Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa b (Trang 30 - 31)

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu:

Các số liệu thứ cấp và sơ cấp liên quan đến nội dung nghiên cứu sẽ được thu

thập, điều tra trong quá trình thực hiện đề tài.

2.4.2.1.Phương pháp thu thp s liu th cp

Để phục vụ cho các nội dung nghiên cứu, tiến hành thu thập các số liệu, tài liệu

và các thông tin liên quan tại các cơ quan chuyên môn thuộc huyện Vĩnh Linh:

- Thu thập số liệu thứ cấp đã công bố từ cấp huyện và xã thông qua các báo cáo

điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội.

- Tài liệu từ các niên giám thống kê, báo cáo tình hình sử dụng đất, tình hình sản

xuất nông nghiệp, báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và định hướng đến 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,… các đơn vị hành chính gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban dân tộc Tỉnh, Văn phòng

HĐND & UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường,Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thônhuyện, Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Vĩnh Linh, Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện…

2.4.2.2. Phương pháp thu thp s liu sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như

phỏng vấn bằng bảng hỏi và khảo sát thực địa.

- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Nghiên cứu tiến hành thu thập thông

tin có chọn lọc từ các đối tượng khác nhau để phục vụ thực hiện các nội dung nghiên cứu.Các đối tượng được phỏng vấn cán bộ quản lý cấp xã, huyện và nông dân. Số lượng phiếu phỏng vấn cho mỗi nhóm đối tượng sẽ được tính toán dựa vào đặc điểm

của địa bàn nghiên cứu.

+ Phỏng vấn hộ gia đình theo diện tích đấtđược giao để làm cơ sở cho việc đánh

giá. Dựa vào diện tích đất giao cho mỗi hộ gia đình, tiến hành phân loại theo 2 nhóm hộ như sau:

Nhóm I: 0,5 ha - 1,9ha; Nhóm II: 2 ha - 2,5ha;

Mỗi xãthu thập 35 phiếu điều tra, tổng số phiếu thu thập phục vụ điều tra số liệu

của 2 xã gồm 70 phiếu. Vì dự án tại xã Vĩnh Hà chỉ thực hiện trên 51 hộ, xã Vĩnh Ô là 243 hộ, thực hiện trên 8 thôn, bản.

+ Phỏng vấn cán bộ thực hiện dự án về những vướng mắc trong quá trình lập phương án giao đất, giao rừng. Từ đó đưa ra hướng giải quyết cho các khó khăn và tồn

tại của việc thực hiện công tác.

- Phương pháp khảo sát thực địa về các thôn đã được giao đất giao rừng, các thôn chưa được giao đất, giao rừng. Từ đó đưa ra đánh giá về các chỉ tiêu đời sống, kinh tế,

xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa b (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)