Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa b (Trang 36 - 48)

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Tổng giá trị sản xuất năm 2014 là 335.600 triệu đồng, năm 2015 là 542.700 triệu

đồng, nhịp độ tăng hàng năm là 10,1%; năm 2018 là 1.111.390 triệu đồng, nhịp độ tăng hàng năm là 15,4%, cụ thểnhư sau:

Bng 3.1.Bảng so sánh giá trị sản xuất các ngành kinh tế từ 2014 -2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2013) 1.795.059 2.233.189 2.173.551 2.262.059 2.460.813 -Nông-Lâm- Thuỷ sản 1.131.994 1.249.204 1.143.416 1.184.918 1.260.865 - Công nghiệp 121.765 138.485 153.375 166.965 170.135 - Thương mại – Dịch vụ 541.300 845.500 876.760 910.176 1.029.813

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018 huyện Vĩnh Linh)

Từ bảng phân tích số liệu trên cho thấy nền kinh tế Vĩnh Linh đã có những bước phát triển nhanh, bền vững, định hướng phát triển kinh tế đã được xác định đúng phương hướng, thể hiện ở nhịp độtăng trưởng kinh tế của nông - lâm - thủy sản, công nghiệp, thương mại dịch vụqua các năm từ 2014 - 2018.

3.1.2.1. Thc trng phát trin các ngành kinh tế huyn Vĩnh Linh

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản (theo giá hiện hành) giai đoạn 2014 - 2018 như sau:

Bng 3.2.Bảng so sánh giá trị khu vực kinh tế nông nghiệp

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 (Tr.đồng) Năm 2015 (Tr.đồng) Năm 2016 (Tr.đồng) Năm 2017 (Tr.đồng) Năm 2018 (Tr.đồng) 1. Nông nghiệp 924.408 1.324.350 1.239.428 1.184.222 1.207.189 - Trồng trọt 661.005 893.377 887.096 767.639 759.311 - Chăn nuôi 232.172 362.378 298.325 359.172 379.343 - Dịch vụ 31.231 68.595 54.007 57.411 68.535 2. Lâm nghiệp 63.015 130.243 96.026 141.400 110.470 - Trồng và nuôi rừng 15.837 25.836 22.926 24.651 22.411 - Khai thác rừng và lâm sản 45.033 94.121 68.625 107.817 74.970 - Dịch vụ và lâm nghiệp khác 2.145 10.286 4.295 8.932 13.089 3. Thuỷ sản 144.571 219.688 173.480 262.342 336.555 - Nuôi trồng 89.798 146.900 91.020 169.388 230.537 - Khai thác 54.773 72.788 82.460 92.945 106.018

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018 huyện Vĩnh Linh)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, giá trị sản xuất qua các năm của khu vực kinh tế

nông nghiệp tăng trưởng bền vững. Ngành nông nghiệp

Sản lượng cây công nghiệp như cao su không ổn định với 6.551 tấn năm 2014, 7.505 tấn năm 2015, năm 2016 là 7.415 tấn; năm 2017 là 5.733,8 tấn, năm 2018 là 6.578 tấn, nguyên nhân năm 2017 giảm sản lượng do một số diện tích bị bão làm gảy

đổ, đến năm 2018 sản lượng tăng lên vì một số diện tích trồng mới được đưa vào khai

Cây hồ tiêu là một thế mạnh trong sản xuất hàng hóa của vùng Đông Vĩnh Linh, năm 2014 là 840,8 tấn, tăng trưởng mạnh qua các năm và đến năm 2018 đạt 1.213 tấn tiêu khô, phục vụ cho sinh hoạt và xuất khẩu qua các nước Châu Âu, Châu Á và Mỹ.

Sản lượng cây lương thực có hạt chủ yếu năm 2014 là 31.753,2 tấn và năm 2018 là 34.481,1 tấn; năng suất lúa đạt 45,6 tạ/ha năm 2014 và 49,55 tạ/ha năm 2018; sản

lượng lương thực bình quân đầu người là 374kg/người năm 2014 và năm 2018 là

388,51kg/người.

Bên cạnh đó, một số loại cây lấy bột như sắn, khoai có năng suất, sản lượng tăng đáng kể, sản lượng khoai lang năm 2014 đạt 4.044,30 tấn, năm 2018 là 3.803 tấn; sản

lượng sắn năm 2014 là 17.712,4 tấn, năm 2018 là 24.691 tấn.

Chăn nuôi cũng có bước tăng trưởng tốt qua các năm, đàn trâu bò năm 2018 đạt 4.455 con trâu và 10.315 con bò; đàn lợn đạt 44.879 con. Lượng gia cầm năm 2018 có tổng đàn là 411.000 con.

Ngành lâm nghiệp

Lâm nghiệp là một trong những thế mạnh của vùng Tây Vĩnh Linh, với diện tích chiếm 54 % tổng diện tích tự nhiên. Những năm qua, công tác quản lý và bảo vệ, trồng rừng được quan tâm đặc biệt, sản lượng gỗđược khai thác từ rừng trồng sản xuất tăng ổn

định qua các năm, năm 2014 là 35.010 m3, đến năm 2018 sản lượng gỗ là 63.000 m3. Ngành thuỷ sản

Sản lượng thủy sản tăng qua các năm qua các hình thức nuôi trồng và khai thác tựnhiên.Năm 2018 sản lượng khai thác đạt 2.668 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 2.280 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 là 144,57 tỷ, năm 2018 đạt 336,55 tỷ.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 là 121.76 tỷ, năm 2018 là 230,94 tỷ; sốcơ

sở sản xuất công nghiệp cá thểnăm 2014 là 929 cơ sở, tăng đều qua các năm đến năm

2018 là 993 cơ sở.

Các cơ sở công nghiệp - TTCN phân bố rộng khắp từ miền biển đến miền núi, bám sát nhu cầu tại chỗ của từng địa phương, tuy nhiên sức cạnh tranh từng cơ sởchưa

cao, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, khó cạnh tranh ra thịtrường.

Việc phát triển đa dạng ngành nghề, những ngành nghề mạnh nhất là cơ khí, may

mặc, mộc dân dụng, khai thác vật liệu xây dựng, xay xát lúa, chế biến hải sản, nước

đá...Về công nghệ phổ biến vẫn đang là công nghệ phổ thông, trình độ thấp, về tổ chức sản xuất chủ yếu là hộgia đình.

c. Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ

Trong những năm qua ngành thương mại - dịch vụ phát triển phong phú và đa

dạng, bao gồm: Thương mại thuần tuý, dịch vụ du lịch nghỉ mát, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ngân hàng, tín dụng, tài chính, bưu điện, giao thông vận tải, dịch vụ nông - lâm - ngư nghiệp.

- Các cụm, điểm và trục thương mại dịch vụ hình thành chủ yếu tập trung theo một trục Tây Bắc - Đông Nam từ thị trấn Bến Quan qua thị trấn HồXá đến Cửa Tùng.

Ở đó tập trung 6 chợ rõ nét nhất trong 10 chợ của toàn huyện với đủ các loại hình

thương mại nhà nước, đại lý và tư thương cùng với nhiều ngành nghề dịch vụ phong

phú và đa dạng; ở các vùng khác thương mại và dịch vụ cũng phát triển, làng xã nào cũng có một cụm nhỏ hay một bộ phận dân cư khoảng 5% số hộlàm thương mại dịch vụ, trong đó các cụm thương mại đáng kểnhư: Hương Nam (Vĩnh Kim), Thuỷ Trung (Vĩnh Trung), Thái Lai (Vĩnh Thái), Chợ Đàng (Vĩnh Thành), Tiên An (Vĩnh Sơn), Lâm Đặng (Vĩnh Lâm), Ga Tạm (Vĩnh Thuỷ), Sa Lung (Vĩnh Long), Tứ Chính (Vĩnh Tú), Đông Rú Lịnh (Kim, Hiền, Thạch).

- Riêng mô hình dịch vụ tắm biển, nghỉ mát, du lịch Cửa Tùng - Vịnh Mốc đã thể

hiện những đặc trưng riêng có và tồn tại bền vững nhờ có tiếng vang từ rất sớm và đến nay vẫn giữđược cảnh quan địa lý, môi trường trong sạch và sản vật phong phú nhưng

còn thiếu một cấu trúc dịch vụ khép kín, đầy đủ như hệ thống nước máy, thể thao,

vườn hoa cây cảnh, dịch vụ nghệ thuật, loại hình văn hoá dân gian phi vật thể...Tuy nhiên, khi có kè chắn sóng, chắn cát Cửa Tùng, bãi tắm Cửa Tùng đã bị lấn sâu vào

3.1.2.2. Dân số, lao động và vic làm a. Dân số Bng 3.3.Bảng so sánh dân số từnăm 2014 - 2018 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1. Dân số trung bình Người 84.918 85.303 85.950 86.600 86.984 2. Phân theo giới tính

- Nam " 42.432 42.224 42.648 42.725 42.906 - Nữ " 42.468 43.079 43.302 43.875 44.078 3. Phân theo khu vực

- Thành thị " 21.222 21.240 21.668 21.770 21.785 - Nông thôn " 63.696 64.063 64.282 64.830 65.199 4. Mật độ dân số Ng/Km2 137,15 137,77 139,49 140,54 140,48 5. Tỷ lệ tăng tự nhiên % 0,77 1,09 0,98 0,84 0,82

