3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.3. Mô hình đăngký đất đai tại Australia
Cơ quan đăng ký đất đai là tổ chức dịch vụ công, thực hiện tất cả các công việc của thủ tục đăng ký đất đai và bất động sản (kể cả việc ký cấp Giấy chứng
nhận); thực hiện quản lý, cập nhật dữ liệu đất đai; lưu trữ toàn bộ hệ thống hồ sơ đăng ký đất đai; thực hiện thu các khoản phí, lệ phí liên quan đến thủ tục đăng ký, kể cả lệ phí trước bạ.
Cơ quan đăng ký đất đai được thành lập theo 1 cấp (ở cấp Bang) và có các chi nhánh trực thuộc.
Giám đốc cơ quan đăng ký có thẩm quyền ký cấp Giấy chứng nhận cho mọi tổ chức và cá nhân.
Tổng số nhân viên có 900 người, trong đó: tại Văn phòng chính có khoảng 500 người, tại chi nhánh có 200 người, ngoài ra còn có khoảng 300 người ở rải rác trên toàn Bang. Cơ cấu nhân viên chủ yếu thuộc lĩnh vực đăng ký 350 người, lĩnh vực đo
đạc khoảng 250 người, lĩnh vực định giá 100 người.
Kinh phí cho toàn bộ hoạt động của LPI đều dựa trên các nguồn thu từ hoạt
động dịch vụ của cơ quan (gồm các khoản phí đăng ký và phí cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai); hàng năm LPI thu được khoảng 200 - 250 triệu USD, trong đó thu từ cung cấp thông tin khoảng 30 triệu/năm. Lợi nhuận nộp ngân sách khoảng 30 triệu/năm, chưa kể thuế; còn lại LPI được quyền sử dụng. Tuy nhiên, toàn bộ kinh phí thu được đều phải nộp kho bạc và được phân bổ lại theo kế hoạch hoạt động hàng năm của LPI. Cơ quan đăng ký có 6 bộ phận gồm: + Bộ phận chính sách và hành chính; + Bộ phận dịch vụ bản đồ và giấy chứng nhận; + Bộ phận dịch vụđăng ký, cấp Giấy chứng nhận; + Bộ phận dịch vụ khách hàng; + Dự án chuyển đổi Giấy chứng nhận: thực hiện dịch vụ cấp đổi các Giấy chứng nhận cũ sang loại giấy chứng nhận mới; + Dự án đăng ký điện tử: thực hiện các giao dịch bằng điện tử;
Việc đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận lần đầu ở các bang thuộc Australia đều đã hoàn thành; hoạt động đăng ký đất đai hiện nay chủ yếu là đăng ký các giao dịch về chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp bất động sản và chia tách thửa đất
để tạo thành bất động sản mới. Mức độ thực hiện đăng ký các giao dịch vềđất đai hàng năm tại mỗi cơ quan đăng ký (mỗi bang) là rất lớn.
Hệ thống đăng ký đăng ký tại Sydney cũng như trên toàn lãnh thổ Australia thực hiện theo hệ thống Torren với đặc trưng chủ yếu là cấp Giấy chứng nhận (Certificate of title) cho từng thửa đất mà không lập sổđịa chính nhưở Việt Nam.
Hồ sơđịa chính được lưu trữ chỉ bao gồm bản đồ hoặc bản trích đo thửa đất, Giấy chứng nhận (bản lưu) và tờ đăng ký đất (dùng cho chủ đất kê khai và nhân viên đăng ký ghi kết quả kiểm tra hồ sơ; có15 loại mẫu khác nhau cho mỗi loại thủ
tục; trường hợp chuyển nhượng không phải nộp hợp đồng).
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của Bang New South Wales được thực hiện từ năm 1983 và đã hoàn thành từ hàng chục năm nay. Việc đăng ký giao dịch
điện tửđã được thực hiện từ năm 2011.
Thông tin đất đai được cung cấp cho mọi tổ chức, cá nhân có yêu cầu mà không giới hạn; nhưng người được cung cấp phải trả phí, kể cả các cơ quan của Chính phủ và chính quyền địa phương;
Việc đăng ký đất đai tại các Bang của Australia thường không do chủ sở hữu
đất trực tiếp thực hiện mà do luật sưđại diện cho chủ sở hữu đất thực hiện (Quách Văn Chiến, 2010).