3. Ý nghĩa của đề tài
2.3.6. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn, các nhà quản lý về các lĩnh vực BĐS, quy hoạch, xây dựng, tài chính và quản lý sử dụng đất.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phốĐiện Biên Phủ
3.1.1. Tình hình quản lý nhà nước vềđất đai.
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó:
Từ năm 2006, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Điện Biên Phủ đã tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai:
- Phối hợp với Đài Truyền hình tỉnh mở chuyên mục về công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Điện Biên Phủ.
- Tổ chức các hội nghị triển khai Nghị quyết số 45/2004/QĐ-UB ngày 06/8/2004 và số 70/2006/NQ-HĐND ngày 11 tháng 11 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Quyết định số 21/2006/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2006 về Sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Điện Biên, ban hành kèm theo Quyết định số 45/2004/QĐ-UBND ngày 06/8/2004 của UBND tỉnh Điện Biên
Quyết định 28/2014/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên về ban hành quy định hạn mức giao đất, diện tích tối thiểu được tách thửa.
Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên về hệ số điều chỉnh giá đất.
Quyết định số 34/2019/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên về ban hành quy định hạn mức giao đất, diện tích tối thiểu được tách thửa, và diện tích đất xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa tang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Quyết định số 53/2019/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên về ban hành Bảng giá đất và Quy định áp dụng bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính:
Đến thời điểm này, địa giới hành chính của thành phố đã được xác định rõ theo Chỉ thị 364/CP của Chính phủ đối với các tỉnh và thành phố lân cận nên đã được sử dụng ổn định.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất:
Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.
- Đến nay đã đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy được 7phương và 2 xã , đạt 100% số xã phường. Tổng diện tích đã đo vẽ lập bản đồ địa chính chính quy theo đơn vị là 6.444,1 ha, đạt 100% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố.
Công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phố đã được thực hiện đầy đủ. 9 phường, xã của thành phố đã chủ động tổng hợp số liệu và vào biểu, khoanh vẽ chỉnh lý biến động trên bản đồ của địa phương để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp và xây dựng dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
- UBND tỉnh đã phê duyệt đề cương dự toán, nay đang tổ chức điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; chỉ đạo thành phố lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; trình UBND tỉnh bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 thành phố Điện Biên Phủ kịp thời triển khai các dự án phát sinh năm 2019 phải thu hồi đất, phải chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đăng ký nhu cầu sử dụng đất. Danh mục dự án cần triển khai giai đoạn 2017 - 2019 thành phố Điện Biên Phủ, trình Sở Tài nguyên và Môi trường.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất và ký hợp đồng thuê đất: Kết quả giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức hộ gia đình, cá nhân trong thành phố: Tổng số tổ chức, hộ gia đình cá nhân được giao, cho thuê đất trên địa bàn thành phố từ năm 2017 đến 2019 là 1.225 tổ chức, hộ gia đình
cá nhân với tổng diện tích là 325,6 ha. Đã ký 57 hợp đồng thuê đất với các tổ chức được nhà nước cho thuê đất.
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất:
Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Từ năm 2017 đến 2019 trên địa bàn thành phố đã triển khai thực hiện 35 dự án, thu hồi đất của 2.534 hộ gia đình, cá nhân và 28 tổ chức với tổng diện tích thu hồi 1.345.156,4 m2; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cơ bản đáp ứng kịp thời được nhu cầu đầu tư của các dự án. Bước đầu đã thu hút được đầu tư từ các dự án trong và ngoài nước vào thành phố Điện Biên Phủ.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
Thời gian qua, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành của thành phố Điện Biên Phủ quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện và đạt được kết quả khá tích cực; từng bước đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai, tạo điều kiện để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định.
Đến nay, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ đã đạt được trên 95%. Đối với các hộ gia đình, cá nhân đã cấp 1.346 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 92,5% số giấy chứng nhận cần cấp; Diện tích đất đã cấp giấy chứng nhận: 3.145,5, đạt 90,3% diện tích cần cấp giấy chứng nhận.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai:
Việc thống kê và kiểm kê đất đai hàng năm và 5 năm một lần được tiến hành thường xuyên.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
Hiện nay thành phố Điện Biên Phủ đang bước đầu triển khai xây dựng mô hình hệ thống thông tin đất đai và môi trường, hỗ trợ việc xử lý hồ sơ nhanh chóng, chính xác và theo dõi tất cả các bước trong việc xử lý thông tin. Hệ thống cung cấp thông tin cho lãnh đạo để quản lý, điều hành, cung cấp thông tin cho người dân về
tiến trình xử lý hồ sơ, cung cấp các công cụ cho các cán bộ xử lý hồ sơ qua hệ thống mạng máy tính nội bộ và Internet.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất:
Công tác tài chính về đất đai, giá đất; đấu giá quyền sử dụng đất và điều tra dự án thoái hóa đất trên địa bàn thành phố:
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch điều tra, xác định giá đất cụ thể từng năm trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Sở đã tổ chức việc xác định giá đất cụ thể cho các dự án liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường đã chỉ đạo thường xuyên việc kiểm tra phát hiện các hành vi lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ không đúng với quy định của pháp luật. Từ năm 2017 đến nay UBND Thành phố đã xử phạt gần 150 trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai như: vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính; vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; vi phạm về quy định thu hồi đất;...
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai:
Thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai đã được các xã, phường quan tâm chỉ đạo thực hiện và đã phát hiện, xử lý nhiều trường hợp vi phạm, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật đất đai bảo đảm việc thi hành pháp luật đất đai, từng bước chấn chỉnh và đưa công tác quản lý đất đai dần vào nền nếp. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế: số lượng vụ việc thanh tra đất đai thực hiện hàng năm còn ít và còn bị động theo các vụ việc mà báo chí, dư luận phản ánh; việc kiểm tra chấp hành pháp luật đất đai chưa thực hiện thường xuyên, chất lượng kiểm tra chưa cao, nhất là việc kiểm tra trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở các cấp; việc xử lý vi phạm pháp luật đất đai còn chậm, chưa dứt điểm, số lượng vi phạm đã xử lý còn ít, dẫn đến nhiều vụ việc vi phạm kéo dài
không được giải quyết dứt điểm, làm giảm hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai:
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai được tổ chức sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng được phổ biến; đảm bảo tính chủ động, chính xác, rõ ràng, đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, phù hợp với tình hình thực tiễn của TP.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai:
Trong quá trình tiếp công dân, UBND thành phố và UBND các xã, phường đã thực hiện nghiêm túc quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo và các quy định về công tác tiếp công dân. HĐND và UBND thành phố duy trì tốt lịch tiếp công dân vào ngày 5 và 20 hàng tháng do Chủ tịch UBND hoặc Phó Chủ tịch UBND chủ trì và các thành phần tham gia tiếp công dân có thường trực HĐND, lãnh đạo các phòng ban có liên quan. UBND các phường, xã trên địa bàn thành phố đều xây dựng lịch tiếp công dân, duy trì từ 4-8 buổi tiếp công dân/tháng. Năm 2019, UBND thành phố và UBND các xã, phường tiếp 345 lượt người. Trong đó số công dân được tiếp lần đầu là 197 lượt, số trùng lặp là 148 người; số công dân đến khiếu nại là 2 trường hợp, còn lại là đề nghị, phản ánh.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai:
Hiện nay Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực đã thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và thành lập chi nhánh của Văn phòng tại Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố. Giám sát chặt chẽ các hoạt động dịch vụ về đất đai như: tư vấn về giá đất; tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dịch vụ về đo đạc và bản đồ địa chính; dịch vụ về thông tin đất đai,... Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan duy nhất được cung cấp thông tin có giá trị pháp lý về thửa đất và người sử dụng đất.
Như vậy, thực hiện Luật Đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã triển khai công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo đúng quy định. Đến hết tháng 12 năm
2019 các huyện, thành phố, tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất năm 2019 và đã được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2015 về Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp Quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo tổ chức thực hiện cơ bản hoàn thành việc lập điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp tỉnh, hiện nay đang rà soát trình Hội đồng nhân dân thông qua và trình Chính phủ xét duyệt.
- Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được các ngành, các địa phương phối hợp thực hiện theo đúng quy định của nhà nước và của tỉnh. Thực hiện thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức xin thuê đất. Trong năm 2016: Tiếp nhận hồ sơ giao đất, cho thuê đất cho 51 tổ chức, với diện tích là 108 ha, cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất diện tích 20 ha; đấu giá quyền sử dụng đất tại các xã, phường là 7.954,7 m2; thu hồi đất của 08 tổ chức không còn nhu cầu sử dụng đất, với diện tích là 10 ha.
Công tác giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho các tổ chức trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ gia đình, cá nhân để thực hiện các dự án đầu tư đã được UBND tỉnh chỉ đạo, thực hiện đúng quy định của pháp luật. Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Các dự án, công trình có sử dụng đất trồng lúa được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Việc giao đất, cho thuê đất đáp ứng cho nhu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực và thực hiện đúng trình tự theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.
Việc giao đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, việc cho thuê đất chủ yếu vẫn không thông qua hình thức đấu giá.
Việc thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đấu giá chưa được thực hiện do tỉnh chưa thành lập Quỹ phát triển đất nên chưa có nguồn kinh phí thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng.
-Về tài chính đất đai, giá đất:
Việc xây dựng Bảng giá đất được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật. Thời hạn sử dụng bảng giá đất là 5 năm. Mức giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên xây dựng đều nằm trong khung giá của Chính phủ, mức tối đa đạt từ 40% đến 75% khung giá của Chính phủ. Quá trình xây dựng Bảng giá đất, tỉnh Điện Biên đã thống nhất với các tỉnh giáp ranh, bảo đảm mức giá các loại đất tại khu vực giáp ranh chênh lệch không quá 30% theo quy định tại Nghị định số 44/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ. Việc điều chỉnh giá đất sẽ được điều chỉnh khi điều tra và có sự biến động sẽ thực hiện điều chỉnh.
Về hệ số điều chỉnh giá đất, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định 04/2019/QĐ-UBND Điện Biên về hệ số điều chỉnh giá đất. Quy định mức tỷ lệ