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2018 huyện Vĩnh Linh)

Biểu số liệu cho thấy, tốc độtăng dân số tựnhiên có xu hướng giảm dần thể hiện việc thực hiện tốt các chính sách, biện pháp kế hoạch hoá dân số; mức chênh lệch nam nữ không đáng kể; cơ cấu theo khu vực thành thị và nông thôn theo tổ chức hành chính, thực chất sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn không rõ nét. Tình hình tăng

giảm cơ học diễn ra ở tốc độcao, đồng thời có sự di chuyển dân số nội huyện, trong đó

một số bộ phận do di dân tự do.

b. Lao động và việc làm

Lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2014 là 36.280 người, chiếm 42,72% dân số;

Năm 2018 là 38.143, chiếm 43,85% dân số.

Tình hình việc làm: Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm giai đoạn 2014 - 2018 là 1.000 - 1.300 người. Trong đó, sốngười lao động có việc làm ổn định là 500 - 600 người.

Chất lượng lao động: Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, đặc biệt số lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ cao. Song cơ cấu lao động theo ngành nghề và thực tế hoạt động trong các ngành nghề còn nhiều sự bất hợp lý.

Mức sống dân cư: Nhờ sự phát triển kinh tế xã hội những năm vừa qua, mức sống dân cư ngày càng được cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm, năm 2014 là 17,3 triệu đồng, đến năm 2018 là 50 triệu đồng/người/năm.

3.1.2.3. Thc trng phát triển đô thịvà các khu dân cư nông thôn

a. Thực trạng phát triển đô thị

Toàn huyện gồm có 03 thị trấn (đô thị loại V), tổng diện tích đô thị là 1.581,67 ha, chiếm 2,56% diện tích tự nhiên toàn huyện và dân số đô thịnăm 2013 có 21.785

người, chiếm 25% tổng dân số toàn huyện.

- Thị trấn Hồ Xá là thị trấn huyện lỵ, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội và cũng là địa bàn xây dựng trụ sở khối cơ quan của huyện. Thị trấn Hồ Xá có 26 khóm với quy mô diện tích 736,78 ha, dân số12.224 người.

- Thị trấn Cửa Tùng là trung tâm của khu vực phía đông huyện, có quy mô diện tích là 490,95 ha, với 11 khóm dân cư, với dân sốlà 5.777 người.

- Thị trấn Bến Quan là trung tâm khu vực phía tây của huyện, có quy mô diện

tích 420,9 ha, có 12 khóm dân cư, với dân sốlà 3.875 người.

Nhìn chung, quá trình hình thành và phát triển các đô thị còn mới và chưa ổn

định (trừ thị trấn Hồ Xá), sự phát triển của đô thị còn chậm và tựphát. Tuy đã có sự cố

gắng đầu tư nhưng hiện tại hệ thống đô thị của huyện còn tồn tại như sau:

- Trong khu vực đô thị, diện tích đất nông lâm nghiệp, đất chưa sử dụng còn nhiều (trong đó đất nông lâm nghiệp chiếm 60,5%; đất chưa sử dụng chiếm 10,06% tổng quỹđất đô thị) và sản xuất nông lâm nghiệp vẫn chiếm phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các đô thị.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện...) còn chắp vá, thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật; kiến trúc không gian dân cư

nhiều khu vực xây dựng chưa đúng quy định làm ảnh hưởng chung đến cảnh quan đô

thị. Trong đó:

+ Mật độ giao thông đô thị thấp, chất lượng chưa đảm bảo, bề mặt nhiều tuyến giao thông nội thị còn hẹp. Tỷ lệđất giao thông/tổng diện tích xây dựng thấp.

+ Hệ thống thoát nước mưa, nước thải tại các đô thị còn thiếu và tập trung khu vực trung tâm, các tuyến đường chính.

- Các cơ sở thương mại - dịch vụ, các công trình văn hoá, công viên văn hóa,

phúc lợi công cộng, đang dần được đầu tư xây dựng.

- Cơ sở kinh tế - kỹ thuật tạo động lực phát triển đô thị còn yếu, chưa tạo ra nguồn thu lớn cho nền kinh tế quốc dân và giải quyết công ăn việc làm cho người dân

đô thị.

b. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển nên các khu dân cư nông thôn ở

huyện được phát triển theo những hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện và mức độ quần tụ dân cư trong từng khu vực với các tụ điểm dân cư truyền thống như

thôn, xóm. Toàn huyện hiện có 19 xã với 4.987,43 ha đất khu dân cư nông thôn với trên 146 cụm dân cư.

Các khu dân cư thường phân bố tập trung theo các trục đường giao thông với đặc

điểm ngành nghề truyền thống là đánh bắt, chế biến hải sản, phát triển dịch vụthương

mại, buôn bán nhỏ và sản xuất nông lâm nghiệp,...Các khu dân cư khác còn lại có xu

hướng phân bố tập trung ở khu vực trung tâm các vùng sản xuất nông nghiệp, nơi có

hệ thống giao thông đi lại thuận tiện và có nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt.

Những năm qua, việc thực hiện các chương trình, dự án như: chương trình 327,

chương trình xoá đói giảm nghèo, dự án xây dựng trung tâm cụm xã... đã gắn việc sắp xếp, ổn định dân cư với đất đai sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng

nông thôn, làm thay đổi dần bộ mặt nông thôn. Đời sống nông thôn, nông dân ngày

càng được cải thiện, diện đói nghèo đang dần thu hẹp.

Huyện đã chủđộng tập trung các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án

để đầu tư hoàn thành mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Ưu tiên sử

dụng nguồn kinh phí đã được UBND tỉnh phân cấp để tập trung xây dựng công trình

cơ sở hạ tầng xây dựng nông thôn mới. Chú trọng phát triển hạ tầng giao thông nông thôn và triển khai sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân thông qua các mô hình phát triển sản xuất hàng hóa với xây dựng nông thôn mới.

3.1.2.4. Thc trng phát trin kinh tế h tng

Thực trạng phát triển giao thông

Hệ thống giao thông huyện Vĩnh Linh phong phú và đa dạng, bao gồm tuyến

đường sắt đi qua huyện dài 18 km với 2 ga Sa Lung và Tiên An; trạm dừng tàu Vĩnh

Thuỷ, đường sông dài 37,4 km từ Cửa Tùng lên thị trấn Bến Quan và hệ thống đường bộ dày đặc, đặc biệt là tuyến đường Hồ Chí Minh phía Tây Nam đi qua thị trấn Bến Quan; Quốc lộ1 đi qua trung tâm huyện. Hệ thống giao thông được quy hoạch tương đối hợp lý và sử dụng hiệu quả cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong đó:

- Hệ thống quốc lộ có 2 tuyến đều theo hướng Bắc Nam: Tuyến Quốc lộ 1 dài 18km, năm 2004 quốc lộ1A đã được nâng cấp đoạn qua thị trấn Hồ Xá với tổng mức

đầu tư giai đoạn đầu: 26 tỷ với quy mô mặt đường 24m, vỉa hè 2 bên tuyến 12m, chiều dài: 3.369m; tuyến đường Hồ Chí Minh dài 18 km được thảm bê tông nhựa; tuyến

đường Hồ Chí Minh nhánh Đông dài 22 km đã thảm nhựa và nắn thẳng.

- Hệ thống tỉnh lộ: Có 4 tuyến đường với tổng chiều dài 80,4 km, toàn bộ mặt

đường nhựa, không có mặt đường cấp phối, gồm: ĐT.571 dài 39,7km, ĐT.572 dài 16km, ĐT.573ab dài 15,1km, ĐT.574 dài 9,6km.

- Hệ thống đường nội thị, đường liên xã, liên thôn dày đặc có tổng chiều dài 725 km. Những năm qua đã được huyện, các xã, các HTX, các đơn vị kinh tế chú trọng

đầu tư và phát động toàn dân làm đường đã có hơn 60 km thảm nhựa, 556 km đường cấp phối và 100 km đường đất. Tổng vốn đầu tư cho hệ thống đường này trong giai

đoạn hơn 40 tỷđồng.

Thực trạng phát triển thuỷ lợi và nước sinh hoạt

+ Thuỷ lợi:

Hệ thống thuỷ lợi trung thuỷnông đã có đập La Ngà với sức chứa 36 triệu m3, Bàu Nhum 6 triệu m3, Bảo Đài 25,5 triệu m3, Sa Lung và 60 hồ chứa nước nhỏ, tổng dung tích toàn bộ 75 triệu m3 cùng với 2 trạm bơm hồi Quy Châu Thị 1.600m3/h, Tiên Lai 800m3/h. Hệ thống kênh mương đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu; kênh chính

dài 33.533 m, đã kiên cố hoá 25.263 m; kênh tiêu gồm 2 trục chính Lâm, Thuỷ và Long, Chấp dài 15.000 m. Như vậy, với năng lực hiện tại trong những năm bình

thường có thểtưới cho 4.000 ha lúa Đông xuân và 2.900 ha lúa Hè thu. Song do chất

lượng lòng hồ, rừng đầu nguồn bị tàn phá, hệ thống kênh mương chưa đạt tiêu chuẩn

và phương pháp tưới tiêu chưa hợp lý nên những năm hạn nặng, hệ thống này chưa đáp ứng đủ nhu cầu tưới trong vụ Hè thu, cần phải đầu tư hoàn thiện trong các năm tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa b (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)