PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa b (Trang 29)

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Phương pháp chọn điểm

Huyện Vĩnh Linh có 03 xã miền núi, vùng cao thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu

số, đó là xã Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê; 03 xã này có 771 hộ đồng bào DTTS. Chọn hai xã Vĩnh Ô và xã Vĩnh Hà là nơi thực hiện đề tài nghiên cứu.

Xã Vĩnh Hà đã hoàn thiện công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc

thiểu số tại địa phương vào năm 2014 kéo dài đến 2016 nhằm cho người dân ở đây định canh, định cư ổn định sản xuất.

Xã Vĩnh Ô hiện tại đang thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số quản lý và sử dụng từ đầu năm 2018 đến nay, dự kiến hoàn thành 3/2019.

2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:

Các số liệu thứ cấp và sơ cấp liên quan đến nội dung nghiên cứu sẽ được thu

thập, điều tra trong quá trình thực hiện đề tài.

2.4.2.1.Phương pháp thu thp s liu th cp

Để phục vụ cho các nội dung nghiên cứu, tiến hành thu thập các số liệu, tài liệu

và các thông tin liên quan tại các cơ quan chuyên môn thuộc huyện Vĩnh Linh:

- Thu thập số liệu thứ cấp đã công bố từ cấp huyện và xã thông qua các báo cáo

điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội.

- Tài liệu từ các niên giám thống kê, báo cáo tình hình sử dụng đất, tình hình sản

xuất nông nghiệp, báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và định hướng đến 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,… các đơn vị hành chính gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban dân tộc Tỉnh, Văn phòng

HĐND & UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường,Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thônhuyện, Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Vĩnh Linh, Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện…

2.4.2.2. Phương pháp thu thp s liu sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như

phỏng vấn bằng bảng hỏi và khảo sát thực địa.

- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Nghiên cứu tiến hành thu thập thông

tin có chọn lọc từ các đối tượng khác nhau để phục vụ thực hiện các nội dung nghiên cứu.Các đối tượng được phỏng vấn cán bộ quản lý cấp xã, huyện và nông dân. Số lượng phiếu phỏng vấn cho mỗi nhóm đối tượng sẽ được tính toán dựa vào đặc điểm

của địa bàn nghiên cứu.

+ Phỏng vấn hộ gia đình theo diện tích đấtđược giao để làm cơ sở cho việc đánh

giá. Dựa vào diện tích đất giao cho mỗi hộ gia đình, tiến hành phân loại theo 2 nhóm hộ như sau:

Nhóm I: 0,5 ha - 1,9ha; Nhóm II: 2 ha - 2,5ha;

Mỗi xãthu thập 35 phiếu điều tra, tổng số phiếu thu thập phục vụ điều tra số liệu

của 2 xã gồm 70 phiếu. Vì dự án tại xã Vĩnh Hà chỉ thực hiện trên 51 hộ, xã Vĩnh Ô là 243 hộ, thực hiện trên 8 thôn, bản.

+ Phỏng vấn cán bộ thực hiện dự án về những vướng mắc trong quá trình lập phương án giao đất, giao rừng. Từ đó đưa ra hướng giải quyết cho các khó khăn và tồn

tại của việc thực hiện công tác.

- Phương pháp khảo sát thực địa về các thôn đã được giao đất giao rừng, các thôn chưa được giao đất, giao rừng. Từ đó đưa ra đánh giá về các chỉ tiêu đời sống, kinh tế,

xã hội.

2.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Dựa trên những số liệu, tài liệu thu thập được tiến hành tính toán, xử lý số liệu

bằng phần mềm excel để cho ra các kết quả từ đó đưa ra các kết luận về việc giao đất,

CHƯƠNG 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vtrí địa lý

Huyện Vĩnh Linh nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Trị.

Toạ độ: Địa lý ở vào khoảng 16o53’ đến 17o10’ vĩ độ Bắc.

Từ 106o42’ đến 107o 07’ kinh độ Đông.

Giới hạn ranh giới hành chính.

Phía Bắc giáp huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Phía Tây giáp huyện Hướng Hoá.

Phía Nam giáp huyện Gio Linh. Phía Đông giáp BiểnĐông.

Tổng diện tích tự nhiên: 61.915,81 ha.

Vị trí trên Quốc lộ 1A cách Hà Nội 552 Km về phía Nam và cách Đông Hà 30

Km về phía Bắc.

3.1.1.2. Địa hình, địa mo

Địa hình Vĩnh Linh có hình lòng máng dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam. Từđiểm cực Tây là Động Châu, cao 1.250m với những dãy núi kế tiếp lô nhô đến trung và hạ lưu sông Sa Lung bằng phẳng và thấp trũng, nhô cao phía Đông bằng các thoải của Macma Bazan và cồn cát trắng. Vùng trung và hạ lưu sông Sa Lung thấp trũng nên

thường bị lũ lụt những năm có mưa nhiều do nước từthượng nguồn sông Sa Lung và sông Bến Hải đổ về do không thoát lũ kịp và bị ngập mặn vào những năm hạn hán.

3.1.1.3. Khí hu

- Từ tháng 9 đến tháng 3 là mùa mưa và lạnh, lượng mưa từ 1.200mm đến

4.000mm, biên độ từ 8oC đến 30oC, vận tốc gió bình quân từ6.5 đến 7.8m/s. Khi có trung tâm bão lớn đi qua có thểlên đến 42 m/s .

- Từ tháng 4 đến tháng 8 là mùa khô và nóng, tổng lượng mưa từ 200 đến 700 mm, nhiệt độ từ 18ođến 39oc, vận tốc gió từ6 đến 8m/s.

- Nhiệt độ trung bình năm là 24.9oc lượng mưa 2.608mm độ ẩm 80.8%. Đặc

trưng nổi bật là tính thất thường, tính khác biệt đối nghịch nhau giữa 2 mùa.

- Vĩnh Linh những năm gần đây chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và các cơn

bảo khá nhiều; theo số liệu thống kê, tính trung bình mỗi năm có từ 1 - 3 cơn ảnh

hưởng đến huyện. Tác hại chủ yếu của bão là gây gió mạnh, mưa lớn, lũ lụt… gây thiệt hại về nhà cửa, cây, hoa màu của nhân dân nhất là các khu vực có trồng cao su, hồ tiêu ở vùng Đông và Tây Vĩnh Linh cũng như gây ngập lụt khu vực đồng bằng

Lâm, Sơn, Thủy.

- Địa hình Vĩnh Linh dốc từ Tây xuống Đông, nằm trong lưu vực sông Bến Hải có chiều dài 59 km, do các con sông ngắn, lưu vực hẹp, tốc độ chảy lớn nên khi có

mưa lớn ở thượng nguồn, hay mưa trên diện rộng thường gây ra lũ, lụt nhiều vùng, gây sạt lở và bồi lấp diện tích canh tác nông nghiệp. Bờ biển dài và gấp khúc nên thường bị xói lở ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường. Những năm qua Vĩnh Linh đã tăng cường công tác bảo vệ rừng, trồng rừng và tái sinh rừng đầu nguồn để hạn chế lũ lụt và xói lở.

- Hạn hán: Do ảnh hưởng của El nino và hiện tượng trái đất nóng lên, cũng như

các vùng, miền khác của cảnước, Vĩnh Linh cũng chịu ảnh hưởng và có những năm

hạn hán nghiêm trọng đã xảy ra, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, bên cạnh đó nằm trong vùng bị ảnh hưởng của của gió mùa Tây Nam, số ngày khô

nóng thường kéo dài từ 45 - 50 ngày, nhiệt độ tối cao tuyệt đối lớn hơn 35oc, độ ẩm không khí thấp tuyệt đối nhỏhơn 65%. Để hạn chế tác hại của hạn hán, Vĩnh Linh đã

đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho 2 thị trấn, hệ thống thuỷ lợi, trồng rừng tăng độ che phủ rừng, trồng cây xanh.

3.1.1.4. Thủy văn

Sông Bến Hải nằm ở phía nam huyện là ranh giới giữa huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh, sông bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn đổ ra biển tại Cửa Tùng có diện tích lưu vực 963 km2.

Sông Sa Lung là một nhánh cấp 1 của sông Bến Hải chảy qua trung tâm huyện, chia diện tích đất canh tác của huyện ra làm 2 vùng: Bắc và Nam sông Sa Lung, độ

dốc các sông này tương đối nhỏ. Diện tích lưu vực tính đến cửa ra Hiền Lương là

362,8 km2, dòng chảy phân bổ không đều, nước tập trung vào các tháng 10, 11, 12 và gây ra lũ, mùa khô dòng chảy kiệt thường, xuất hiện vào các tháng 7,8 hàng năm.

