3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.2. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếunại, tố cáo về đất đai
3.3.2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tại huyện Gio Linh từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai thời gian qua đã thực hiện đúng theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi,
bổ sung vào các năm 2004, 2005); Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 và Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tố cáo năm 2011; Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc thực hiện các quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại QĐHC, HVHC; quy định về tố cáo,
giải quyết tố cáo và các quy định về tổ chức tiếp công dân đều được các cơ quan hành chính nhà nước chấp hành khá nghiêm chỉnh, đúng thẩm quyền theo quy định của
pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, tố cáo và công dân. * Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
Trình tự thủ tục giải quyết TCĐĐ tại huyện Gio Linh thực hiện theo quy định
tại Điều 202 và Điều 203 LuậtĐất đai 2013. Cụ thể gồm các bước sau: Bước 1. Tiến hành tự hòa giải tranh chấp đất đai
Thứ nhất, khi có tranh chấp về đất đai, các đối tượng tranh chấp tự hòa giải để
tìm ra phương án giải quyết hợp tình, hợp lý, tiết kiệm thời gian, công sức giữ gìn
được tình cảm làng xóm.
chấp gửi đơn đến UBND xã, thị trấn nơi có đất tranh chấp yêu cầu giải quyết TCĐĐ. Bước 2. Giải quyết TCĐĐ tại UBND cấp xã, thị trấn
Quá trình giải quyết TCĐĐ tại UBND cấp xã, thị trấn như sau:
- Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết về TCĐĐ. Chủ tịch UBND các xã, thị
trấn lên kế hoạch tổ chức hòa giải TCĐĐ tại địa phương mình. Trong quá trình tổ chức
thực hiện phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức
thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai ở
cấp xã được thực hiên trong thời gian không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu
giải quyết.
- Buổi hòa giải do chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã chủ trì và phải có sự tham gia đầy đủ của các đối tượng tranh chấp, đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các thành viên của Mặt trận và các thành viên khác. Khi hòa giải, cán bộ hòa giải đề
nghị các bên tranh chấp trình bày nội dung tranh chấp, kết hợp hỏi các đối tượng để có
những thông tin liên quan, phân tích vụ việc và cho các đối tượng tranh chấp biết rõ các quyền và nghĩa vụ phải thực hiện trong quá trình SDĐ. Quá trình hòa giải phải
khéo léo, thuyết phục các bên tranh chấp tự thỏa thuận về vấn đề tranh chấp.
- Sau khi kết thúc buổi hòa giải, trường hợp hòa giải thành công, thư ký hòa giải
lập biên bản hòa giải thành. Trường hợp hòa giải không thành công, thư ký lập biên bản hòa giải không thành. Tất cả các thành viên của buổi hòa giải ký tên vào biên bản
hòa giải, sau đó UBND cấp xã nơi có đất kí xác nhận, đóng dấu vào biên bản. Trường
hợp kết quả hòa giải khác với hiện trạng SDĐ, UBND cấp xã chuyển kết quả hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp tranh chấp đất đai giữa
các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguên và Môi
trường đối với các trường hợp khác.
* Giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp không thành thì
được giải quyết như sau:
Tranh chấp mà đương sự có GCNQSD đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
Trường hợp không có các loại giấy tờ trên thì lụa chọn một trong hai hình thức:
. Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về
tố tụng dân sự.
Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp
Thứ nhất, trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định
giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện Tòa án
nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính;
Thứ hai, trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải
quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ Tài
nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật
về tố tụng hành chính;
Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại các trường hợp trên phải ra
quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưởng chế thi hành.giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với
nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải
quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện Tòa án nhân
dân theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính;
So với Luật đất đai 2003 thì Luật Đất đai năm 2013 đã có những quy định mở
rộng quyền khởi kiện của người SDĐ đối với các trường hợp TCĐĐ mà người SDĐ không có GCNQSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ hợp lệ về QSDĐ được quy định
tại điều 100 của luật này. Trường hợp người SDĐ không đồng ý với quyết định giải
quyết TCĐĐ lần đầu của cơ quan hành chính thì có yêu cầu cơ quan hành chính cấp
trên trực tiếp giải quyết TCĐĐ lần thứ hai hoặc khởi kiện ra TAND. Quy định này thể
hiện nguyên tắc bảo đảm lợi ích của người SDĐ khi tham gia vào quan hệ TCĐĐ, góp
phần giải quyết hiệu quả các trường hợp TCĐĐ tồn đọng, kéo dài. Tuy nhiên thời gian
giải quyết thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã kéo dài hơn.
* Việc thực hiện các quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại
Nhìn chung trong thời gian qua, các cơ quan HCNN đã chấp hành nghiêm túc việc thông báo cho người khiếu nại biết nội dung khiếu nại được hoặc không thụ lý
giải quyết, hướng dẫn công dân gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Các cơ quan HCNN khi tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại của công dân thuộc thẩm
quyền giải quyết đã thực hiện Thông báo việc thụ lý giải quyết cho người khiếu nại
biết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn theo điều 27 được quy định tại
Luật Khiếu nại năm 2011. Tuy nhiên, vẫn có một số cơ quan HCNN trong một số trường hợp chưa thực hiện thông báo hoặc thông báo quá thời hạn quy định tại Luật
Khiếu nại.
Về phân định rõ thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng các cấp, các ngành: qua 5 năm thực hiện các cấp, các ngành đã thụ lý giải quyết khiếu nại của công dân đúng
thẩm quyền.
Về thời gian giải quyết khiếu nại cơ bản đảm bảo quy định tại Điều 28 Luật
Khiếu nạinăm 2011 (Thời gian giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày kể từ
ngày thụ lý; đối với các vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, nhiều trường hợp giải quyết chưa đúng thời hạn quy định nhưng không ra Quyết định gia hạn.
Các cơ quan HCNN trong huyện khi giải quyết khiếu nại lần đầu và lần 2 đã thực hiện việc ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại với đầy đủ nội dung theo quy
định tại Điều 31 Luật Khiếu nại 2011. Tuy nhiên, có một số trường hợp khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu chưa đúng thể thức nội dung, không đưa kết
quả xác minh nội dung khiếu nại, mà thay vào đó là công nhận kết quả Báo cáo xác
minh nội dung khiếu nại. Vì vậy, khi gửi Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã gửi kèm cả Báo cáo kết quả xác minh. Một số trường hợp các cơ quan HCNN không ra Quyết định mà chỉ ra Thông báo giải quyết khiếu nại là không đúng quy định của Luật Khiếu
nại, tố cáo. Các Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 được thông báo công khai cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan biết để
thực hiện. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại đã tổ chức đối thoại với công dân.
Đối với số đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp không đúng thẩm quyền, không đúng quy định của Luật Khiếu nại đều được các cơ quan hành chính có thẩm quyền
tiếp nhận xử lý đảm bảo đúng quy định, như: lập phiếu chuyển đơn đến cơ quan có
thẩm quyền giải quyết, làm công văn thông báo, hướng dẫn và trả lời cho đương sự
liên hệ với cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
* Việc thực hiện các quy định về tố cáo, giải quyết tố cáo
Khi luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành ở huyện Gio Linh, công dân đã phát huy tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong việc phát giác, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những hành vi VPPL của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên vẫn còn có trường hợp công dân lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai sự thật. Thực tế hiện
nay có nhiều công dân khiếu nại nhưng kết quả giải quyết khiếu nại không đạt được lợi
ích cá nhân thì trở lại tố cáo những người tham gia giải quyết. Một số công dân thực
hiện chưa đúng quyền và nghĩa vụ của mình, đơn tố cáo không ghi rõ họ tên, địa chỉ
hoặc mạo danh người khác, gây khó khăn cho việc xem xét, xửlý (đơn mạo danh). Các cơ quan Nhà nước khi xử lý đơn tố cáo đã căn cứ vào Điều 9 Luật Tố cáo để xử lý: lưu đơn nặc danh, mạo danh, đơn photocopy, không có địa chỉ; xác định
thẩm quyền giải quyết đối với đơn tố cáo đủ điều kiện giải quyết để chuyển đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết.
Về thực hiện thời hạn và trình tự giải quyết đơn tố cáo: Việc giải quyết tố cáo
của các cơ quan HCNN cơ bản đã chấp hành đúng thời gian, trình tự, thủ tục theo quy định của điều 18 luật Tố cáo năm 2011. Đối với đơn tố cáo có nhiều nội dung, tính
chất phức tạp trong thời hạn quy định vẫn chưa giải quyết xong thì đã thực hiện ra
Quyết định gia hạn theo quy định của Luật Thanh tra. Có vụ việc thực hiện các kết
luận, quyết định xử lý tố cáo chưa nghiêm túc nên người tố cáo vẫn tiếp tục tố cáo và tố cáo vượt cấp. Một số người tố cáo vì lợi ích cá nhân nên đã lợi dụng quyền tố cáo
của mình để tố cáo hoặc lôi kéo, xúi dục người khác tố cáo sai sự thật, làm ảnh hưởng đến tình hình, trật tự an toàn trên địa bàn.
Các cơ quan HCNN khi tiếp nhận đơn hoặc nhận được thông tin tố cáo và trong quá trình giải quyết tố cáo đã thực hiện nghiêm túc việc giấu tên và bút tích của người
tố cáo (nếu có yêu cầu); khi người tố cáo phản ánh người bị tố cáo có biểu hiện hoặc có hành vi đe doạ, trù dập, trả thù được chính quyền chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp
luật bảo vệ theo quy định tại Điều 34 đến Điều 40 Luật Tố cáo 2011.
3.3.2.2. Đánh giá hiện trạng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
Kết quả đánh giá hiện trạng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã được thể hiện thông qua
Bảng 3.6 và Bảng 3.7. Kết quả cho thấy, việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của
các phòng, ban, ngành cấp huyện và đội ngũ cán bộ địa chính các xã, thị trấn trên địa
bàn huyện Gio Linh trong những năm qua cơ bản đã có tổ chức bộ máy và được bố trí
cán bộ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách phụ trách, trực tiếp thực hiện công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo, tham mưu cho lãnh đạo huyện giải quyết KNTC nói chung và lĩnh
vực đất đai nói riêng. Đặc biệt là đã thành lập được Ban tiếp công dân trực thuộc
VPUBND huyện đội ngũ làm công tác tiếp dân, tiếp đơn thư tranh chấp, khiếu nại,
kiến nghị, tố cáo của công dân. Do đó việc giải quyết KNTC ngày càng được củng cố và tăng cường, hoạt động đi vào nề nếp phần nào đã giải quyết được một số vấn đề
bức xúc nổi cộm, tồn tại từ nhiều năm qua.
Bảng 3.6. Thực trạng cán bộ tham gia công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai ở cấp huyện năm 2018
Cơ quan Tổng số cán bộ theo biên chế CB chuyên trách TCD, xử lý ĐKNTC Cán bộ tham gia giải quyết KNTC, TCĐĐ Trình độ Chuyên môn Đại học Thạc sỹ QLĐĐ Luật Khác
Văn phòng
UBND huyện 18 5 1 6 0 0 4 2
Phòng Tài nguyên và
Môi trường 5 1 3 3 1 3 0 1
Thanh tra huyện 5 1 2 3 0 0 3 0
Tổng cộng 28 7 6 12 1 3 7 3
Việc giải quyết TCKNTC, được giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường và Thanh tra huyện. Thực trạng đội ngũ cán bộ tham gia công tác giải quyết KNTC,
TCĐĐ ở cấp huyện năm 2018 được thể hiện ở Bảng 3.6.
Bên cạnh các phòng, ban cấp huyện thì Lãnh đạo UBND cấp xã, lực lượng cán
bộ địa chính cấp xã, cán bộ tư pháp cùng các tổ chức đoàn thể ở địa phương như Uỷ
ban Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Hội phụ nữ… cũng là lực lượng tham gia vào việc hoà giải TCĐĐ, giải quyết TC, KNTC, đất đai tại cơ sở, địa phương mình.
Đội ngũ cán bộ tham gia giải quyết TC, KNTC, được đào tạo bài bản, đều có
trình độ đại học và trên đại học, với chuyên ngành chiếm chủ yếu là quản lý đất đai và luật. Theo đánh giá tại các báo cáo, cán bộ, thanh tra viên, chuyên viên các cơ quan thanh tra luôn đoàn kết, nổ lực phấn đấu, khắc phục những khó khăn để thực hiện tốt
nhiệm vụ được giao. Các cán bộ, thanh tra viên trong hệ thống Thanh tra Nhà nước được tham gia học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra. Mỗi năm 01 lần, Tỉnh đã tổ
chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về KNTC nói chung, trình tự, thủ tục,
quy trình tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết KNTC cho các đối tượng là cán bộ,
thanh tra viên các cấp, các ngành, Chủ tịch UBND xã, thị trấn. Đây là yếu tố cơ bản,
thuận lợi, góp phần quan trọng vào kết quả giải quyết KNTC, TCĐĐ.
* Về đội ngũ cán bộ, công chức địa chính chuyên trách lĩnh vực đất đai cấp xã, thị trấn đã được củng cố, kiện toàn về nhiều mặt; phẩm chất chính trị, năng lực quản
lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công việc, nhất là việc nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật, có tinh thần trách nhiệm