3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội
* Về nông, lâm, ngư nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp: Là ngành kinh tế chủ đạo của huyện, góp phần quan
trọng thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định đời
sống nhân dân.
+ Trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu, chiếm đến 64,5% tổng giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp; được chú trọng phát triển theo hướng vừa đa dạng hoá cây trồng,
vừa thâm canh tăng năng suất.
+ Chăn nuôi trong giai đoạn 2014 - 2018 chịu nhiều tác động của dịch bệnh,
thiên tai và giá cả đầu vào tăng cao. Đến nay, đàn gia súc đã được khôi phục, đàn gia cầm phát triển mạnh, đặc biệt là thuỷ cầm.
- Sản xuất lâm nghiệp: Có bước phát triển khá ổn định, tập trung vào công tác
chăm sóc, bảo vệ và trồng rừng; những năm gần đây trồng rừng kinh tế đã trở thành một hướng phát triển kinh tế hàng hoá khá mạnh trên địa bàn, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của ngành lâm nghiệp.
Công tác trồng và chăm sóc rừng được duy trì có hiệu quả, tổng diện tích rừng giai đoạn 2010 - 2017 ước đạt 17.026 ha, trong đó, có 11.752 ha rừng trồng, bình quân hàng năm trồng được 500 ha. Đến nay, tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn huyện đã đạt 38,5% (chưa tính cao su). Vùng rừng nguyên liệu cũng đã hình thành trên địa bàn huyện với diện tích 2.150 ha, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến gỗ trong và ngoài tỉnh.
- Thuỷ sản: Gio Linh có lợi thế nằm giữa hai cửa lệch là Cửa Việt và Cửa Tùng
nên có điều kiện thuận lợi để phát triển đồng bộ cả khai thác, nuôi trồng và dịch vụ
thuỷ sản, là địa bàn khai thác sản lượng thuỷ sản lớn nhất của tỉnh.
+ Về đánh bắt thuỷ hải sản: Là huyện có số lượng tàu và công suất tàu đánh cá
lớn nhiều nhất tỉnh, nên có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề khai thác đánh bắt
thuỷ, hải sản xa và trung bờ.
+ Về nuôi trồng thuỷ sản: Đây cũng là lĩnh vực đã trở thành thế mạnh của
đối tượng: Thuỷ sản nước lợ, nước ngọt; thực sự trở thành nghề sản xuất hàng hoá
đem lại giá trị kinh tế cao. Năm 2017, sản lượng nuôi trồng 834,92 tấn tăng 15,3 tấn so năm 2016. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 661,08 ha (cá 530,61 ha tăng 101,11 ha so năm 2016; tôm 123,97 ha, tương đương năm 2012; cua 3,15 ha).
* Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
- Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Có những chuyển biến tích
cực, đạt mức tăng trưởng khá cao, tạo ra những tiền đề cơ bản cho bước phát triển ở các giai đoạn sau.
Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện năm 2017 tăng không đáng kể so với năm 2016, song quy mô giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2017 tăng gấp 2,9 lần. Các sản phẩm công nghiệp của huyện
chủ yếu là chế biến thuỷ hải sản đông lạnh, đá lạnh phục vụ chế biến thuỷ hải sản, sơ
chế mủ cao su, titan…Các cơ sở sản xuất chủ yếu vẫn là các tổ hộ gia đình, cá thể với
các ngành nghề chế biến hàng lương thực, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa
chữa cơ khí, dịch vụ điện, cưa xẻ, chế biến gỗ, may mặc, khai thác cát sạn…Những năm gần đây ngành điện lạnh, điện máy, điện tử viễn thông có bước phát triển khá.
Các ngành nghề như chế biến nông - lâm - hải sản, may mặc, sản xuất nước đá,
khai thác cát sạn, mộc, cơ khí, sửa chữa tàu thuyền,… tiếp tục được đầu tư phát triển.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 284.037 triệu đồng, tăng
19.511 triệu đồng so 2016; Đến nay, toàn huyện có 750 cơ sở với 1.310 lao động tiểu
thủ công nghiệp.
Nhìn chung, ngành công nghiệp của huyện trong những năm gần đây có bước
phát triển khá, đang từng bước trở thành ngành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
của huyện. Tuy nhiên, quá trình phát triển ngành công nghiệp còn nhiều khó khăn như:
Quy mô sản xuất nhỏ; chưa có các công trình, dự án lớn mang tính đột phá; cơ sở vật
chất và thiết bị lạc hậu; trình độ công nghệ, kỹ thuật chậm đổi mới; chưa có sản phẩm
mũi nhọn và có thương hiệu. Lao động qua đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật lành nghề còn ít. Công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chưa được đầu tư quan tâm đúng mức.
* Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ
Thực hiện Nghị quyết 04 của huyện uỷ về phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch đến năm 2017, hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn khá phát triển, bình
quân tăng trưởng 23% giai đoạn 2015 - 2017, từng bước khai thác tốt hơn các tiềm năng và lợi thế phát triển trên địa bàn huyện, ngày càng đa dạng với nhiều hình thức
và ngành nghề khác nhau, góp phần phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và
đời sống, đồng thời tạo ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ làm tăng thêm giá trị sản
Toàn huyện có 3.433 cơ sở thương mại dịch vụ, giải quyết việc làm cho trên
4.530 lao động, tăng 207 cơ sở, 530 lao động so năm 2016. Tổng giá trị thương mại- dịch vụ 186.602 triệu đồng, tăng 19.022 triệu đồng so 2012; trong đó tổng mức bán lẻ
hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 602.196 triệu đồng, tăng 82.356 triệu đồng so với cùng kỳ.