3.1.1.5. Các ngun tài nguyên

Tài nguyên đất

Vĩnh Linh nằm trên nền địa chất có đủ3 nhóm đá chính (Mắc ma, Mắc ma biến chất và trầm tích), qua quá trình phong hoá và bồi tụ đã hình thành nhiều loại đất với tính chất và tiềm năng khác nhau:

-Đất đỏ vàng trên đất sét và đá biến chất với tổng diện tích 27.839ha, phần lớn nằm trong vùng núi từđường HồChí Minh đến hết địa giới phía Tây gồm các xã Vĩnh

Ô, Vĩnh Hà và một phần xã Vĩnh Khê. Đây là vùng địa hình đồi núi, độ cao tuyệt đối trung bình 500m, độ dốc từ cấp IV đến cấp V, độ chia cắt ngang từ 1,2 - 1,5km, chia cắt sâu từ 150-200m.

-Đất vàng nhạt trên đá cát với tổng diện tích 9.666 ha xen lẫn với 2.920 ha đất phong hoá trên phù sa cổ. Phần đất này phân bố tập trung từđường sắt đến đường Hồ

Chí Minh nhánh Đông lan rộng lên phía Bắc Nông trường Quyết Thắng và một phần phía Tây xã Vĩnh Chấp. Địa hình ởđây là đồi bát úp và lượn sóng thoải, độ cao tuyệt

đối trung bình từ50 đến 100m, độ dốc cấp III cấp IV, chia cắt sâu từ 30-50m.

-Đất phù sa không được bồi hàng năm và phù sa Glây với tổng diện tích 3.310 ha phân bố tập trung ở đồng bằng Lâm - Sơn - Thủy - Long - Nam - Hoà - Thành -

Giang, đây là loại đất được thuần với cây lúa từlâu đời. Với hệ thống thuỷnông đang

từng bước được hoàn thiện, việc tổ chức sản xuất được cũng cố, định hướng cho vùng

đã rõ ràng và ổn định.

-Đất nâu đỏ trên đá Bazan với tổng diện tích 5.300 ha tập trung ở vùng Đông

Vĩnh Linh gồm các xã: Vĩnh Trung, Vĩnh Nam, Vĩnh Tú, Vĩnh Hiền, Vĩnh Hòa, Vĩnh

Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Kim..

-Đất cồn cát trắng vàng và cát biển với tổng diện tích 6.470 ha tập trung ở các xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Tú, Vĩnh Thái.

Tài nguyên nước

Hệ thống hồ chứa nước với dung tích khoảng 75 triệu m3, những năm bình

thường lượng mưa trên 2.700mm, đáp ứng đủ cho sản xuất nông nghiệp bằng hệ thống tự chảy. Theo các tài liệu điều tra và có các nguồn nước sau:

- Nguồn nước ngọt Sa Lung sông Bến Hải, chỉ tính ở 2 nguồn chính là Rào

Quang và Rào Trường từ tháng 1 đến tháng 5 lưu lượng nước ở đây là 1.500 lít/giây. Đây là nguồn nước mặt lớn và ổn định.

- Nguồn nước mặt ở các hồ tựnhiên như ở Thuỷ Tú, Thuỷ Trung, Ô Sầm... chưa kể

nguồn thuỷ sinh bổ sung, dung tích tĩnh ở các hồ cộng lại đã có khoảng 8 triệu m3 nước. - Nguồn nước ngầm mạch nông là toàn bộ các mội, mạch tự nhiên, giếng khơi,

giếng khoan sâu khoảng 50m. Đây là nguồn nước dồi dào, phân bổ đều khắp trong huyện, phần lớn đáp ứng tiêu chuẩn nước hợp vệ sinh phục vụ cho sinh hoạt nhưng có nhược điểm rõ nét là lưu lượng biến động theo nguồn nước mặt và thảm thực vật trên mặt đất.

- Nguồn nước ngầm mạch sâu: Theo báo cáo kỹ thuật của công ty khai thác nước ngầm đã khảo sát trong vùng từđường HồChí Minh nhánh đông đến bờ biển đều có tầng nước ngầm kỷ thứ tư ở độ sâu từ 30 - 40km. Nguồn nước này có tính chất ổn

định, chất lượng tốt và không chịu các hưởng ngoại sinh.

Tài nguyên rừng

Thảm thực vật trên địa bàn huyện có 33.533,56 ha, tập trung ở vùng Tây Vĩnh

Linh và dải ven biển, chiếm 54% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đây là nổ lực nhiều

năm của chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi

trường, chống lũ lụt, hạn hán và nâng cao điều kiện sống cho nhân dân. Bên cạnh đó,

việc khai thác, nuôi trồng tài nguyên lâm sản khác ngoài gỗđược chú trọng.

Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện có những loại khoáng sản sau:

Vàng sa khoáng tại các xã Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, Titan ở vùng ven biển như Vĩnh Thái,

Vĩnh Tú, Vĩnh Kim, đá Granit ở Vĩnh Chấp, sét ở Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiền, Vĩnh Thành.

Tài nguyên biển

Vĩnh Linh có bờ biển dài khoảng 25 km, tài nguyên biển khá phong phú, theo

điều tra của Viện kinh tế và Quy hoạch Bộ Thuỷ sản có khoảng 900 loài, trong đó có

40 - 50 loài có giá trị kinh tế. Từtháng 6 đến tháng 10 các loài thuỷ hải sản thường tập trung gần bờ, từtháng 11 đến tháng 4 năm sau di chuyển ra vùng sâu nhưng mức độ di

đáy như cá mú, hồng, nhỡ... phân tán nhưng có khảnăng khai thác quanh năm; cá nổi

như cá chim, thu, ngừ thường phân bố rộng, mùa vụ khai thác trong năm từ tháng 3

đến tháng 11. Tôm có 6 họ tôm: He, Hùm, Rồng, Nổ, Gai, Ruốc biển; Tôm Hùm giữ

vai trò lớn về sốlượng và giá trị xuất khẩu. Mực có nhiều loại, nhưng đáng chú ý là có 2 loại mực có giá kinh tế cao là mực ống (Loligo) và mực nang (Sepra).

Tài nguyên nhân văn

Quảng Trị nói chung và Vĩnh Linh nói riêng là vùng đất lịch sử cách mạng nổi tiếng, có truyền thống yêu nước. Trải qua những giai đoạn khốc liệt của các cuộc chiến

tranh, người dân Vĩnh Linh đã đoàn kết, kiên cường đấu tranh bất khuất, kiên trung

vượt qua gian khó; Vĩnh Linh là luỹthép kiên cường, điểm đầu tuyến lửa của Miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Vĩnh Linh đã được Quốc hội và Nhà nước tuyên dương Anh

hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Qua các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã để lại những di tích lịch sử đặc biệt được Nhà nước công nhận, như: Khu vực đôi bờ cầu Hiền Lương, Địa đạo Vịnh Mốc, Bến đò B Tùng Luật, Khe Hó...

Không những anh hùng trong chiến đấu, cần cù sáng tạo trong sản xuất, Vĩnh

Linh còn là mảnh đất có bề dày truyền thống văn hóa rất đáng tự hào. Là quê hương

của nhiều nhà khoa học nổi tiếng, hàng trăm người có học vị tiến sĩ; học hàm giáo sư, phó giáo sư; nhà văn, nhà báo, nghệ nhân, nghệ sỹ có tên tuổi tiêu biểu như giáo sư,

tiến sĩ Trần Đức Vân, nghệ sĩ nhân dân Châu Loan…

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Tổng giá trị sản xuất năm 2014 là 335.600 triệu đồng, năm 2015 là 542.700 triệu

đồng, nhịp độ tăng hàng năm là 10,1%; năm 2018 là 1.111.390 triệu đồng, nhịp độ tăng hàng năm là 15,4%, cụ thểnhư sau:

Bng 3.1.Bảng so sánh giá trị sản xuất các ngành kinh tế từ 2014 -2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2013) 1.795.059 2.233.189 2.173.551 2.262.059 2.460.813 -Nông-Lâm- Thuỷ sản 1.131.994 1.249.204 1.143.416 1.184.918 1.260.865 - Công nghiệp 121.765 138.485 153.375 166.965 170.135 - Thương mại – Dịch vụ 541.300 845.500 876.760 910.176 1.029.813

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018 huyện Vĩnh Linh)

Từ bảng phân tích số liệu trên cho thấy nền kinh tế Vĩnh Linh đã có những bước phát triển nhanh, bền vững, định hướng phát triển kinh tế đã được xác định đúng phương hướng, thể hiện ở nhịp độtăng trưởng kinh tế của nông - lâm - thủy sản, công nghiệp, thương mại dịch vụqua các năm từ 2014 - 2018.

3.1.2.1. Thc trng phát trin các ngành kinh tế huyn Vĩnh Linh

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản (theo giá hiện hành) giai đoạn 2014 - 2018 như sau:

Bng 3.2.Bảng so sánh giá trị khu vực kinh tế nông nghiệp

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 (Tr.đồng) Năm 2015 (Tr.đồng) Năm 2016 (Tr.đồng) Năm 2017 (Tr.đồng) Năm 2018 (Tr.đồng) 1. Nông nghiệp 924.408 1.324.350 1.239.428 1.184.222 1.207.189 - Trồng trọt 661.005 893.377 887.096 767.639 759.311 - Chăn nuôi 232.172 362.378 298.325 359.172 379.343 - Dịch vụ 31.231 68.595 54.007 57.411 68.535 2. Lâm nghiệp 63.015 130.243 96.026 141.400 110.470

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa b (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)