Xã Vĩnh H à

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa b (Trang 61)

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3.3.2. Xã Vĩnh H à

Xã Vĩnh Hàlà xã miền núi khó khănthuộc xã miền núi khu vực IItrong phân vùng các khu vực theo trình độ phát triển của tỉnh Quảng Trị,có diện tích đất tự nhiên 16.514,7 ha; dân số 361 hộ, 1.611 khẩu gồm 2 dân tộc Kinh, Vân Kiều; mật độ dân số

gần 10 người/km2.Xã có diện tích đất tự nhiên lớn nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 1.830,74 ha (11%), các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương

mại- dịch vụ chưa phát triển.Đây chính là nguyên nhân dẫn đến quá trình phát triển kinh tế chậm, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 31,4% tập trung chủ yếu ở hộgia đình đồng bào dân tộc Vân Kiều.

Do tính chất quần cư truyền thống và điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh, phần lớn hộ gia đình đồng bào dân tộc Vân Kiều tập trung tại các thôn bản khu vực gần trung tâm xã với tình trạng thiếu đất ởvà đất sản xuất. Gần đây với việc phát triển mạnh mẽ trồng cây cao su tiểu điền, trồng rừng tập trung nhiều nhóm hộgia đình đã tự

phát du canh tự do không theo quy hoạch sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng của địa

phương.Diện tích gieo trồng hàng năm của xã Vĩnh Hà là 65 ha, trong đó lúa 11 ha,

còn lại là ngô, khoai, môn, sắn, lạc, các loại màu... Đàn trâu, bò 262 con, đàn lợn 573

con, đàn gia cầm 6.856 con. Các loại cây, con đều tăng lên hàng năm. Qua thực tế thu nhập từ cây trồng, vật nuôi mang lại trong nhiều năm qua nên bà con càng phấn khởi, tích cực đầu tư, chăm lo nâng cao cuộc sống

Nhờ chương trình 134, 135 của Chính phủđầu tư và dự án Chia sẻ, xã Vĩnh Hà

đã có cơ sở hạ tầng ngày càng tốt hơn. Các công trình điện - đường - trường - trạm đã

được xây dựng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho người dân. Đồng bào đã có điện sinh hoạt và sản xuất. Trường Tiểu học và Mầm non được đầu tư trang thiết bị khá đồng bộ. Con em trong độ tuổi đều đến trường đạt cao.

Công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm. Số trẻ vào học mầm non đạt gần

70%. Năm 2011, toàn xã có 25 em theo học Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học. Trạm xá xã hoạt động có hiệu quả trong việc khám, điều trị cho nhân dân, thực hiện tốt mục tiêu quốc gia về dân số, phòng chống sốt rét, điều trị các bệnh phụ nữ, tiêm phòng đủ 7 loại vắc xin cho trẻdưới 1 tuổi đạt 100%. Chương trình 135 đã hỗ trợ

xây dựng trục đường chính bằng bê tông cho 2 thôn Khe Trù và Khe Hó. Đến cuối

năm 2011, thu nhập bình quân đầu người đạt 15,5 triệu đồng, số hộ nghèo theo tiêu chí mới là 20,9%, hộ cận nghèo 0,38%. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin tuyên truyền được chú trọng. 4/9 thôn đã phát động xây dựng làng văn hóa.

Công tác chính sách xã hội triển khai thực hiện tốt. Công tác quốc phòng - an ninh, giáo dục kiến thức quốc phòng toàn dân được chăm lo, đẩy mạnh... Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định.

Năm 2012, xã Vĩnh Hà phấn đấu trồng mới 20 ha cao su, đưa diện tích vào khai

thác 504 ha; đưa thu nhập bình quân đầu người trên 16,3 triệu đồng, giảm hộ nghèo theo tiêu chí mới xuống 18%. Xã tích cực chỉđạo hạn chế tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống 17%. Năm 2012, xã tiếp nhận vốn chương

trình 135 duy tu đường giao thông, kênh mương nội đồng, xây dựng đường giao thông

cho các thôn đặc biệt khó khăn, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, vốn hỗ trợ sản xuất cho 5 thôn…

3.3.3. Một số đặc thù về đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Vĩnh Linh

Dân tộc Vân Kiều ở xãVĩnh Ô và xã Vĩnh Hà thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer gồm 4 tộc người: Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì. Địa bàn cư trú thuộc các xã vùng cao phía Tây của huyện Vĩnh Linh: xã Vĩnh Ô, xã Vĩnh Khê, xã Vĩnh Hà, Thị

trấn Bến Quan. Đồng bào dân tộc thiểu sốởđây chủ yếu mang họ “Hồ” của Bác.

