3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Đất đai và quản lý nhà nước về đất đai luôn là mối quan tâm nghiên cứu của
nhiều nhà khoa học, nhà quản lý. Vì thế mà những năm gần đây đã có nhiều công
trình khoa học được công bố liên quan đến lĩnh vực đất đai nói chung, về giải quyết
tranh chấp, khiếu nại và tố cáo đất đai nói riêng được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như:
Luận văn Thạc sỹ chuyên nghành quản lý đất đai của tác giả Trần Kim Anh với đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu
nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” (Năm 2013) đã phân tích tình hình khiếu kiện, tranh chấp đất đai và thực trạng công tác giải quyết tranh
chấp, khiếu nại và tố cáo đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, từ các phân tích về mặt
lý luận và những đánh giá về mặt thực tiễn, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu nại của cơ quan HCNN trên
địa bàn của địa phương mình. Trước hết, tác giả đưa ra các giải pháp có tính tổ chức – pháp lý như: nắm vững tư tưởng chỉ đạo của Đảng về công tác giải quyết tranh chấp,
năng lực, trình độ chuyên môn cũng như ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công
chức; … . Tiếp theo, tác giả phân tích rõ những hạn chế trong các quy định của pháp
luật làm giảm hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan HCNN. Từđó,
tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về
tranh chấp, khiếu nại và tố cáo đất đai [1].
Với đề tài “Nghiên cứu công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, Bình Định giai đoạn 2003 - 2012” (Năm 2013), tác giả Bùi Thị Diệu
Hiền đã phân tích, đánh giá thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai qua
thực tiễn của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, từ đó đề xuất đề xuất những kiến
nghị nhằm sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai và xác lập cơ chế giải
quyết các tranh chấp đất đai thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết
tranh chấp đất đai, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân [16].
Đề tài “ Đánh giá tình hình tranh chấp, khiếu nại và tố cáo đất đai tại huyện
Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” (Năm 2014), tác giả Nguyễn Bá Vũ đã phân tích, đánh giá
thực trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai qua thực tiễn của huyện Vĩnh Linh, tỉnh
Quảng Trị, từ đó đề xuất đề xuất những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai và xác lập cơ chế giải quyết các tranh chấp đất đai thích hợp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất đai, bảo đảm quyền và lợi ích hợp
pháp cho công dân [39].
Đề tài “ Đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại thành phố Đông Hà giai đoạn 2004-2012” (Năm 2014), tác giả Võ Duy Hoàn đã đưa ra được các giải pháp vềtăng cường năng lực quản lý hành chính nhà nước; đổi mới và thực hiện tốt các chính sách pháp luật đất đai; giải quyết tốt các khiếu nại tố cáo phát sinh ngay từ cơ sở; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo…để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo,
tranh chấp đất đai trong thời gian tới [14].
Ngoài ra còn có một số bài viết, bài báo đăng tải trên Tạp chí Thanh tra của
Thanh tra Chính phủ, Tạp chí nghiên cứu pháp luật của Văn phòng Quốc hội như:
“Khiếu kiện đất đai - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” (Năm 2010) của tác giả
Nguyễn Uyên Minh; “Vì sao khiếu nại về đất đai tăng mạnh” (Năm 2010) của tác giả
Thành Công; “Sự xung đột giữa Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật đất đai trong quy định
về giải quyết khiếu nại đất đai” (Năm 2011) của tác giả Trần Văn Dương; “Giải quyết
khiếu nại về đất đai theo Nghịđịnh số 84/2007/NĐ-CP” của tác giả Cam Quang Vinh;
“Quyền khiếu nại, khiếu kiện khi nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư” (Năm 2011) của tác giả Phan Trung Hiền … đều có đề cập, phản ánh
về tình hình KNTC, TCĐĐ, công tác giải quyết của các cơ quan HCNN và đề ra các
Tất cả những công trình khoa học đã được nghiên cứu, đề cập của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý liên quan đến đất đai nêu trên đã góp phần làm sáng tỏ nhiều
vấn đề cả lý luận và thực tiễn về chính sách quản lý nhà nước đối với đất đai, về hoàn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nước về đất đai. Các công
trình đó đã luận chứng cơ chế điều chỉnh pháp luật đất đai dưới gócđộ lý luận chung
về nhà nước và pháp luật hoặc để phản ánh, phân tích, làm rõ về thực trạng tình hình tranh chấp, khiếu nại và tố cáo đất đai và áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh
chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng đất của hệ thống cơ quan tư pháp. Những công
trình khoa học như đã nêu ở trên có giá trị tham khảo tốt trong quá trình đầu tư nghiên
cứu và thực hiện hoàn thiện luận văn này. Những vấn đề đã được nghiên cứu nêu trên cũng cho thấy chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ về tình hình giải
quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo đất đai tại huyện Gio Linh. Do đó, đề tài luận văn là công trình khoa học đầu tiên được nghiên cứu tương đối có hệ thống, hoàn chỉnh về tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo đất đai trên địa bàn huyện
Chương 2. ĐỐI TƯƠNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU