Thuận lợi và khó khăn trong công tác giao đất,giao rừngcho đồng bào dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa b (Trang 81 - 83)

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3.4.3. Thuận lợi và khó khăn trong công tác giao đất,giao rừngcho đồng bào dân

3.4.3.1. Thun li

- Đảng bộ, chính quyền của UBND huyện Vĩnh Linh qua các thời kỳ luôn bám sát chủ trương chính sách của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, quan tâm đến chính sách dân tộc. Đồng thời, cụ thể hoá, vận dụng vào thực tiễn quản lý rừng và đất lâm nghiệp của huyện, sắp xếp hoàn thiện hệ thống tổ

chức quản lý nhà nước vềđất đai. Bên cạnh đó, huy động chính quyền địa phương, các thành phần kinh tế tham gia giúp đỡđồng bào DTTS thay đổi phương thức sản xuất, giới thiệu các loại giống cây nông nghiệp cũng như lâm nghiệp mới nhằm giúp người dân nâng cao thu nhập, canh tác đúng mục đích và giảm nghèo tại chỗ.

- Có sự tham gia tích cực của các thành phần quan trọng trong cộng đồng dân cư

của đồng bào DTTS tạo niềm tin vào chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Kinh phí, ngân sách được hỗ trợ theo nhu cầu của dự án và kịp thời nhằm thúc

đẩy tiến độ của dựán đượcthực hiện nhanh chóng.

- Việc giao đất, giao rừng rất phù hợp với nguyện vọng của ngưòi dân nhất là những người sống gần rừng. Phù hợp với tập tục canh tác của người dân tại làng thôn.

- Nguồn nhân lực lao đọng dồi dào cho nên việc nhận đất, nhận rừng để sản xuất là việc làm rất cần thiết với người dân.

- Nghề rừng là nghề chủ yếu của đồng bào DTTS từxưa đến nay do đó việc nhận

đất rừng để làm không khó gì với họ.

3.4.3.2. Tn ti và khó khăn, vướng mc

- Do xuất phát điểm của vùng DTTS và miền núi thấp, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, chất lượng nguồn nhân lực và mặt bằng dân trí thấp; rất khó khăn trong

việc thu hút đầu tư; thiếu việc làm, đói nghèo, thiên tai, bệnh tật, đang là thách thức lớn. Biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ ảnh hưởng lớn đến vùng đồng bào DTTS sinh sống.

- Nhận thức của một số cán bộ, công chức, chính quyền địa phương còn phiến diện, chưa thật lòng quan tâm đến vùng DTTS và miền núi; sự phối hợp giữa các Bộ,

ngành, địa phương chưa thường xuyên, chặt chẽ. Phân định vùng DTTS, miền núi theo

trình độ phát triển còn bất cập, định mức đầu tư còn thấp, chưa có dòng ngân sách

riêng để thực hiện chính sách dân tộc, do vậy đề án, chính sách nhiều nhưng thiếu nguồn lực thực hiện, chưa đạt được mục tiêu đề ra.

- Quỹđất trước đây thuộc địa bàn Vĩnh Hà, Vĩnh Ô đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức nay sà roát cắm mốc bàn giao lại cho địa phương

thực hiện chậm, mặt khác phần lớn diện tích trả lại đã được các tổ chức giao khoán cho hộ gia đình cá nhân, do đó gặp nhiều khó khăn trong bàn giao do vướng cơ chế chính sách đất đai qua các thời kỳ.

- Do có sự chồng chéo trong việc phân định ranh giới sử dụng đất của Công ty Lâm nghiệp MTV Bến Hải, ban Quản lý phòng hộ Bến Hải nên công tác thu hồi đất, chia lại ranh giới, phân lô chi tiết cho đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn.

- Việc giao khoán rừng cho đồng bào dân tộc, cộng đồng thôn bản chưa thực hiện

được. Khu tái định cư cho 51 hộđồng bào dân tộc thuộc xã Vĩnh Hà Nhà nước mới chỉ giao

đất ởchưa bốtrí được đất sản xuất do đó gây khó khăn cho nhân dân lên lập làng mới. - Một số hộđồng bào dân tộc đã được giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất, nhưng do đời sống kinh tếkhó khăn hoặc nhận thức chưa sâu sắc trong sản xuất nên đã chuyển nhượng hết đất sản xuất mà không chuyển đổi nghành nghề nên hiện không có đất sản xuất.

- Giao thông khó khăn, địa hình hiểm trở, địa bàn giữa các thôn cách xa nhau, các thửa đất manh mún không tập trung do vậy gây trở ngại trong việc vận chuyểnmáy móc đểđo đạc, không thể sử dụng được các phương tiện di chuyển nên thời gian thực hiện kéo dài.

- Phong tục tập quán lạc hậu, nền kinh tế tự cung,tự cấp, đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, phương thức sản xuất và canh tác chưa phù hợp với đặc điểm của vùng cho nên hiệu quả sử dụng đất chưa cao.

- Cộng đồng dân cư chưa xây dựng được phương án quản lý, bảo vệ rừng cụ thể

mà còn chung chung.

- Công tác phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện việc giao đất, giao rừng chưa

chặt chẽ, việc cấp giấy chứng nhận QSD đất còn chậm, thiếu đồng bộ, phân công, phân cấp nhiệm vụ, trách nhiệm còn chồng chéo, không rõ ràng và thiếu thống nhất.

- Việc giám sát theo dõi hiệu quả công tác giao đất, giao rừng, sử dụng đất sau

- Thiếu các quy định cụ thểtrong giao đất giao rừng. Cho đến nay, loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất nào có thể giao hoặc cho các thành phần kinh tế, hộgia đình thuê cũng chưa thực sự rõ ràng.

- Mặc dù chủ trương giao đất, giao rừng đã có từ nhiều năm nay nhưng chính

sách trong lĩnh vực này đến nay còn chưa đồng bộ, chưa tạo được động lực cho người nhận đất nhận rừng. Việc giao đất, giao rừng có nhiều điểm khác với giao đất nông nghiệp. Trong khi đất nông nghiệp, sau khi giao cho hộ nông dân sử dụng ổn định, lâu dài ngay lập tức đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ thì đối với đất lâm nghiệp, việc

giao đất cho dân mới chỉlà bước đi đầu tiên.

3.5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa b (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)