3.3.3.1. Địa bàn cư trú và phân bốdân cư (Theo tộc người)

- Tộc người Vân Kiều:Địa bàn cư trú chủ yếu ở các xã vùng cao của huyện Vĩnh

Linh, phân bốkhông đồng đều, xen lẫn với với dân tộc Kinh

Các hộgia đình đồng bào dân tộc Vân Kiều tập trung ở các thôn: Khe Hó, Khe Trù, Xóm Mới, Bãi Hà, Rào Trường, Lại Hai.

Các hộ dân tộc Kinh định cư lâu đời ở các thôn: Bệnh Viện, Lâm Trường, Thủ

Công, Khe Tiên.

Địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và bảo vệ bền vững

môi trường sinh thái.Đồng bào cư trú suốt dọc tuyến biên giới phía Tây, có nhiều cửa ngõ thông thương giữa nước ta với các nước trong khu vực. Đây là địa bàn có nguồn

tài nguyên phong phú, đa dạng, có hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng phục vụ

cho sự nghiệp phát triển của đất nước và bảo vệ bền vững môi trường sinh thái. Trong tình hình hiện nay, miền núi là địa bàn tiềm năng, mang tính chiến lược, cơ bản cho sự

3.3.3.2. Đặc thù canh tác, s dụng đất của đồng bào DTTS ti xã Vĩnh Ô, xã Vĩnh

Người Bru - Vân Kiều sống chủ yếu nhờ làm nương rẫy và ruộng nước. Trồng trọt nương rẫy là hoạt động kinh tếđem lại nguồn thu nhập chính. Ruộng nước đã xuất hiện nhưng diện tích và quy mô nhỏ bé. Trước đây, thích ứng với điều kiện đất rộng,

người thưa là kỹ thuật luân canh khoảnh đất rẫy theo chu kỳ khép kín. Mỗi hộgia đình trồng nhiều đám rẫy, mỗi đám trồng 1-2 năm rồi bỏhoá để chuyển sang đám khác, 5-

10 năm sau mới khai phá trở lại. Do đó đất hưu canh thường lớn hơn nhiều lần so với

đất đương canh. Ngày nay, do áp lực của gia tăng dân số thời gian hưu canh ngắn nên

đất đai dễ thoái hoá. Kỹ thuật canh tác nương rẫy vẫn chủ yếu là “phát, đốt, cốt, trỉa" với công cụ sản xuất thô sơ nên năng suất thấp. Hoạt động khai thác các nguồn lợi từ

rừng như săn bắt, đánh cá, thu hái các loại rau, củ, quả là nguồn cung cấp thức ăn hết sức quan trọng.

Bên cạnh nương rẫy và khai thác nguồn lợi tự nhiên từ rừng, chăn nuôi, thủ công

và trao đổi chỉ là hoạt động kinh tế phụ; chăn nuôi gia súc, gia cầm trước hết phục vụ

cho các lễ cúng, rồi sau đó mới cải thiện bữa ăn.

Đồng bào dân tộc thiểu số còn chậm phát triển, tình trạng du canh, du cư, di dân

tự do vẫn còn diễn biến phức tạp.

Đồng bào dân tộc thiểu sốởđây sử dụng đất chủ yếu dựa vào tự nhiên và không cải tạo đất.

Tỉ lệ hộđói nghèo ở các xã có đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cao hơn so

với bình quân chung cả huyện, khoảng cách chênh lệch về mức sống, về trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa con người, giữa các vùng ngày càng gia tăng; chất lượng, hiệu quả về giáo dục đào tạo còn thấp, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn, một số bản sắc tốt đẹp trong văn hóa của các dân tộc thiểu sốđang bị mai một, một số tập quán lạc hậu, mê tín dịđoan có xu hướng phát triển.

3.3.3.3. Hôn nhân gia đình

Con trai, con gái Bru - Vân Kiều được tự do yêu nhau, cha mẹthường tôn trọng sự lựa chọn bạn đời của con. Hình thức hôn nhân là ngoại hôn, một vợ một chồng và

cư trú bên chồng, tuy nhiên vẫn còn mang tàn dư của thời mẫu hệ. Trong họ hàng, ông cậu có quyền quyết định khá lớn đối với việc lấy vợ, lấy chồng của các cháu. Nhà trai tổ chức cưới vợ cho con phải biếu đồ sính lễcho nhà gái, trong đó có 3 thứ bắt buộc phải có là thanh kiếm, nồi đồng và 8 đồng bạc trắng. Khi về nhà chồng, cô dâu phải qua một số lễ nghi bắt buộc như: bắc bếp, rửa chân, ăn cơm chung với chồng... Sau lễ cưới, đôi vợ chồng còn phải làm "lễcưới" lần thứ2 khi có điều kiện về kinh tế, gọi là lễkhơi, đểngười vợ chính thức được coi là thành viên dòng họ nhà chồng. Tục lệ này

vẫn còn tồn tại ở tộc người Khùa, trong trường hợp bố mẹ chết, chưa kịp tổ chức "lễ cưới" lần 2, con cái có trách nhiệm tổ chức lễcưới lần 2 cho bố mẹ.

