giai đoạn 2016 – 2019 trên địa bàn huyện Phú Bình đã có 1.306 trường hợp
đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất lần đầu, với tổng diện tích đăng ký là 1.463.142,32 m2. Trong đó năm 2018 là năm có số lượng hồ sơ đăng ký nhiều nhất, với 442 hồ sơ, chiếm 38,84% tổng số hồ sơ đăng ký. Năm 2017 đứng thứ hai trong giai đoạn, với 393 hồ
2016, chiếm 18,84 % tổng số hồ sơ đăng ký. Năm 2019 là năm có số lượng hò sơ đăng ký ít nhất, với 225 hồ sơ, chiếm 17,23 % tổng số hồ sơ đăng ký. Kết quả chi tiết được thể hiện qua bảng 3.3:
Bảng 3.3 : Kết quả cấp GCN QSD, QSH nhà ở và tài sản gắn liền với đất lần đầu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2019
STT Năm
Trường hợp đăng ký Trường hợp đã cấp Trường hợp tồn
đọng Hồ sơ Diện tích (m2) Hồ sơ Diện tích (m2) Hồ sơ Diện tích (m2) 1 2016 246 282.100,03 168 192.700,03 78 89.400,00 2 2017 393 450.812,35 333 382.012,04 60 68.800,31 3 2018 442 485.321,42 415 455.721,14 27 29.600,28 4 2019 225 244.908,52 216 235.108,17 9 9.800,35 Tổng 1.306 1.463.142,32 1.132 1.265.541,38 174 197.600,94
(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Phú Bình)
Trong 1.306 hồ sơ đăng ký xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2016–2019, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã tiến hành thẩm tra hồ sơ theo quy định của pháp luật, đã có 1.132 hồ
sơ được xét duyệt đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, chiếm 86,68 % tổng số hồ sơ đăng ký, với diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận là 1.265.541,38 m2, chiếm 86,49 % tổng diện tích đất đăng ký. Trong đó năm 2018 là năm có số lượng hồ sơ được cấp giấy chứng nhận nhiều nhât trong giai đoạn nghiên cứu, với 415 hồ sơ, chiếm 36,66 % tổng số hồ sơ được cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên nếu xét về tỷ lệ
hồ sơ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng với số lượng hồ sơ đăng ký trong năm thì năm 2018 chỉ đứng thứ 2, với tỷ lệ hồ sơ được cấp giấy chứng nhận chiếm 93,89 % tổng số hồ sơ đăng ký trong năm 2018. Năm 2019 có 216 hồ sơ được xét duyệt cấp giấy chứn nhận, chiếm 19,08 % tổng số hồ sơ được cấp giấy chứng nhận,
đứng thứ 3 trong giai đoạn nghiên cứu. Nhưng năm 2019 lại là năm có tỷ lệ hồ sơ được cấp giấy chứng nhận nhiều nhất trong bốn năm nghiên cứu, với tỷ lệ giấy chứng nhận được cấp là 96,00 % tổng số hồ sơ đăng ký trong năm. Năm 2016 có
168 hồ sơ đã được cấp giấy chứng nhận, chiếm 14,48 % tổng số trường hợp được cấp giấy chứng nhận lần đầu. Năm 2017 có 333 hồ sơ được xét duyệt đủ điều kiện câp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, chiếm 29,42 % tổng số trường hợp được cấp giấy chứng nhận, đây cũng là năm có số trường hợp được cấp giấy chứng nhận nhiêu thứ hai trong giai đoạn nghiên cứu của đề tài.
Bên cạnh các hồ sơ đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xét duyệt và hoàn thiện các thủ tục để cấp giấy chứng nhận theo yêu cầu của các chủ sử
dụng đất thì trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2016 – 2019 vẫn còn 174 hồ sơ
vẫn còn tồn đọng, chưa được giải quyết, chiếm 13,32 % tổng số hồ sơ đăng ký. Diện tích đất còn chưa được cấp giấy chứng nhận là 197.600,948 m2, chiếm 13,51 % tổng diện tích đăng ký.
Trong đó năm 2019 là năm còn tồn đọng ít hồ sơ nhất, với 9 hồ sơ, chiếm 5,17 % tổng số hồ sơ tồn đọng. Năm 2018 còn 27 hồ sơ chưa được giải quyết, chiếm 15,52 % tổng số hồ sơ chưa được giải quyết, 60 hồ sơ chưa được cấp giấy chứng nhận là số lượng của năm 2017, chiếm 34,48 % tổng số hồ sơ tồn đọng và nhiều nhất là năm 2016 còn 78 hồ sơ, chiếm 44,83 % tổng số hồ sơ chưa được giải quyết.
Hình 3.3: Biểu đồ so sánh số lượng hồ sơđăng ký và hồ sơ đã cấp GCN QSD đất, QSH nhà ở và tài sản gắn liền với đất lần đầu
3.3.2.1.2. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do biến động trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2016 – 2019
Bên cạnh công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu thì công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận do biến động cũng được chính quyền địa phương và cơ quan chức năng thực hiện sát sao, kịp thời để đảm bản cập nhật thông tin về quyền sử dụng đất kịp thời, đảm bảo cho công tác quản lý Nhà nước vềđất đai được sát sao và chính xác.
Đồng thời giúp bảo vệ quyền lợi của các chủ sử dụng đất chủ sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Kết quả công tác cấp GCN QSD, QSH nhà ở và tài sản gắn liền với đất do biến động trên địa bàn huyện Phú Bình,tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2019
được thể hiên chi tiết trong bảng 3.4:
Bảng 3.4 : Kết quả cấp GCN QSD, QSH nhà ở và tài sản gắn liền với đất do biến động trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên