Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai tại huyện gio linh, tỉnh quảng trị giai đoạn 2014 2018 (Trang 41)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.4. Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu

Dựa trên số liệu phỏng vấn, tiến hành nhập số liệu vào phần mềm excel, sử

dụng các thuật toán để thống kê, phân tích số liệu, tính toán tỷ lệ, so sánh trên cơ sởđó để tiến hành đánh giá và có những đề xuất phù hợp.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Gio Linh là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Trị, có tổng diện tích đất tự

nhiên 47.067,7 ha. Mật độ dân số 190người/km2. Huyện có 21 đơn vị hành chính: 19 xã và 02 thị trấn, trong đó thị trấn Gio Linh là trung tâm huyện lỵ.

Huyện Gio Linh nằm trên tọa độ địa lý từ 16o9 đến 17o vĩ Bắc, 106o đến

107okinh Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Linh.

- Phía Nam giáp huyện Triệu Phong, Cam Lộ và thành phố Đông Hà. - Phía Tây giáp huyện Hướng Hóa và Đakrông.

- Phía Đông giáp biển Đông.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Nét đặc trưng của địa hình Gio Linh là dốc nghiêng từ Tây sang Đông; 67,18%

diện tích lãnh thổ là đồi núi, 26,7% diện tích là đồng bằng và 6,12% diện tích là bãi cát và cồn cát ven biển. Đặc trưng địa hình của huyện đã kiến tạo nên 03 vùng địa lý khá

rõ rệt là: vùng biển, vùng đồng bằng, vùng gò đồi và miền núi.

- Vùng gò đồi và miền núi: Có diện tích tự nhiên khoảng 31.022 ha, chiếm

67,18% diện tích tự nhiên, trong đó: vùng núi có diện tích 20.593,01 ha, phân bố chủ

yếu ở 3 xã phía Tây là Linh Thượng, Vĩnh Trường và Hải Thái, nơi có nhiều đỉnh núi

cao, cao nhất đến 400m so với mực nước biển, đây cũng là khu vực thuận lợi cho phát

triển các loại cây trồng công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm.

- Vùng đồng bằng của huyện có diện tích khoảng 13.106 ha, chiếm 26,7% diện

tích tự nhiên của huyện, được bồi đắp phù sa từ hệ thống sông Bến Hải; sông Hiếu và sông Thạch Hãn đổ ra Cửa Việt; có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ

25 - 30m; đây là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa của huyện.

- Vùng ven biển có diện tích tự nhiên 3.170 ha, chủ yếu là các cồn cát, đụn cát

phân bố dọc ven biển. Địa hình tương đối bằng phẳng với các dải cát thấp lượn sóng

xen kẽ với một số cồn cát dạng đồi thoải. Một số khu vực có địa hình phân bố thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng trong mùa mưa hoặc một số khu vực chỉ là các cồn cát khô hạn, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Gio Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng lại chịu ảnh hưởng của gió Tây - Tây Nam nên tạo thành một tiểu vùng khí hậu khô, nóng. Chế độ

khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô nóng. Nhiệt độ trung bình hàng

năm khoảng 24 - 25oC; nhiệt độ các tháng cao nhất (tháng 5, 6, 7) khoảng 35oC, có

năm lên tới 40oC; tháng thấp nhất (tháng 1, 2) khoảng 18oC, có khi xuống 8 - 9oC; biên

độ nhiệt chênh lệch khá lớn.

Lượng mưa trung bình hàng năm 2.500 - 2.700mm, cao hơn mức trung bình cả nước. Tổng lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11 (chiếm tới 70 - 80%

lượng mưa cả năm.

Huyện chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Tây Nam và gió

mùa Đông Bắc. Gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ 2 - 3m/s, có khi lên tới 7 - 8m/s; gió khô, nóng, bốc hơi gây khô hạn kéo dài.

Gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tốc độ gió đạt 4 - 6m/s,

trong mùa mưa bão có thể lên tới 30 - 40m/s, gió kèm theo mưa lớn gây lũ lụt ngập

nhất có 4 cơn bão, tốc độ gió trong bão 20m/s, có khi lên tới 40m/s. Bão có cường suất

gió mạnh kèm theo mưa lớn kết hợp với nước biển dâng cao gây lũ lụt lớn ảnh hưởng

nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Độ ẩm trung bình 85 - 90% kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau; tháng cao

nhất có khi lên đến 91%. Từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm gió Tây Nam khô nóng nên độ ẩm thường xuyên dưới 50%, có khi xuống tới 30%. Đây cũng chính là một trong

những nguyên nhân làm hao hụt nguồn nước, gây ra tình trạng khô hạn ảnh hưởng đến

sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân [38].

3.1.1.4. Thuỷ văn

Trên địa bàn huyện còn có 3 con sông chính là: sông Bến Hải, sông Hiếu và sông Cánh Hòm đem lại nguồn tài nguyên nước khá lớn.

Sông Bến Hải nằm phía Bắc huyện, có chiều dài 59 km; Sông Hiếu nằm về phía

Nam huyện có chiều dài khoảng 45 km, phần chảy qua địa phận huyện Gio Linh có độ dài trên 8 km. Hai con sông này đều bị nhiễm mặn, do đó, việc sử dụng nguồn nước

mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn.

Sông đào cánh Hòm nằm phía Đông của huyện, chảy qua khu vực canh tác vùng Đông Gio Linh, từ thôn Xuân Hòa xã Trung Hải qua xã Gio Mỹ, xã Gio Thành

đến thôn Mai Xá, xã Gio Mai với chiều dài 23,6 km, chiều rộng trung bình 45m, diện tích lưu vực 143 km2 đã được ngọt hóa. Đây là hệ thống sông quan trọng cung cấp nước tưới cho vùng Đông Gio Linh; thường xuyên được bổ sung từ nguồn nước mưa

tích tụ và nước xả từ các hồ chứa ở Tây Gio Linh.

Ngoài hệ thống sông, còn có một số hồ thuỷ lợi như: Hà Thượng, Kinh Môn,

Trúc Kinh, hệ thống các công trình miền Tây như: hồ Phú Dụng, hồ Hải Tân, hồ Giếng

Tép, hồ Bàu Sen, hồ Thôn 5, hồ Thôn 4... cung cấp một phần đáng kể nguồn nước cho

sản xuất và đời sống của nhân dân.

3.1.1.5. Tài nguyên

Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhưỡng thì trên địa bàn huyện Gio Linh có

19 loại đất và được chia thành 8 nhóm chính, trong đó có một số nhóm đất có giá trị đối với sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân huyện Gio Linh khá dồi dào,

được cung cấp chủ yếu từ 3 hệ thống sông chính và hàng trăm khe suối, hồ chứa,…

phân bố khá đều trên địa bàn huyện cùng với lượng mưa hàng năm lên đến 2.500 mm

sẽ cho tổng trữ lượng nước mặt trên 1,2 tỷ m3/năm như sông Bến Hải, sông đào Cánh

Hòm Ngoài hệ thống sông, còn có một số hồ thuỷ lợi như: Hà Thượng, Kinh Môn,

Trúc Kinh, Hồ Phú Dụng, hồ Hải Tân, hồ Giếng Tép, hồ Bàu Sen, hồ Thôn 5, hồ Thôn

Các kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện khá phong phú, đặc biệt ở vùng cát ven biển (khảo sát của đoàn địa chất 708 cho thấy trữ lượng khai thác cho 1 km2 ở vùng cát có thể đạt 1.000 m3 nước/ngày - đêm), chất lượng nước có thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cư dân trên địa bàn và có khả năng

cung cấp một phần cho sản xuất.

Toàn huyện có 17.025,57 ha đất có rừng trên tổng số 23.515,36 ha đất lâm

nghiệp, chiếm 49,63% diện tích tự nhiên, trong đó: Rừng tự nhiên có diện tích

5.273,33 ha, rừng trồng có diện tích 11.752,24 ha với tổng trữ lượng 3,2 triệu m3.

Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình, toàn bộ rừng tự nhiên của huyện Gio Linh đều là rừng gỗ với 2 kiểu: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở độ cao dưới 400

mét và rừng kín thường xanh á nhiệt đới phân bố ở độ cao trên 400 mét.

Thực vật rừng tự nhiên huyện Gio Linh cũng mang nét đặc trưng của thực vật

rừng Quảng Trị là khá đa dạng về thành phần loài, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế

cao, nguồn gen quý hiếm và là nơi giao lưu giữa nhiều luồng thực vật với các họ tiêu biểu: Họ Dẻ, họ Re, họ Mộc Lan…Động vật rừng cũng khá phong phú và đa dạng với

các loài lớp thú, lớp chim và lớp lưỡng cư bò sát.

Với khoảng 15 km bờ biển và là nơi trú ngụ của nhiều loại hải sản quý: Các loại

tôm hùm, cua, cá hồng, cá mú, cá thu, cá nục, cá ngừ, mực ống, mực nang, đã tạo Gio

Linh một tiềm năng lớn về khai thác đánh bắt thuỷ hải sản, trữ lượng bình quân khai

thác hàng năm lên tới 7.000 - 8.000 tấn. Ở 2 lạch Cửa Tùng và Cửa Việt có hệ thống

bến đậu thuận lợi cho tàu thuyền vào ra cũng như tránh trú bão; đồng thời có điều kiện để phát triển cảng cá và dịch vụ hậu cần cho nghề cá. Đặc biệt, cảng Cửa Việt đang được quan tâm đầu tư sẽ tạo ưu thế trong phát triển kinh tế Gio Linh nói chung và thuỷ

sản nói riêng. Bên cạnh tài nguyên biển, Gio Linh còn có khoảng 2.000 ha mặt nước

hồ, đập có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, như ở vùng Tây Gio Linh, sông Cánh Hòm, sông Hiếu…. Vùng cát ven biển còn có khả năng nuôi tôm trên cát cho hiệu quả cao. Đây là thế mạnh nổi bật có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội của Huyện; là lợi thế để Gio Linh phát triển ngành đánh bắt,

nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản trở thành ngành mũi nhọn trong những năm tới. Trên địa bàn huyện, than bùn phân bố chủ yếu ở các vùng cát sẩm thấp (vùng cất ở Gio Quang) và ven biển có trữ lượng khoảng 40.000 tấn, nhiệt lượng đạt khoảng

2.300 - 3.500 kcal/kg khai thác dùng làm chất đốt và sản xuất phân bón.

Titan phân bố ở vùng cát ven biển Trung Giang, Gio Mỹ có tổng trữ lượng trên 85.000 tấn, Silic cát phân bố ở bờ biển Bắc Cửa Việt, Gio Thành, Gio Mỹ, Trung

Giang, Gio Hải. Loại silic cát có độ hạt mịn 0,1 - 1 mm, thành phần SiO2 > 99% dùng

Các loại khoáng sản khác: Đất sét sản xuất gạch ngói ở vùng Đông Gio Linh; đá ong, đá chẻ được phân bố ở vùng đồi Tây Gio Linh, cát sạn phân bố dọc sông Bến Hải

và các xã Linh Thượng, Vĩnh Trường.

Nhìn chung, Gio Linh là huyện có số lượng chủng loại tài nguyên khoáng sản, trữ lượng không lớn, phân bố tại các vùng khá nhạy cảm về môi trường như khoáng sản Ti

Tan vùng ven biển,… do đó, cần cân nhắc trong các hoạt động khai thác khoáng sản. Trên địa bàn huyện hiện có 2 dân tộc anh em đang sinh sống là Kinh và Vân Kiều. Mỗi dân tộc đều có lịch sử lâu đời và có truyền thống văn hoá phong phú, đặc

sắc, đặc biệt là văn hoá dân gian.

3.1.1.6. Thực trạng môi trường

Gio Linh mang nét đặc trưng của một huyện ven biển vùng Duyên hải Bắc

trung Bộ, là địa bàn có khá nhiều di tích lịch sử, cảnh quan như căn cứ Dốc Miếu, cầu

treo Bến Tắt, Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, Sở chỉ huy Bộ tư lệnh đoàn 559, Di tích Lòi Rú - Bàu Đông, hệ thống thuỷ dẫn cổ Gio An, đình làng Hà Thượng, chùa Bảo Đông và hệ thống 14 giếng cổ ở Gio An, đôi bờ Hiền Lương và 51 di tích cấp tỉnh,…

Trong những năm gần đây, mặc dù đã và đang trên đà phát triển mạnh nhưng vẫn còn nhiều nét tự nhiên, thực tế môi trường chưa có hiện tượng ô nhiễm.

Công tác quản lý môi trường ở địa phương trong những năm gần đây đã được

quan tâm đúng mức. huyện đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra,

giám sát công tác vệ sinh môi trường; giám sát việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường trên

địa bàn. Chỉ đạo thống kê các cơ sở gây ô nhiễm môi trường để có kế hoạch di dời.

Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng dân số và quá trình công nghiệp hoá đã có

hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái:

- Tình trạng ô nhiễm do khói bụi, khí độc và tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải và các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chợ ở một số khu vực vượt mức độ cho phép.

- Môi trường khu dân cư, môi trường nước đang có hiện tượng bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, rác thải, khí thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp… thải ra chưa được xử lý, như khu công nghiệp Quán Ngang,

vấn đề môi trường nổi cộm là nước thải chưa được xử lý đảm bảo đạt yêu cầu, do khu công nghiệp chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung; phần lớn các doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ, nhưng hiệu quả thấp và ý thức chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp còn kém.

- Vấn đề cấp thoát nước, xử lý rác thải… trên địa bàn huyện, đặc biệt ở các khu

Việt) là những vấn đề bức xúc ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường; hệ thống xử lý nước thải hầu như chưa có, phần lớn là các kênh mương thoát nước tự xây của các hộ dân cư đổ thẳng ra các ao hồ hoặc sông, biển.

- Mặt khác trong quá trình sản xuất nông nghiệp đã sử dụng một lượng lớn

thuốc bảo vệ thực vật nên môi trường đất, nước, không khí ít nhiều đã bị ô nhiễm ở

những mức độ khác nhau.

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội

* Về nông, lâm, ngư nghiệp

- Sản xuất nông nghiệp: Là ngành kinh tế chủ đạo của huyện, góp phần quan

trọng thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định đời

sống nhân dân.

+ Trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu, chiếm đến 64,5% tổng giá trị sản xuất

ngành nông nghiệp; được chú trọng phát triển theo hướng vừa đa dạng hoá cây trồng,

vừa thâm canh tăng năng suất.

+ Chăn nuôi trong giai đoạn 2014 - 2018 chịu nhiều tác động của dịch bệnh,

thiên tai và giá cả đầu vào tăng cao. Đến nay, đàn gia súc đã được khôi phục, đàn gia cầm phát triển mạnh, đặc biệt là thuỷ cầm.

- Sản xuất lâm nghiệp: Có bước phát triển khá ổn định, tập trung vào công tác

chăm sóc, bảo vệ và trồng rừng; những năm gần đây trồng rừng kinh tế đã trở thành một hướng phát triển kinh tế hàng hoá khá mạnh trên địa bàn, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của ngành lâm nghiệp.

Công tác trồng và chăm sóc rừng được duy trì có hiệu quả, tổng diện tích rừng giai đoạn 2010 - 2017 ước đạt 17.026 ha, trong đó, có 11.752 ha rừng trồng, bình quân hàng năm trồng được 500 ha. Đến nay, tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn huyện đã đạt 38,5% (chưa tính cao su). Vùng rừng nguyên liệu cũng đã hình thành trên địa bàn huyện với diện tích 2.150 ha, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến gỗ trong và ngoài tỉnh.

- Thuỷ sản: Gio Linh có lợi thế nằm giữa hai cửa lệch là Cửa Việt và Cửa Tùng

nên có điều kiện thuận lợi để phát triển đồng bộ cả khai thác, nuôi trồng và dịch vụ

thuỷ sản, là địa bàn khai thác sản lượng thuỷ sản lớn nhất của tỉnh.

+ Về đánh bắt thuỷ hải sản: Là huyện có số lượng tàu và công suất tàu đánh cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai tại huyện gio linh, tỉnh quảng trị giai đoạn 2014 2018 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)