Trong nhà, người đàn ông già nhất (người cha hoặc chồng) làm chủ gia đình, nắm quyền quyết định mọi công việc; người mẹ (hoặc người vợ) chịu trách nhiệm chính trong việc nội trợ và dạy dỗ con cái. Gia đình tuy có sự phân biệt vai trò theo giới, song giữa các thành viên là mối quan hệ tôn trọng, thương yêu và đùm bọc nhau. Khi chủ gia đình chết, quyền hành và tài sản được trao cho người con trai cả, con gái

không được chia tài sản, nếu có cũng chỉ rất ít so với con trai.

3.3.3.4. Nhà ca, làng bn

Người Bru - Vân Kiều ở nhà sàn nhỏ, phù hợp với quy mô gia đình thường gồm cha, mẹvà các con chưa lập gia đình riêng. Làng bản nằm dọc theo bờ sông, suối hay

lưng chừng những quảđồi thấp hoặc trong thung lũng màu mỡ. Nếu ở gần bờ sông, suối, các nhà trong làng (bản) tập trung thành một khu trải dọc theo dòng chảy. Nếu ở

chỗ bằng phẳng rộng rãi, các ngôi nhà trong làng xếp thành vòng tròn hay hình bầu dục, ở giữa là nhà công cộng. Ngày nay, làng của đồng bào ở nhiều nơi đã có xu

hướng ở nhà trệt.

3.3.3.5. Trang phc

Ngày trước, đàn ông để tóc dài, búi tóc, ở trần, đóng khố; khố và áo được làm từ

vỏ cây si. Trang phục của nữ, nếu gái chưa chồng búi tóc về bên trái, sau khi lấy chồng búi tóc trên đỉnh đầu, phụ nữthường ở trần, mặc váy. Áo của nữ giới có loại chui đầu, không tay, cổ khoét hình tròn hoặc hình vuông, có loại áo cánh xẻ ngực, dài tay màu chàm, cổ và hai mép trước áo có đính các đồng bạc nhỏ màu sáng. Ngày nay, y phục kiểu người Kinh đã trở nên phổ biến, nhưng tập quán mặc váy ở phụ nữ vẫn còn tồn tại.

3.3.3.6. Văn hoá, chính tr

Người Bru - Vân Kiều yêu văn nghệ và có vốn văn nghệ cổ truyền quý báu. Nhạc cụ có nhiều loại: trống, thanh la, chiêng núm, kèn (amam, ta-riêm, khơ-lúi, pi), đàn (achung, pư-kua...). Đồng bào có nhiều làn điệu dân ca khác nhau: chà chấp là lối vừa hát vừa kể rất phổ biến; "sim" là hình thức hát đối giữa nam và nữ. Ca dao, tục ngữ, truyện cổ các loại của đồng bào rất phong phú.

Hệ thống chính trịcơ sởởvùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn yếu, tỉ

lệ cán bộ có trình độcao đẳng, đại học thấp. Năng lực, trình độ cán bộ xã, phường còn hạn chế, sốlượng đảng viên là người dân tộc thiểu số thấp, vẫn còn thôn bản chưa có đảng viên. Hoạt động của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thểở nhiều nơi chưa sát dân, chưa tập hợp được đồng bào.

Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng những khó khăn vềđời sống, trình độ

chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta để kích động tư tưởng ly khai, tự trị, phá hoại truyền thống đoàn kết và thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gây mất ổn định chính trị, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm.

3.3.3.7. Đặc điểm văn hoá, tín ngưỡng và phong tc tp quán canh tác của người

DTTS trên địa bàn nghiên cu

Phong tục tập quán địa phương luôn có tác động đến việc đảm bảo tính thực thi của chính sách pháp luật nhà nước. Thực tế cho thấy ở một sốnơi, việc triển khai thực hiện chính sách của Nhà nước nói chung và chính sách đất đai nói riêng đến các vùng

sâu, vùng xa, vùng người DTTS còn gặp không ít khó khăn, bởi ngoài rào cản về mức

độ nhận thức pháp luật thì các phong tục, hủ tục của bản địa có ảnh hưởng rất lớn đến những kết quả mà chính sách mang lại cho cuộc sống của nhân dân. Mặc dù Việt Nam có một sốlượng lớn các thể chế và chính sách vềđất cũng như các nguồn tài nguyên

thiên nhiên, nhưng cho tới nay chưa có một điều luật nào công nhận quyền đối với đất

đai và các nguồn tài nguyên khác dựa trên phong tục của người dân tộc thiểu số [15].

Địa bàn nghiên cứu được thực hiện tại các xã vùng sâu, vùng xa của hai xã Vĩnh

Ô và Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linhlà nơi sinh sống và cư trú chủ yếu của người DTTS là

người Bru - Vân Kiều. Ở đây đồng bào DTTS sống theo bản làng rải rác trong các thung lũng vùng sâu hoặc ở dọc ven khe, suối và quần tụ thành từng bản làng. Các bản làng của người Bru - Vân Kiều tuy không có mốc địa giới nhưng trong ý thức của

người dân nó có giới hạn cụ thể. Các bản khác nhau chỉ có thể canh tác trong ranh giới của bản làng mình, nếu cứ vi phạm sẽ bị phạt nặng [14]. Trong các nền văn hóa của

người DTTS tỉnh Quảng Trị, có thểnói văn hóa, phong tục của người Bru - Vân Kiều không có nhiều điểm đặc sắc nổi bật nhưng với những bản sắc riêng, văn hóa của

người dân tộc Bru - Vân Kiều cũng đã góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đồng bào DTTS trong toàn tỉnh nói chung.

Điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh sống là những yếu tố chính giúp hình thành nên

văn hóa tín ngưỡng của người Bru - Vân Kiều. Trong tâm thức của người Bru - Vân Kiều, việc thờ cúng tổ tiên rất được coi trọng, họ tin rằng tổ tiên ở thế giới bên kia

nhưng lúc nào cũng dõi theo và hướng về cuộc sống của họ phù hộ cho họ vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, trong hoàn cảnh cuộc sống còn nhiều khó

khăn, vất vả, hàng ngày phải đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt nhưng tinh thần của

người Bru - Vân Kiều luôn lạc quan, vui vẻ. Đối với người Bru - Vân Kiều ở Quảng Trị, mỗi một làng bản thường là một cộng đồng có mối quan hệ bà con móc xích lẫn nhau, do vậy trong cuộc sống người dân ởđây có một tập quán tốt là họ sẵn sàng đùm

bọc nhau, chia sẻ nhau những lúc khó khăn hoạn nạn [14]. Một trong những nét làm

nên đặc trưng văn hóa của tộc người đó là lễ hội, đây là hình thức sinh hoạt văn hóa có

hội của người Bru - Vân Kiều nơi đây đều gắn với họat động sản xuất nông nghiệp.

Hơn bao giờ hết nó thể hiện văn minh nông nghiệp trình độ thấp rất rõ nét. Người Bru- Vân Kiều chú trọng thờ cúng tổ tiên. Theo họ, hiện thân của "linh hồn" các thân nhân quá cố là những mảnh nồi, mảnh bát v.v... đặt trong chòi nhỏ dựng riêng. Có nơi thờ

cúng cả thần bản mệnh: mỗi người trong gia đình có một chiếc bát đặt chung trên bàn thờ tại nhà. Người ta rất tin và các "thần linh" (Yang): thần lúa, thần bếp lửa, thần núi, thần đất, thần sông nước v.v... Ma gia đình đằng vợ (Yang cu gia) cũng được con rể

thờ cúng [16]. Điều dễ nhận thấy là văn hóa, tín ngưỡng của người Bru - Vân Kiều

luôn hướng về tổ tiên và thần linh, vấn đềđó tác động rất lớn đến phong tục, tập quán canh tác nông nghiệp người dân. Với suy nghĩ rằng lúa tẻ hay lúa nếp đều do chính thần đất, thần mặt trời, mặt trăng tăng ban cho, mỗi người phải có trách nhiệm gìn giữ

và trân quý những hạt ngọc quý báu ấy. Ởđây, cây rừng và đất rừng luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống sinh tồn hàng ngày, vì vậy trong các lễ hội, Lễ mở cửa rừng rất được người dân quan tâm. Bởi lẽ, người dân tộc Bru - Vân Kiều ởđây từ xa

xưa đã được coi là đứa con của núi rừng và có niềm tin rất lớn và vững chắc đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa b (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)